Green Library - Cùng con yêu sách

BILLY WHISKER – bộ sách được đánh giá cao nhất của nữ văn sĩ Frances Trego Montgomery
Review sách trên kệ

Billy – Bộ Sách đốn tim nhiều độc giả, trong đó có tôi. Bộ sách gồm 4 cuốn được Kẹp Hạt Dẻ đánh số từ 1 tới 4 và ra đời trong hai khoảng thời gian. Tháng 1/2022 với Billy lãng tử (Billy 1), Billy Night và Day (Billy 2), Tháng 5/2022 với Billy Nhỏ (Billy 3), Thời thơ ấu (Billy 4). Lúc đầu tôi cũng khá thắc mắc chuyện một con Dê có thể viết nhiều sách tới vậy và được độc giả đón nhận nồng nhiệt tới thế nhưng khi đọc rồi và tìm hiểu thêm thông tin về bộ sách thực sự tôi cũng bị cuốn hút và đang mong chờ được đọc thêm nữa về Billy.

Đầu tiên, Chúng ta phải nhắc tới với bộ sách này kể câu chuyện về DÊ – dòng sách về những bạn động vật là dòng sách thế mạnh của KẸP HẠT DẺ. Đọc sách Kẹp chắc nhiều bạn nhận định rằng dịch giả VŨ DANH TUẤN có thiên bẩm đặc biệt về ngôn ngữ, hiểu tâm tính của muôn loài và có trải nghiệm địa lý sâu sắc. Lời dịch gần gũi nhưng khắc họa sắc nét những đặc điểm tính cách – tâm lý, đặc điểm về tập tính – sinh trưởng của từng loài, đặc điểm khí hậu địa hình của từng vùng địa lý, đặc tính sinh sống con người mỗi nơi. Hay như bộ sách này là về DÊ và chuyến phiêu lưu xuyên qua các vùng miền – châu lục.
Mặc dù khi đọc sách thì bạn đọc nào cũng biết sách này kể câu chuyện về nhân vật chính là DÊ, nhưng cũng nhiều độc giả nhận ra tác giả đã dùng những chú dê để nói về cuộc sống về gia đình, xã hội con người trong thời ký ấy qua nhãn quan của mình. Bộ sách kể về một cuộc đời đầy biến động cùng những trải nghiệm tự thân và xúc cảm đa dạng của các nhân vật. Bạn đọc sẽ phần nào hiểu về tình hình xã hội, nội tâm con người.
Billy – tên con DÊ – nhân vật chính hiện thân trong cả 4 cuốn sách. Ở Billy chúng ta dễ nhận ra như một đứa trẻ cá tính, thích phiêu lưu, ngỗ ngược…tuy vậy Billy vẫn nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, và qua nhiều câu chuyện phiêu lưu của Billy được kể thì Billy khắc họa nên một nhân vật: Tò mò, Kiên cường, thông minh, trượng nghĩa…Ở cuốn Billy Lãng Tử (Billy 1), ban đầu bạn sẽ bắt gặp ngay một hình ảnh con Dê đẹp, khỏe, vẻ đáng yêu nhưng vô cùng quậy phá, thích khám phá, cực kì ham ăn và ăn tạp, vô cùng nóng nảy…một chú dê thích tự do, vì bạn bè (sau là bạn đời) của nó. Mở đầu cuốn sách là hình ảnh một con dê “hiền lành, thân hình cao lớn, nở nang. Dưới cằm nó là một bộ dâu dài, nom ngồ ngộ. Con dê được gá vào một cái xe kéo màu đỏ rất đẹp”. Bọn trẻ và ông bố trong nhà nghĩ rằng con dê đẹp này sẽ giúp họ trong việc kéo xe, yên phận và ngoan ngoãn như những con dê khác. Thế nhưng “bản chất thật” lại được thể hiện ngay sau đó và trong toàn bộ những cuốn sách còn lại. Ngay đêm hôm đầu tiên về nhà mới Billy quậy tanh bành từ: Kéo chuông cửa khiến người ta mất ngủ, ăn sạch đám rau diếp ở vườn và dọa người chủ nhà tới mức ông ta phải nổ súng. Còn ngay sáng hôm sau khi được móc vào xe kéo thì một loạt truyện không như ý xảy ra: Đầu tiên, Billy ngứa mắt với con chó mà một thằng bé suỵt ra tấn công lũ trẻ, sau đó là hất cả bọn trẻ lẫn rau quả trên xe văng tứ tung xuống đất, rồi cứ như thế Billy kéo cả cỗ xe đã lật nhào lao bổ vào tấn công con chó với cắp sừng nhọn hoắt của nó, nhưng rồi sau chiến thắng nó lại quay về với đống rau củ và nhấm nháp một cách ung dung, khoan khoái như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Và sau sự việc đó chắc ai cũng đoán được diễn biến tiếp theo BILLY bị bán, và ngay lúc này Billy bắt đầu hành trình Khám – Phá của mình. Billy Lãng Tử, 16 chương sách là 16 câu chuyện phiêu lưu của Billy Ly. Tất cả đều hiện lên qua nhãn quan của con người: Billy đẹp, khỏe, con dê hiền lành và con người thì luôn luôn muốn sở hữu hay dùng Billy vào mục đích riêng như: Kéo xe, làm lính cứu hỏa…thế nhưng Billy lại thể hiện bản chất của con dê bất kham muốn tự do và bằng mọi cách nó đạt được tự do nó muốn, dù đôi lúc nó dừng lại vì yêu thương một con người nào đó (nhưng không quá lâu). Qua mỗi chương, qua mỗi hành trình bạn đọc sẽ được thực sự hả hê vì nét tính cách đáng yêu của chú Dê. Nhưng có lẽ cũng không ít bạn đọc nhận thấy ở Billy như nhãn quan của tác giả về việc nhìn một đứa trẻ: Đẹp, thông minh những đầu ngỗ ngược…Ví như một đứa trẻ thì luôn đẹp ít nhất vẻ đẹp khi ai đó nhìn bằng mắt…nhưng nó luôn có những trò nghịch khiến ta nổi khùng …Nhưng đứa trẻ không coi đó là nghịch – phá mà nó nhìn nhận tất cả là Khám – phá thế giới và rồi nó điềm nhiên sau tất cả những vụ phá phách và gây hại cho nhiều người. Đôi khi đứa trẻ cũng chẳng thể hiểu vì sao khi nó nỗ lực làm việc gì đó tốt lại bị người lớn mắng đánh, nhưng khi nó chẳng có ý định làm gì tốt thì lại được khen. Và thực tình một đứa trẻ thì chẳng thích bị tuyên dương. Điều này khắc họa rõ nét ở Billy Lãng Tử (Billy 1) và Thời Thơ Ấu (Billy 4). Khi nó chẳng hiểu vì sao nó cố gắng thoát khỏi đám cháy, cố gắng thoát khỏi mớ vải che mắt nó và lúc ấy nó vô tình mang theo đứa bé được quấn trong tã thoát khỏi đám cháy nó được mọi người tung hô như một anh hùng. Hay như khi Billy cố gắng chiến thắng con Hổ vì tính mạng của nó thì mọi người lại tung hô nó như một anh hùng cứu tất cả mọi người trên côn tàu. Nhưng khi nó cố gắng thì lại bị nhận điều ngược lại, còn lại đa số những sự kiện trong đời Billy nó chỉ là sự cố vô tình: như việc Billy nhìn thấy một con dê trong gương và nó nghĩ một con dê gườm nó nó đã lao tới để húc ngay con dê đó và làm vỡ tấm gương…Hay như nó khát nước nó nhìn thấy người ta uống Soda nó cũng nghĩ soda là nước uống và không ngần ngại uống nó, cuộc ẩu đả của Billy với đa số con người ở sự hiểu lầm từ hai phía…và đương nhiên Billy trong truyện luôn gặp may. Nó may mắn thoát khỏi tất cả các cuộc ẩu đả, các vụ rắc rối…đôi khi do nó thắng, đôi khi thì do nó không muốn tham gia còn đa số là do vô tình nó chạy thoát.
Mẹ Billy hiện lên là một bà mẹ hiền từ, yêu thương con và tin tưởng và luôn khuyến khích con mình. Mẹ Billy xuất hiện ở cuốn Billy – Thời thơ ấu (Billy 4). Khi có tình cảm đặc biệt dành cho chú dê Billy thông minh thì chắc chắn ai cũng sẽ dành tình cảm cho cn dê mẹ này. Ngay đầu truyện ngay khi Billy kể với mẹ nó về khát khao của mình: một không gian khoáng đạt hơn. Ban đầu dê mẹ cũng can ngăn nó: “Con còn nhỏ lắm, Billy – Chưa đủ mạnh mẽ để bước ra thế giới, dù cho con có thể trốn được ra ngoài”. Thế nhưng con dê mẹ này lại sẵn sàng theo và bảo vệ con của mình bằng tất cả kinh nghiệm nó có, khi con dê con thoát chạy. Nó cùng Billy – con của nó chiến đấu với con Lợn Lời, Con Linh Miêu và cả với nhóm người muốn bắt mẹ con nó lại. Con dê mẹ cũng rất quả quyết, một khi rời khỏi trang trại yên bình cùng Billy, nó không muốn quay lại đó nữa, nó quyết định đồng hành cùng con của mình với sự tin tưởng và tình yêu vô điều kiện. Và có lẽ trên hành trình lớn của Billy thật khó hình hung nếu không có con dê mẹ này thì Billy sẽ ra sao. Có lẽ mẹ Billy cũng cho chúng ta những hình ảnh bà mẹ thân thuộc trong đời sống: lo cho con, nhưng vẫn hết sức yêu thương và tin tưởng con vô điều kiện.
Nanny người bạn đời của Billy – một con dê cái ủy mị, nó khắc họa nên nét. Nanny gặp Billy khi chúng được nhốt gần chuồng nhau, Billy hỏi: “Họ đối xử với cậu có tốt không?” với tính cách cam chịu của Nanny có lẽ dù cuộc sống có khó khăn, vùi dập bị đối xử tệ bạc thế nào thì với nó vẫn là “tốt” – cái tốt của sự cam chịu. Nanny như một nhân vật làm nổi bật nét tính cách “hotboy- cá tính – anh hùng” của Billy, và chính Billy đã giải thoát con dê cái và sau đó cùng ns chu du và cùng nhau tạo lập nên một gia đình.
Night và Day – theo xuất thên Night và Day là con của Billy và Nanny. Night là con dê đực màu đen – đẹp nó khỏe mạnh và thích phiêu lưu như bố Billy của nó có có lẽ chính vì vậy mà ở cuốn Billy 3, tác giả đặt tên Billy Nhỏ và có riêng một cuốn sách kể về nó. Day là con dê cái màu trắng em của Night. Ở hai chú dê này thì Night có nét rất giống Billy riêng Day thì có sự cân bằng của bố mẹ (Billy và Nanny). Đôi dê con này cùng nhau phiêu lưu khám phá, tình anh em khăng khít, hai con dê được truyền cảm hứng phiêu lưu từ bố dê Billy của mình, tuy nhiên thay vì khám phá riêng chúng ở Night và Day và cuốn Billy Nhỏ có sự phiêu lưu đồng hành của đôi dê anh-em. Cũng như mô – tuýp truyện của các cuốn trước, tác giả khắc họa những sự kiện mà ở đó những chú dê cần đấu tranh để thoát khỏi kẻ muốn hại mình, hoặc vô tình tham gia vào sự việc phiêu lưu nào đó…nhưng tất cả đều gặp may và một cái kết có hậu.
Bộ sách về Billy được nữ nhà văn Frances Trego Montgomery viết cách đây khoảng 100 năm. Đây là cuốn sách gối đầu giường của tổng thống J.F.Kennedy hồi nhỏ. Theo một thông tin tôi được biết thì khi Kennedy đọc bộ sách này người mẹ ông đã không thích cho lắm. Mà có lẽ cũng đúng thôi, nếu bạn cũng như tôi nhận ra bộ sách này dùng hình ảnh những con DÊ là nhãn quan của tác giả nhìn cuộc sống nhìn những đứa trẻ ĐẶC BIỆT, để kể nên câu chuyện. Khoảng thời gian cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 …những cuốn sách khắc họa nhân vật trẻ em luôn là những đứa trẻ đẹp, nhân hậu có tình yêu thương người, vượt khó luôn được độc giả lựa chọn và ưa chuộng (thậm chí tới cả ngày nay, tôi vẫn thấy nhiều mẹ chọn sách cho con dựa trên tiêu chí trên) thì những tác phẩm đứng về phía “Những đứa trẻ đặc biệt” như Billy, như “Pippy Tất Dài”, “lại thằng nhóc Emil” sẽ khó được nhiều phụ huynh đón nhận. Thế nhưng ngày nay con người ngày càng hiểu và tôn – trọng – sự – khác – biệt ở mỗi đứa trẻ thì những tác phẩm như này lại ngày càng được độc giả đón nhận nồng nhiệt.
Khi đọc 4 cuốn Billy, tôi như được chữa lành sau những căng thẳng của cuộc sống. Billy mang lại tiếng cười sảng khoái cho tôi. Khi đọc Billy tôi nhìn thấy đứa trẻ như chính là đứa trẻ ở con trai tôi với những khám-phá đôi lúc làm tôi “tăng xông” nhưng cũng rất hồn nhiên, yêu thương. Khi đọc Billy tôi thấy hiện nên hình ảnh của nhiều đứa trẻ, những học sinh của tôi mỗi bạn một nét tính cách nhưng tụ lại là những nét đẹp sâu trong tâm hồn. Và khi đọc Billy tôi nhận ra cách tôi nhìn cuộc sống là do nhãn quan của tôi chứ không hẳn do sự việc nó thế để rồi tôi tự nhắc mình rèn luyện nhãn quan yêu thương hơn, bao dung hơn.
Còn với trẻ, tôi xin trích một đoạn mà dịch giả VŨ DANH TUẤN đã chia sẻ: “Trẻ em vốn đã khó chiều, nhưng trẻ em hôm nay càng khó tính hơn thì phải. Nhiều em cự tuyệt dòng văn học cổ điển nặng nề, chán nản với cổ tích, thơ ca, nghi ngờ kiểu hạt giống tâm hồn, thậm chí thờ ơ với những cuốn sách mà người lớn khuyên đọc. Có lẽ cái chúng cần là một người bạn, một người giống mình, chứ không phải những kẻ luôn muốn đi guốc trong bụng chúng. Phải chăng chúng đang cô đơn trong thế giới rộng lớn mà không đủ bao dung thấu cảm với cái Tôi độc lập, khác biệt?”
Và có lẽ chính vì vậy, Billy là bộ sách không tuổi. Trẻ con đọc được, người lớn đọc được, người già đọc được…những đứa trẻ ngoan đọc được và những đứa trẻ phá-cách cũng đọc được. Và nếu có điều ước, tôi ước rằng trong làng sách Việt sẽ có nhiều hơn những tác phẩm như thế này, chắc chắn rằng những người đang làm – đang chia sẻ văn hóa đọc sẽ bớt nhọc công hơn rất nhiều.
Có thể là hình ảnh về sách

341001094_241499201737222_6975183209450634611_n

Review bộ sách DẾ CHESTER VÀ CÁC BẠN

“Thật dễ dàng để yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình quả là rất khó khăn”…

121995237_10222652364914530_3728241313764895972_n

Review David và cây vĩ cầm biết nói

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách đẹp tới tột cùng, một vẻ đẹp hồn hậu, trong veo và thanh khiết nhất. Chắc chắn David…

129862145_2714551872207772_678045430805396291_n

Review JOE SỐ DÁCH

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách để truyền cảm hứng sống: chân thành, chăm chỉ, tự do…mình tin chắc JOE SỐ DÁCH sẽ phù…