Huyền ảo và hiện thực trong kiệt tác “Nghệ nhân và Margarita” của Bulgakov
Mikhail Bulgakov là một trong những nhà văn tài năng và độc đáo nhất của văn học Nga thế kỷ 20. Ông nổi tiếng với…
Chào các bạn!
Mình tên là Thư, mình đã quan tâm tới việc làm thư viện cộng đồng từ năm 2015. Tới nay, mình đã từng mở và quản lí Thư viện tại nhà văn hóa thôn, Thư viện tại quán cà phê, Thư viện tại khu chung cư, Thư viện tại khu phố mình sống, Thư viện tại nhà và kết hợp với Thư viện Quận, Thư viện tại các điểm dạy học. Mình cũng từng tham gia học hỏi từ các dự án như Sách Hóa Nông Thôn Việt Nam, Reading Việt Nam. Team chúng mình cũng tham gia kết nối với nhiều thư viện cộng đồng và tặng sách cho các thư viện cộng đồng trên cả nước.
Tạm mình rút ra được một vài kinh nghiệm mà mình nhận thấy để làm thư viện hiệu quả. Xin chia sẻ cùng bạn.
Đầu tiên, mình xin nhấn mạnh là quan điểm cá nhân mình thì việc đưa một cuốn sách phù hợp tới tay một đối tượng đọc phù hợp dù chỉ trong một thời gian ngắn cũng đã rất đáng quý. Ví như bạn tổ chức một buổi tuyên truyền sách cho nhóm học sinh lớp chẳng hạn. Tuy nhiên để tạo hiệu quả cao và tiết kiệm thì nhiều yếu tố tác động vào
1/ Nhiều sách chưa chắc đã là tốt hơn ít sách
2/ Mở cửa phục vụ hàng tuần chưa chắc đã tốt hơn mở cửa 1 ngày/tuần nhưng đều đặn và tạo thói quen
Và trước khi định thành lập một thư viện, bạn nên trả lời một vài câu hỏi sau:
1/ Bạn phục vụ đối tượng nào: trẻ em, người lớn, thanh niên, người lao động, công nhân…? việc trả lời câu hỏi này sẽ rất quan trọng khi bạn nhắm đúng đối tượng, bạn sẽ có bạn đọc, bạn cũng có thể định hướng đúng sách cần có để phục vụ => tránh lãng phí.
2/ Bạn định đặt tủ sách ở đâu (nhà, công viên, trường học, nhà văn hóa, phòng cộng đồng…). Điểm này có thuận lợi hay khó khăn gì đối với bạn đọc về việc tham gia hay đi lại? Diện tích không gian bao nhiêu? Với không gian đó bạn định phục vụ đọc tại chỗ hay cho mượn về (nếu cho mượn về hãy suy nghĩ tới hình thức quản lí sâu hơn).
3/ Bạn định phục vụ trong thời gian nào, mở cửa như thế nào? (1 buổi/tuần; 1 ngày/tuần…)
4/ Thủ thư là ai? Họ có đọc sách không? Họ có yêu sách không? họ làm nghề gì? họ có thể duy trì phòng đọc ra sao? có cộng tác viên tham gia hay không?
5/ Kinh phí: Kệ & Sách, người đồng hành – hỗ trợ
6/ Truyền thông:
7/ Khuyến đọc: Trả lời bạn đã nghĩ tới phương án khuyến đọc nào? Tùy theo đối tượng mà thường có cách khuyến đọc khác nhau nhưng chung quy lại thì thường có là
8/ Tâm lí: Hãy chuẩn bị một tâm lí vững vàng
Kinh nghiệm cá nhân mình: Để tổ chức một thư viện cộng đồng hiệu quả có tính tiết kiệm mà dễ áp dụng mình hay chọn địa điểm sinh hoạt cộng đồng (nhà văn hóa, phòng cộng đồng, thư viện…). Ban đầu cần kệ và sách nhưng không cần quá nhiều khoảng 200 cuốn phù hợp tâm lí, lứa tuổi và đa dạng chủ đề. Bạn có thể mở cửa một ngày thậm chí 1 buổi/tuần một cách đều đặng. Hôm ấy, bạn có thể tạo một buổi đọc sách hoặc trao đổi nhỏ về cuốn sách đã đọc, trả và mượn sách (ghi sổ); có thể tổ chức cuộc thi như đố vui nhận quà theo quý chẳng hạn để giữ lửa độc giả. Song song với việc duy trì bạn nên có các hình thức khuyến đọc và bổ sung sách phù hợp.
Hình ảnh của mình cùng một số hoạt động:
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết