Review bộ sách DẾ CHESTER VÀ CÁC BẠN
“Thật dễ dàng để yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình quả là rất khó khăn”…
Mục lục
Nelle Harper Lee (1926 – 2016), thường được biết tới với tên Harper Lee, là một nữ nhà văn người Mỹ. Bà được biết tới nhiều nhất qua tiểu thuyết đầu tay Giết con chim nhại (To Kill a Mockingbird). Ngày 5 tháng 11 năm 2007, Harper Lee đã được tổng thống George W. Bush trao Huân chương Tự do Tổng thống Hoa Kỳ (Presidential Medal of Freedom), huân chương cao quý nhất dành cho công dân Hoa Kỳ, vì những đóng góp của bà cho văn học Mỹ.
Báo chí nói về Harper Lee
“Ngay từ những trang đầu, tớ đã rất thích giọng kể chuyện trong cuốn này. Cảm giác mọi thứ rất bình dị, giản đơn nhưng thực sự lại đem đến những ý nghĩa rất sâu sắc cho người đọc.
Có những đoạn truyện rất xúc động, giọng kể ngây thơ nhưng lại mang sự thẳng thắn của trẻ con, những suy nghĩ chưa qua mài dũa, chưa bị những mảng tối của cuộc đời tác động, đã khiến cho từng câu văn trở nên vô cùng cuốn hút.”
“Nếu các mẹ từng xiêu lòng với mấy anh chàng đa tài (lẻ) thì chắc sẽ bồ kết Giết con chim nhại. Ôi thôi, không hiểu mình liên hệ kiểu gì trong phép so sánh trên nhưng đó quả thiệt là một trong những liên tưởng sau khi kết thúc thử thách thứ hai của Nhã Nam. Mình thuộc mệnh đề nếu nhưng xin đứng ngoài mệnh đề thì.
Cuốn này hay chứ? Hay. Thích không? Thích. Nên giới thiệu với bạn bè hở? Nên. Nhưng sau tất cả là một cơn chướng bụng bởi chính những giá trị nhân văn đầy ắp khắp các trang sách.
Harper Lee gửi gắm vào đây (1) Jem và Scout nhận biết được mỗi người đều có hai mặt tốt xấu, đó là ông Boo Radley, bà Dubose, bác Alexanhdra; (2) Atticus hiểu nhân chi sơ tính bản thiện nên luôn dành sự cảm thông và tình thương mến với Boo Radley hay Tom Robinson; (3) Atticus tôn trọng mỗi một con người với những quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau; (4) Atticus dạy dỗ con cái kiểu-rất-ông-bố là lời ít ý nhiều, nói ít làm nhiều về tính thiện, về công bằng, về lễ phép…; (5) phương pháp giáo dục cứng nhắc với giáo viên mâu thuẫn giữa bài giảng và lập trường; (6) Jem và Scout nhận ra xã hội còn phân chia giai cấp da trắng da màu, có học và vô học; (7) Scout vẫy vùng để sống trong môi trường đặc sệt tư tưởng trọng nam khinh nữ; (8) con chim nhại là biểu tượng ẩn dụ của sự trong sạch và lương thiện, bắn Tom Robinson chính là giết con chim nhại, giam Boo Radley trong ngôi nhà của ông chính là giết con chim nhại và còn nhiều nữa những con chim nhại cũng như những vụ giết con chim nhại khác trong lòng mỗi bạn đọc.
Văn chương có bao nhiêu sứ mệnh đối với đời sống thì Giết con chim nhại đã giắt vào mình phần lớn các mũi tên cả rồi, chưa kể tấm lưới lớn tuy thưa mà khó lọt vào những năm năm mươi ở miền Nam nước Mỹ – nạn phân biệt chủng tộc. Chính công việc cửu vạn các vấn nạn nhân loại là điểm trừ cho tiểu thuyết đầu tay của Harper Lee trong mình.
Song le cuốn sách cho mình một sự yêu thích như từ bất cứ tác phẩm nào có đề cập đến tình mẫu tử thiêng liêng.
Cách đây chưa lâu, mình gặp được một bà mẹ tuyệt vời trong Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary. Giờ đây, tại đây, mình lại gặp được một ông bố tuyệt vời. Nếu mẹ của Romain đã làm hết thảy những gì có thể để nuôi dạy con trai thì bố của Jem và Scout lại gần như ngồi không nhưng chính ông đã là tất cả những bài học chúng cần được dạy bảo.
Mình hân hạnh tự nhận là phiên bản lai giữa mẹ Romain và bố Scout, kiểu vận dụng toàn bộ nội ngoại lực để nuôi nấng con cái rồi nếu trúng tào lao thì điểm huyệt chỗ đó dời sang mục tiêu kế tiếp của mẹ Romain nhưng vẫn thèm khát và không ngừng dòm ngó đặng chôm chỉa bí quyết dạy con với một ánh mắt nói lên tất cả của bố Scout. Thế, mình từng gặp ít nhiều khó khăn với đứa con đầu lòng cho đến khi nhận chân được bí quyết: Muốn dạy con cái điều gì, chính bạn cần phải làm gương trước.
Atticus là điển hình của cách dạy con rất Mỹ này. Ông bận bịu suốt ngày với công việc luật sư và hầu như không có thời gian cho hai đứa con láu lỉnh. Vậy mà Jem và Scout vẫn là những đứa trẻ không thể ngoan hơn. Atticus bảo với Jem rằng can đảm “là khi con biết con sẽ thất bại trước khi con bắt đầu nhưng dù vậy con vẫn bắt đầu và con theo đuổi nó tới cùng dù có chuyện gì xảy ra” rồi bỏ thằng bé với những suy tư bên bông hoa trà trắng của bà Dubose. Ông không giải thích gì hơn, không dẫn dắt Jem nên bắt đầu cái gì đến bao lâu trong bất cứ trường hợp cụ thể khả dĩ nào của cuộc đời trước mắt. Ông chỉ ở đó, bên cạnh cậu cùng em gái, làm công việc của ông: Bắt đầu, theo đuổi và không từ bỏ “vụ án chết” Tom Robinson.
Dù biết gã da trắng Bob Ewell sẽ được quan tòa tin tưởng hơn anh da đen Tom Robinson, Atticus vẫn chọn cách bảo vệ chính nghĩa bất chấp chuyện gì sẽ xảy ra: Bob sẽ thắng phiên tòa tại hạt Maycomb (?) nhưng chưa chắc gã sẽ thắng tại tòa án cấp cao (?) hay quan trọng hơn là tòa án lương tâm của người dân hạt Maycomb (?) và hàng triệu độc giả.
Chính lòng can đảm này của Atticus mới đánh vào tâm trí Jem mạnh mẽ hơn cả.
Jem đã nhận ra lý tưởng tốt đẹp của lòng can đảm không phải là theo đuổi tới cùng mà là theo đuổi tới cùng vì cái gì để không can đảm lệch lạc với những theo đuổi mù quáng.
Ông Atticus đã dạy các con lòng can đảm như thế theo cách như thế.
Mình không nghĩ đến có lúc sẽ rơi vào trường hợp nào đó tương tự Atticus nhưng mình cũng như các bà mẹ khác lại có những hoàn cảnh sẽ cần phải dạy các con can đảm theo đuổi lý tưởng của chúng mình: như hãy chơi nhiều học ít, hãy học thực hành nhiều hơn học lý thuyết chẳng hạn – một nan đề của giáo dục Việt Nam ngày nay.
Hãy can đảm theo cách của bạn!
Như mình can đảm lùi một sao cho Giết con chim nhại trước dàn năm sao chiếm hơn phân nửa tỷ lệ bảng xếp hạng.”
Chim Cụt – Goodreads
“Tại sao tên của cuốn sách là Giết con chim nhại, thì trong một hai lần ít ỏi được nhắc đến chắc cũng đã nói rõ:” Mấy con chim nhại chẳng làm gì ngoài đem tiếng hót đến cho ta thưởng thức. Chúng không phá hoại vườn tược của con người, không làm tổ trên bẹ ngô, chúng không làm gì khác ngoài hót bằng cả trái tim cho chúng ta nghe. Điều đó lý giải vì sao giết con chim nhại là tội lỗi”. Những người da màu có lẽ được ví như loài chim này, họ là con người bình thường, họ làm việc, họ cư xử với nhau, họ yêu thương lẫn nhau qua các cuộc cầu nguyện tại nhà thờ First Purchase vào mỗi buổi sáng Chủ nhật. Tom Robinson – một người da màu, cũng đã giúp đỡ Mayella vào buổi chiều mỗi ngày mà không cần cô ta đáp trả cho bất cứ thứ gì, anh ấy giúp cô ta bằng cả tấm lòng. Tội lỗi gây ra cho Tom đã khiến cho gia đình Ewell trả giá bằng cái chết của Bob Ewell.
Bố Atticus là phần công lý, chính nghĩa của cuốn sách này. Đối với ông, không phân biệt màu da, không phân biệt ai với ai, ông đối với mọi người bằng lý trí, bằng lẽ phải của riêng ông. Cách ông nuôi con cũng khác với người khác, nhưng ông đã thành công khiến hai đứa trẻ có suy nghĩ như một người chính trực. Hai đứa trẻ là tất cả những gì ông có. Scout – đứa con gái nhỏ của Atticus – cũng là người dẫn dắt cả cuốn sách, cách suy nghĩ, cách nói chuyện của cô bé chỉ 8, 9 tuổi không khác gì một người trưởng thành pha lẫn với nét tinh ngịch, cứng đầu của lứa tuổi đã trở thành một nhân vật ‘ con nít’ đặc biệt nhất mà tôi từng biết. Jem – anh trai Scout cũng giống như em gái vậy.
Cuốn sách này là cuốn sách hay kinh điển nổi tiếng, nhưng với tôi Giết con chim nhại là một cuốn sách bình thường, nội dung bình thường, không khiến tôi phải ” Wow” lên hay tung hô nó. Tình tiết trong câu chuyện cứ ngang ngang, đều đều, cú twist cuối cùng cũng tạm ổn thôi. Nhưng vẫn là cuốn sách đáng đọc trong nhưng ngày rảnh rỗi.”
Tâm Như – Goodreads
“Nói chung là cảm thấy sợ mấy cuốn kinh điển rồi đấy. Đọc xong muốn viết cảm nhận lắm, nhưng phần thay lời bạc của dịch giả ở cuối sách đã làm mình không dám viết gì thêm vì nó đã quá trọn vẹn và đầy đủ cho tác phẩm này. Mình có một lời khuyên là ai đang cầm cuốn này trên tay và phân vân có nên rước em ấy về nhà hay không, thì lật ngay ra những trang cuối cùng của cuốn sách và đọc phần “Một thế giới nhân bản hơn cho trẻ em” để cảm nhận. Ban đầu cứ ngỡ con chim nhại là tên gọi đặc trưng của một loài chim, hóa ra đọc xong mới phát hiện là không phải như mình đã nghĩ. Haha.”
Justin Sâm (Huy) – Goodreads
“Mình không quan tâm nhiều lắm đến chủ đề phân biệt chủng tộc của sách. Chỉ biết sau khi đọc xong đây là một trong những quyển sách mình yêu thích nhất. Truyện đã xây dựng những nhân vật mà ai cũng yêu quý cùng nội dung nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, thơ ngây nhưng kịch tính mà mình biết là sẽ khắc sâu trong tâm trí mình từ lúc khép quyển sách lại cho đến mãi sau này.”
Minh Nhân Nguyên – Goodreads
“Phải gọi là rất may mắn khi được đọc quyển này, hay bá cháy qua lời kể của cô bé Scout rất ư dễ thương và lanh chanh. Mục đích chính của cuốn sách này là giáo dục tư duy và đạo đức con người nên nội dung cũng đơn giản thôi, chậm rãi và cũng không có gì kịch tính cả ( cái này có thể không được lòng nhiều người ). Mình đánh giá rất cao nhiều câu thoại trong tác phẩm, đặc biệt của bố Atticus. Chương trong toà án khi Atticus nổ lực để cứu Tom và Chương cuối khi cảnh sát trưởng nêu quan điểm về Arthur đã thể hiện rất rõ tính nhân văn vô cùng sâu sắc của tp, và theo mình 2 phần này xứng đáng được vô SGK cùng nhan đề “Giết Con Chim Nhại” – 1 hình ảnh ẩn dụ xuất sắc khác.
“Con biết con sẽ thất bại trước khi con bắt đầu nhưng dù vậy con vẫn bắt đầu và con theo đuổi nó tới cùng dù có chuyện gì xảy ra” – Atticus – định nghĩa về lòng can đảm.”
Nguyên Huy – Goodreads
Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee
““Hãy đi đặt người canh gác” là quyển tiểu thuyết có số phận thật kỳ lạ. Được viết trước nhưng không phải là prequel của Giết con chim nhại, mà lại là sequel, và từ một bản thảo bị từ chối, chuyển mình thành tác phẩm kinh điển đưa tác giả của nó lên đỉnh cao sự nghiệp mà không cần xuất bản thêm bất kỳ một quyển sách nào khác.”
Sơn Lương – Goodreads
“Harper Lee đã được bạn đọc trên toàn cầu, những người đấu tranh cho giải phóng loài người, cho sự phân biệt chủng tộc, đối xử bất bình đẳng với người da màu, biết đến qua Giết con chim nhại. Người ta tưởng rằng cả đời bà chỉ viết một tác phẩm nhưng thật may mắn cho chúng ta với sự tồn tại của Hãy đi đặt người canh gác.
Tác phẩm lấy bối cảnh sau khi Jean Louise hay Scout đã 26 tuổi. Cô về thăm Maycom và gaẹp người bạn đời Hank. Ở đây cô ngỡ ngàng khi cha cô Atticus, vị anh hùng thuở bé dường như đã đổi màu niềm tin đã đi ngược lại với những gì mà ông từng đấu tranh dù biết sẽ thất bại, cô không còn nhânn ra bạn bè, phải quấy, đúng sai, Công lý là Công lý hay chẳng?
Scout nhớ lại những kí ức thuở bé với Dill và Jem, nhớ những kỉ niệm khó đỡ ở trường học và sự chán ghét của cô với Toán, sự ngờ nghệch của cô khi biết mình lần đầu có……và khiến người đọc bật cười với sự lo lắng của cô khi nhận thấy việc hôn của người khác sẽ có thai và cách cô tình ngày và chuẩn bị tự tử thật đáng thương.
Scout bắt đầu đi tìm sự thật, cô gặp Cal, bà giúp việc nhà đã góp phần hình thành nhân cách của cô, có vẻ như có sự khác lạ ở đây, người da màu trở nên lạnh lẽo, rợn người, cô đến một hội đồng và bất ngờ khi thấy bố mình và Habm gọi người da đen là “mọi” và đối đầu với họ. Jean Louise như muốn ói cô thấy ghê tởm với việc những người đã từbg sống cho sự nghiệp giải phóng dân tộc giờ lại đi ngược lại điều mình cho là đúng.
Scout luôn tôn trọng bố mình và luôn biết rằng những việc ông làm đều có mục đích như Scout không ngờ…..
Scout gặp bác sĩ Finch và hỏi ra lẽ nhưng sự ậm ừ ở đây khiến cô bực tức và trống rỗng. Cô cãi nhau với Hank và dùng nhữbg tùe cay nghiệt với bố cô_ Atticus.
Sau cùng cô đã lầm mọi người đều đấu tranh cho lý tưởng của mình nhưng hộ cần che dấu điều đó với vỏ bọc tưởng là xấu xa, họ phải vào trong hanv cọp mới bắt được cọp con.
Một xã hội nên được vận hành bởi những người biết vận hành chúng và được điều khiển bkẻi những người có khả năng điều khiển.
Một lần nữa Harper_Lee đề ra vấn đề của nhân loại một cách sắc sảo, để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm
Những tư tưởng xuyên suốt tác phẩm được bà đề cập như
“Quyền bình đẳng cho mọi người, không có đặc quyền cho bất kỳ ai”
“Cô lấy làm tiếc cho những người ở lứa tuổi như cô luôn cự cãi cha mẹ vì không cho họ điều này hay tước mất của họ cái kia. Cô lấy làm tiếc cho các bà trung niê n chỉ khám ra sau nhiều phân tích, rằng vị trí niềm băn khoăn của họ ở chính trong họ…. ”
” Người da trắng dù ở hoàn cảnh nào, cử xử tồi tệ với người da đen đều là rác rưởi”
Tư tưởng chống phân biệt chủng tộc vượt thời đại, những bài học gia đình, đối nhân xử thế được Harper_Lee đan xen hoàn hảo.
Cảm ơn bà với Giết con chim nhại và hãy đi đặt người canh gác. Ở trên thiên đường bà hãy nở cười vì Scout đã trưởng thành cũng như người đọc luôn nhớ về bà như cây bút vĩ đại cho đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.
Cảm ơn bà.”
Tran Gia – Goodreads
“Cuốn sách ko hề bớt hay hơn ” giết con chim nhại”, có thể vì tác giả ko hề sáng tác, bà kể chuyện. ” Trích dẫn: “bố cô nói người ta phải mất năm năm để tìm hiểu luật sau khi tốt nghiệp trường luật: phải thực hành tiết kiệm trong hai năm, học thủ tục biện hộ Alabama trong hai năm, đọc lại Kinh Thánh và Shakespeare trong năm thứ năm…”
Một ngày Jean-Louis lớn, những bức tường thành lúc bé không còn ngút mắt, lời của bố không còn là Thánh Kinh, suy nghĩ của bố không còn là trời biển, Scout muốn đạp đổ và Scout có thể đạp đổ, Scout hăng hái đạp đổ và phát hiện ra tại sao ông già lại làm vậy, cùng lý do như cách ông già tham gia vụ kiện ở cuốn ” giết con chim nhại” – làm những thứ cần phải làm mà biết rằng nó chỉ là 1 phần của một kết quả to lớn hơn lâu dài, công lý/ văn minh không hề là 1 thứ có được sau 1 đêm, cẩn trọng với layers of truth. Mối quan hệ của Scout với người bạn ấu thơ ít nhiều giống Daisy và Gasby, trong cuốn này cô và anh dẫu học thức ngang bằng nhưng xuất phát điểm gia đình đã thả cho họ những mảnh đất không bằng nhau để vẫy vùng, làm nên 1 hố ngăn cách không bù đắp được.”
Chu Ngọc – Goodreads
“Không biết từ đâu nhưng tôi có một ý niệm mơ hồ rằng những người đã đọc Giết con chim nhại không thích quyển sách này và giờ tôi nghĩ rằng tôi đã nhầm khi tự mặc định như vậy.
Hãy đi đặt người canh gác đặt ra những vấn đề phức tạp và khó hiểu hơn nhiều so với những bài học đơn thuần về cách làm người mà Atticus đã dạy cho Scout lúc còn bé. Với nội dung cơ bản vẫn là về nạn phân biệt chủng tộc nhưng vấn đề tác giả đặt ra đã không còn đơn thuần là bài trừ nữa mà về cuộc chiến đòi quyền bình đẳng cho người da màu khi mà niềm tin của Jean Louise vào tượng đài công lý là bố cô bị lung lay dữ dội. Câu truyện có không ít những đoạn mà Harper Lee đặt ra những vấn đề về Tòa án tối cao, Hiến pháp và Tái chiến,.. gây một ít khó hiểu cho một người không biết gì và quá lười để tìm hiểu như tôi. Vậy nên tôi chắc chắn không thể hiểu được trọn vẹn những ý niệm mà tác giả muốn truyền tải.
Sau tất cả, Atticus vẫn là con người đáng kính, đáng tôn trọng mà tôi từng biết.
“Hoàn đảo của mỗi người, kẻ canh gác của mỗi người, là lương tâm của họ.”
P/s: Tôi thực sự thích giọng văn cũng như là cách miêu tả và dẫn dắt của tác giả. Hơn nữa được gặp lại Scout và Atticus như gặp lại người thân quen cũ, một cảm giác thân thuộc dù rằng bối cảnh câu truyện có thay đổi.
P/s2: Không biết có phải do dịch giả không nhưng có những câu thực sự khá tối nghĩa và khó hiểu.”
Tăng Yên – Goodreads
“Vậy là một lần nữa, Harper Lee soi sáng lòng tôi. Bà đưa ra những tình huống chân thật hết sức, cứ như bà đang sống ở ngay bên cạnh tôi vậy. Để rồi sau đó dẫn lối, từ tốn giúp tôi gỡ rối tơ lòng qua những màn đối thoại có khi quyết liệt, có khi lại nhẹ nhàng sâu sắc của Scout với chú Jack.
Đọc sách xong tôi thấy mình bớt bơ vơ hơn trong cái thế giới-buộc-phải-trưởng-thành này. Tôi thông cảm với Scout và nhìn thấy mình trong cô, lạc lối, trơ trọi với những thay đổi bất ngờ của cuộc sống vốn dĩ đã quá quen thuộc, của những người từ lâu đã là một phần của tâm hồn. Tôi thấy mình trong sự phản kháng mạnh mẽ của Scout trước sự phủ phàng, bẽ bàng và tàn nhẫn của những đổi thay này. Ai lại không nổi điên lên và phát bệnh khi niềm tin của mình bị sụp đổ cơ chứ?! Vậy đó, nhưng sự đổ vỡ không phải là kết cục cuối cùng. Sau tất cả, vẫn có người dắt những-tâm-hồn-lạc-lối này tìm thấy đường đi, dù đó hông phải là đường về. Họ chỉ xác định được phương hướng phải đi, và chấp nhận nó thay vì bỏ chạy. Thế giới người lớn chính xác là như vậy, hổng phải sao? Cũng may là quyển sách kể chuyện nỗi buồn nhưng không thiếu mấy chi tiết hài hước dí dỏm, nói chuyện người lớn nhưng vẫn có bóng dáng trẻ con thơ ngây nên đọc chẳng chán tí nào.
Dù có cái kết mở, chỉ có lối đi chứ hông có đích đến, nhưng vẫn cảm ơn Harper Lee biết là bao! Cám ơn bà đã dùng bút mà tặng đời những điều đẹp đẽ thuần khiết đến như vậy.”
Bibi – Goodreads
Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee
Trà My