Huyền ảo và hiện thực trong kiệt tác “Nghệ nhân và Margarita” của Bulgakov
Mikhail Bulgakov là một trong những nhà văn tài năng và độc đáo nhất của văn học Nga thế kỷ 20. Ông nổi tiếng với…
Michael J. Sandel (sinh 1953) là giáo sư ngành triết học chính trị tại Đại học Harvard, nổi tiếng với môn Công lý vì thu hút số sinh viên kỷ lục, hơn 10.000 người học trong hai thập niên, 1.115 sinh viên chỉ riêng trong học kỳ hai năm 2007. Là thành viên trong ủy ban đạo đức sinh học của tổng thống Bush, Sandel cũng thường xuất hiện trên truyền thông về các vấn đề đạo đức, mà theo ông cũng chính là chính trị.
Báo chí về Michael Sandel
Liên hệ tác giả
Mục lục
“Khi đọc Phải, trái, đúng sai nhất định cậu cần có bút và sổ bên cạnh, à, nếu có nhiều thời gian đọc liền mạch thì càng tuyệt. Lần đầu tớ đọc được tầm mấy chục trang, ấn tượng là chẳng hiểu gì hết. Và dừng lại. Lần hai đọc tớ gạch trực tiếp vào sách (một việc tớ hạn chế làm, trừ giáo trình và đề cương). Về sau thấy gạch vào sách vẫn chưa đủ, thế là tớ lôi sổ để ghi. Bởi sao tớ lại nói cần sổ và bút? Cuốn này (với tớ) có rất nhiều thông tin mới, nếu không ghi lại, tớ biết mình sẽ không theo dõi được toàn bộ những lập luận mà tác giả xây dựng hay phân tích. Một điều tớ rất rất thích ở Phải, trái, đúng, sai: khi đọc liền mạch, cậu có thể nhận thấy sự phản biện cũng như móc nối, liên kết về thông tin mà tác giả đưa ra. Nhưng cũng chính từ những sự liên kết chặt chẽ đó, cậu đặt ra được những câu hỏi để hiểu sâu hơn và cũng khiến việc đọc trở lên thú vị hơn. Khi gấp cuốn sách này lại, tớ biết mình sẽ còn trở lại đọc nhiều lần nữa, về những gì được viết ở đây: về đạo đức, tự do hay phúc lợi, về thuyết vị lợi, về việc kết nối công lý với tự do hay trong phân phối cạnh tranh cùng nhiều những điều nữa. . Với tớ, Phải, trái, đúng, sai không dễ đọc nhưng lại rất khó dứt. Tớ ít khi nhắc tới việc cho sao trên insta, nhưng riêng với cuốn này là 5/5 luôn.”
Thúy – Fahasha
“Cảm tưởng như đang đọc giáo trình mấy môn biện luận triết học, phương pháp luận hồi học thạc sĩ mà may quá, chỉ đọc thôi ko phải làm test cuối môn =)) Tác giả là giáo sư đại học Harvard chuyên chủ đề triết học chính trị Mỹ nên cũng khó tránh đc cái sự hàn lâm. Sách tràn ngập các ví dụ hóc búa và gây tranh cãi lớn về đạo đức và tư tưởng, công bằng mà nói là đọc rất hấp dẫn và căng não. Cơ mà thường xuyên có cảm giác là đang gật gù đồng tình với 1 quan điểm này thì ngay lập tức sau đó, tác giả lại lôi ý kiến của 1 ông khác ra đập lại quan điểm kia, khiến mình chả hiểu mô tê gì, thế rốt cuộc là ntn. Tác giả hầu như ko thể hiện ý kiến cá nhân trừ trong 1 vài trang cuối cùng của cuốn sách, còn lại cứ như ông để mặc cho các triết gia kia sống dậy tranh luận ỏm tỏi về các vấn đề có thật của thời đại này. Nghe các bác cãi nhau 1 hồi tự thấy tốt nhất là chả nên tranh luận làm gì, vì ai cũng có cái lí của ng đấy :v Kết luận lại là sách khó đọc và khó hiểu, đọc xong cho em thi chắc rớt! Trích đoạn tư tưởng của Robert F. Kennedy: “Ng Mỹ đã trao mình cho ‘sự tích tụ đơn thuần vật chất’. Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) của chúng ta bây h là hơn 800 tỷ đô la 1 năm. Nhưng GNP tính cả ô nhiễm ko khí và quảng cáo thuốc lá. GNP tính cả bom napalm, số lượng đầu đạn hạt nhân và xe thiết giáp mà cảnh sát dùng để chống bạo loạn trong các thành phố của chúng ta. GNP tính đến các chương trình truyền hình tôn vinh bạo lực để bán đồ chơi cho con trẻ. Tuy nhiên GNP ko tính đến sức khoẻ của con em chúng ta, chất lượng giáo dục hay niềm vui của chúng. GNP ko bao gồm vẻ đẹp của thơ ca hoặc sự vững bền của hôn nhân, trí tuệ trong các cuộc tranh cãi trc công luận hoặc tính liêm chính của các viên chức nhà nc. GNP cũng chẳng đo sự hài hước hay lòng nhiệt tình hay sự can đảm của chúng ta. Cũng ko phải sự khôn ngoan, khả năng học tập, lòng nhân ái và sự cống hiến cho tổ quốc của chúng ta. Tóm lại GNP bao gồm tất cả mọi thứ, ngoại trừ những thứ làm cho cuộc sống của chúng ta đáng giá.”
Khánh Vy – Fahasha
“Một cuốn sách không hề dễ đọc vì bàn về những vấn đề gây tranh cãi nhất hiện nay. Điều thú vị nhất tôi rút ra được từ cuốn này là CÁCH NGHĨ, CÁCH TRANH LUẬN về một vấn đề. Làm sao không ba phải, không trung lập, quan điểm mình dựa trên cơ sở nào, nguyên tắc, học thuyết nào để lập luận cho sắc bén!
Những tranh “cãi” xoay quanh những tình huống rất đời thường, và mình sẽ review lại những câu chuyện được đưa ra bàn luận trong sách. Hy vọng rằng khi dựa lại những câu chuyện này, ta gợi lại được những suy nghĩ, lập luận riêng của mình. Có những câu chuyện mình ghi lại dưới cách hành văn của mình, song vẫn giữ được cái ý cốt lõi của nó
(1) Sau trận mưa to ở SG, đường ngập lụt. Mấy ông sửa BU-GI cho xe máy hét giá 100k. Sửa không thì tùy! Vậy hành động của ông sửa xe đó là đúng hay sai?
(2) Huân chương chiến đấu anh dũng trao cho ai, giả sử chỉ một trong hai? Một chiến binh thương quên mình chiến đấu thương tật 60% cơ thể, còn một chiến binh bị ám ảnh bom đạn trên chiến trường không đêm nào ngủ thẳng giấc được?
(3) Trong khủng hoảng kinh tế 2008, gói cứu trợ 700 tỷ của chính phủ có nên được bơm vào các công ty, tập đoàn lớn? Đó là tiền thuế của dân, mà công ty làm ăn thất bại vậy mà lấy tiền dân cứu trợ những người đó? Nên hay không?
(4) Bạn đang là bác tài xe buýt mất phanh, nếu chạy thẳng đâm chết 5 người, nếu tấp vào lề tông vào 1 nhà dân giả sử sẽ làm chết 1 người, bạn sẽ làm gì?
(5) Ba binh lĩnh đang săn lùng Biladen trên một đỉnh núi của quân Biladen, thì gặp 2 anh chăn cừu cùng 1 đàn cừu đi ngang không có vũ trang? Vậy có nên bắn chết hay không? Nếu không bắn chết, có thể họ gián điệp lại cho quân Binladen sẽ truy sát lại?
(6) Có nên đồng ý hôn nhân đồng tính hay không?
(7) Có nên cộng điểm ưu tiên khi thi đại học?
(8) Người dân Mỹ thời nay có nên xin lỗi người dân Việt Nam không, vì thời chiến ông cha xưa của người Mỹ đã lầm lỗi với Việt Nam?
(9) Có được phép bán thận cứu người không?
(10) Có được phép nạo phá thai không?
(11) Có nên cấm hành nghề gái mại dâm?
(12) Có lên lấy tiền của người giàu chia bớt cho người nghèo?
(13) Trên một con tàu có 3 người + 1 đứa nhỏ học việc, vì không còn thức ăn, 3 người đó đã giết đứa nhỏ để sống sót vào bờ? Có vi phạm luật không?
(14) Đi Lính là bắt buộc hay tự nguyện? Nếu bắt buộc thì tôi có thể trả tiền cho ai đó đi lính thay được không?
(15) Mang thai hộ có được chấp nhận không?
(16) Trường đại học quyết định bán đấu giá 10% số lượng tuyển sinh cho ai trả nhiều nhất? Có được không?
(17) Giả sử anh bạn lẫn trốn về khủng bố truy nã toàn thế giới. Bạn biết anh bạn ở đâu, nhưng được phép không khai báo! Vậy bạn có khai báo không.
Qua cách lập luận đứng trên cả 2 phương diện: ủng hộ & chống đối những tình huống “éo le”, “khó xử” trên. Mình hiểu được thêm suy nghĩ của mình, học được cách lập luận của tác giả, và hiểu được trường phái suy nghĩ của mình thuộc nền tảng của triết gia nào.
Hiểu 70% là đã thấy nhiều thứ mới mẻ và hay ho rồi!”