Green Library - Cùng con yêu sách

1. Căn phòng riêng (Virginia Woolf)

“Một phụ nữ muốn viết văn cần phải có tiền và một căn phòng của riêng mình.”

Căn Phòng Riêng – cuốn tiểu luận của Virginia Woolf, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1929 – đã được khai triển từ luận điểm trên. Một luận điểm mang màu sắc duy vật và đầy khiêu khích. Thẳng thắn, sắc sảo, với một chất hài hước kín đáo, đó là giọng điệu chủ đạo của Căn phòng riêng.

Căn phòng riêng, bởi tính chất đặt vấn đề quan trọng của nó, đã được xem như là cuốn sách đầu tiên đặt nền móng cho trường phái phê bình nữ quyền luận trong văn học. Rộng hơn, nó được xem là một trong những cuốn sách khơi nguồn cho phong trào nữ quyền, vốn khởi phát từ phương Tây và ngày càng có sức lan tỏa rộng rãi, trở thành một khúc ngoặt văn hoá – khúc ngoặt nữ quyền (feminist turn), có thể nói như vậy – để dùng một thuật ngữ chỉ sự thay đổi động hình nhận thức của con người trong tiến trình tư tưởng.

Cuốn sách mỏng này được hình thành từ loạt bài thuyết trình của Virginia Woolf tại hai trường Newham College và Girton College, hai trường cao đẳng dành cho phụ nữ tại Đại học Cambridge, xoay quanh chủ đề “Phụ nữ và tiểu thuyết” năm 1928. Vào cái thời phụ nữ muốn vào thư viện của trường đại học cần phải có thư giới thiệu hoặc người có uy tín đi kèm, những luận điểm của Virginia Woolf thực sự có tính chất công phá lớn. Cuốn sách không chỉ mô tả tình thế chấp nhận nhiều sự bất bình đẳng xã hội, cũng không đơn thuần làm nhiệm vụ phê bình, đánh giá lại vị trí của các tiểu thuyết gia nữ – những đại diện thường bị xem là bộ phận thứ yếu cấu thành nên diện mạo của nền văn học Anh. Nó đặt ra một câu hỏi then chốt: Liệu các nhà văn nữ có thể sáng tạo nên những tác phẩm tầm vóc như của Shakespeare không? Đó không đơn giản là một câu hỏi có tính chất giả định; nó là một đề nghị thử nhìn nhận lại vai trò, vị trí và năng lực của phụ nữ trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hoá của nhân loại. Để làm được điều đó, cần phải thoát khỏi những định kiến vẫn được xem là đương nhiên, tự nhiên đối với người phụ nữ.

“Một cuốn sách nhỏ bé xuất sắc. Cách viết xen lẫn giữa lối tự sự nhẹ nhàng, quan sát tinh tế, ẩn dụ đầy sức gợi, với những nghiên cứu phân tích sắc sảo về lịch sử văn chương và vai trò của phụ nữ trong văn chương. Dòng văn đổ trôi theo dòng suy tưởng, tràn lan không giới hạn mà vẫn rất hợp lý. Có những đoạn tả cảnh chi tiết ngắn ngủi mà tuyệt vời, những từ ngữ giàu hình ảnh, những suy ngẫm sâu sắc và sáng tạo về nghề viết và người viết, về việc làm thế nào để viết tốt. Một quyển sách đặc biệt hữu ích cho những ai yêu thích viết lách và văn chương.” (Rosie Nguyễn – Goodreads, 2019)

“Mình thích nội dung cuốn sách cùng các luận điểm của nó. Cuốn sách khuyến khích người ta cần độc lập về tài chính để có thể độc lập về tư tưởng. Phụ nữ không cần tự ti về bản thân (phụ nữ vốn không thua kém đàn ông, họ chỉ thiếu điều kiện phát triển), nhưng cũng không được viện cớ mà phải tiếp tục trau dồi khả năng. Khá thú vị và hữu ích, nhất là cho các bạn nữ muốn viết văn.

Nhưng mình gặp rắc rối với phong cách viết của tác giả, có thể là phong cách dịch của dịch giả nữa. Tuy là tiểu luận nhưng sách được viết như một cuốn tiểu thuyết cổ điển, nhiều các hình ảnh ẩn dụ, so sánh lãng mạn. Khá nhiều câu văn hay như cũng lắm câu dài không kể xiết. Sách tràn ngập các câu văn kiểu như “Trước hết, luôn luôn là công việc mình không thích làm, và làm như kẻ tôi đòi, rồi phải nịnh bợ luồn cúi, chuyện này có lẽ không phải lúc nào cũng cần thiết nhưng hình như không có không được, bởi chuyện rủi ro rất dễ xảy ra cho kẻ ngay thẳng; và rồi ý nghĩ tài năng vượt trội mà che đậy có nghĩa là chết-nhỏ bé thôi nhưng quý giá với người sở hữu nó-tiêu tan cùng bản ngã tôi, linh hồn tôi-tất cả như sự hoen gỉ ăn mòn nụ hoa xuân, tiêu hủy đến tận gốc cây.” Đấy là lý do mình đọc hết 2 tháng cho 188 trang.” (Quỳnh – Goodreads, 2018)

“Sách hay, đã đọc thử một phần ebook và chắc chắn đây là một trong những cuốn sách mình muốn lưu giữ nên mua” (Jung Hana – Tiki, 2021)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki

Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee

Ảnh: Tiki.vn

2. Phụ nữ hiện đại viết lại luật thành công (Ivanka Trump)

“Ai có thể hiểu biết về thành công hơn Ivanka Trump? Hãy mua cuốn sách này và học hỏi thêm được điều gì đó!”

— Thẩm phán Jeanine Pirro

Cuốn sách trang bị cho phụ nữ hiện đại những kỹ năng hiệu quả nhất về nắm bắt cơ hội, chuyển đổi nghề nghiệp, phương pháp đàm phán, lãnh đạo nhóm, khởi nghiệp, quản lý công việc và gia đình, đồng thời giúp thay đổi cuộc sống tốt hơn vì quyền lợi của phụ nữ.

Cuốn sách trang bị cho phụ nữ hiện đại những kỹ năng hiệu quả nhất về nắm bắt cơ hội, chuyển đổi nghề nghiệp, phương pháp đàm phán, lãnh đạo nhóm, khởi nghiệp, quản lý công việc và gia đình, đồng thời giúp thay đổi cuộc sống tốt hơn vì quyền lợi của phụ nữ.

 Tác giả mong muốn truyền cảm hứng cho những người phụ nữ nhằm định nghĩa lại khái niệm thành công phù hợp với mỗi người và khuyến khích họ tạo lập một cuộc sống tôn trọng những đam mê và ưu tiên riêng theo cách chỉ họ mới có thể làm.

“Cuốn sách trang bị cho phụ nữ hiện đại những kỹ năng hiệu quả nhất về nắm bắt cơ hội, chuyển đổi nghề nghiệp, phương pháp đàm phán, lãnh đạo nhóm, khởi nghiệp, quản lý công việc và gia đình, đồng thời giúp thay đổi cuộc sống tốt hơn vì quyền lợi của phụ nữ. Tác giả mong muốn truyền cảm hứng cho những người phụ nữ nhằm định nghĩa lại khái niệm thành công phù hợp với mỗi người và khuyến khích họ tạo lập một cuộc sống tôn trọng những đam mê và ưu tiên riêng theo cách chỉ họ mới có thể làm.” (Ẩn danh – Bookademy)

“Nói chung đây là một cuốn sách tuyệt vời, mình thích đọc những cuốn sách được viết từ những người phụ nữ xuất sắc như thế này, cô ấy có một đời sống tinh thần phong phú và một công việc để thỏa mãn những niềm đam mê bất tận của mình. Thật tuyệt vời khi phụ nữ của chúng ta được sống một cuộc đời tràn đầy cảm hứng như thế phải không nào.” (Ẩn danh – Bookademy)

“Mình thích Trump vì nghị lực phi thường của ông, thích cách ông dạy cho tất cả những đứa con của mình ai cũng thành công. Và đây là lúc các bạn nghe chia sẻ từ một trong những người con thành công ấy!” (Le Dinh Tan – Tiki)

“Mặc dù là đàn ông nhưng tôi học được rất nhiều điều từ cuốn sách này. Từ tận đáy lòng tôi đã khâm phục những người phụ nữ hiện đại và mạnh mẽ hơn nữa” (Linh Vu – Tiki)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki

Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee

Ảnh: Tiki.vn

3. Đạm Phương nữ sử – vấn đề phụ nữ ở nước ta (Đạm Phương nữ sử)

Đạm Phương nữ sử tên thật là Công Nữ Đồng Canh, sinh năm 1881, mất năm 1947. Bà thuộc dòng dõi hoàng tộc, là con gái của hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Thiện, cháu vua Minh Mạng. Tuy xuất thân từ xứ Huế – đất ngại vàng ngự trị, song trong buổi đầu tiếp cận tân học, bà khiến giới học thuật, nghiên cứu đời nay kinh ngạc về tư tưởng, những đóng góp cho vấn đề phụ nữ ở nước ta.

Những vấn đề Đạm Phương nữ sử đặt ra là những vấn đề giáo dục thiết thân đối với phụ nữ. Bà giảng giải cho phụ nữ từ việc trong nhà như: Nấu ăn, nuôi dạy con cái, quán xuyến gia đình (với các bài viết: “Bổn phận con gái”, “Làm sao mà gọi là nội tướng”…), cho đến những việc ngoài xã hội như đối nhân xử thế, lập nghiệp lập thân (“Bàn về giáo dục con gái”, “Nên lập học hội chức nghiệp”, “Chị em ta đã biết ham muốn thực nghiệp”)…

Quan điểm nổi trội là bà đặt vấn đề giáo dục gia đình, nữ học, giáo dục nhi đồng. Trọng tâm các bài viết của bà đều xoay quanh giáo dục cho trẻ em gái, giáo dục phụ nữ; dạy phụ nữ tự học, khởi nghiệp, chăm con từ 100 năm trước.

Cuốn sách gồm 4 phần: Các bài báo trình bày quan điểm về vấn đề phụ nữ; các bài báo về Nữ công học hội do Đạm Phương sáng lập; các khảo cứu về vấn đề phụ nữ được in thành sách; và các sáng tác văn thơ với chủ đề phụ nữ.

“Cùng thuộc Tủ sách Phụ nữ tùng thư – Giới và Phát triển, nối tiếp cuốn sách Phan Khôi: Vấn đề phụ nữ ở nước ta, tập sách Đạm Phương nữ sử: Vấn đề phụ nữ ở nước ta và những ấn phẩm sắp xuất bản của Nhà xuất bản Phụ nữ nối tiếp mạch nguồn Vấn đề phụ nữ ở nước ta hi vọng sẽ giúp bạn đọc tiếp cận vấn đề phụ nữ một cách hệ thống cũng như quá trình dịch chuyển của các quan niệm và hành động mang tính nữ quyền ở Việt Nam.” (Goodreads 2018)

” Trong chủ nghĩa nữ quyền chánh trị xã hội… người đã để lại số lượng sách báo đồ sộ và những hoạt động thực tiễn không kém ấn tượng là Đạm Phương nữ sử, nhà giáo dục có tính cách tân đáng kinh ngạc; tôi nhận diện ở bà một nhà hoạt động nữ quyền ôn nhu, trầm tĩnh nhưng tâm huyết và quyết đoán trong sứ mạng khai trí của mình. Là mẹ và là bà của hơn một thế hệ thanh niên trí thức nam và nữ, tất cả đều được bà cho học lấy một nghề để mưu sinh, sống tự lập hay đã dấn thân hoạt động cách mạng, suốt đời bà chuyên tâm đào tạo và tổ chức đào tạo nhiều nhà giáo dục nữ khác, chia sẻ với họ tri thức, năng lực giáo dục và niềm tin rằng “giáo dục không phải là một công trình trói buộc người ta. Giáo dục là một công trình bồi bổ để nảy nở tất cả những năng lực cao quý trong một người” (Nhà nghiên cứu Bùi Trân Phượng – Vnreaders)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki

Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee

Ảnh: Tiki.vn

4. Dấn thân (Sheryl Sandberg)

Sheryl Sandberg hiện là giám đốc hoạt động của facebook, là nhân vật đứng thứ hai sau tổng giám đốc và người sáng lập facebook. Cô được xem là một phụ nữ quyền lực ở thung lũng silicon. Cô từng giữ chức vụ lớn tại Google, tại bộ Tài chính Mỹ.

Thông qua quyển sách này, Sheryl Sandberg chia sẻ cuộc đời mình, những vươn lên cùng với thành công, để qua đó nhằm kêu gọi và truyền cảm hứng cho phụ nữ. Theo đó, phụ nữ hãy dám dấn thân, dám ngồi vào bàn để cùng tranh luận, trao đổi và theo đuổi ước mơ của cuộc đời mình.

Cũng qua quyển sách này, Sandberg cũng muốn chia sẻ suy nghĩ của mình về vai trò của phụ nữ và quá trình bình đẳng giới để mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là nam giới, cùng chia sẻ để hướng tới một xã hội bình đẳng hơn.

“Phụ nữ cần chuyển từ suy nghĩ“ Tôi chưa sẵn sàng làm điều đó ”sang suy nghĩ“ Tôi muốn làm điều đó – và tôi sẽ học được bằng cách làm điều đó. ” nhiều cơ hội có thể được mở khóa với một chút tự tin! Nhiều người đàn ông không nghĩ kỹ về việc nộp đơn xin việc trước khi họ có đủ trình độ chuyên môn chính xác cần thiết. Làm điều này cần một chút can đảm – hoặc tôi có thể nói, nguyên thủy! – nhưng nó có thể là cách hiệu quả nhất để tiến tới một cái gì đó mới và đầy thử thách. Và chúng ta có thể tự ngạc nhiên với những gì chúng ta có thể đạt được!” (Jessica – Goodreads, 2017)

“Là nam giới, tôi luôn cho rằng mình có thể kiểm tra tốt những thành kiến ​​không được công nhận của mình bằng cách đưa một phụ nữ vào bài đánh giá của tôi về một phụ nữ khác. Bây giờ tôi có thể thấy điều đó không hiệu quả ở chỗ nào vì phụ nữ tôi từng sử dụng có nhiều thành kiến ​​về phụ nữ hơn tôi. Mặc dù tôi sẽ không ngừng việc hỏi công nhân nữ về đồng nghiệp nữ (tôi coi đó là một phần của tinh thần cố vấn), tôi sẽ được trang bị tốt hơn để dẫn dắt đồng nghiệp xung quanh những thành kiến ​​này.” (Justin Cramer – Goodreads, 2019)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki

Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee

Ảnh: Tiki.vn

5. Tôi Là Malala (Malala Yousafzai)

MALALA YOUSAFZAI bắt đầu chiến dịch vận động vì giáo dục cho trẻ em gái từ lúc mười tuổi, khi Thung lũng Swat bị những phần tử khủng bố tấn công và giáo dục bị đe dọa. Năm 2009, dưới bút danh Gul Makai, cô viết về cuộc sống dưới quyền Taliban cho BBC tiếng Urdu và xuất hiện trong một phóng sự tài liệu của Thời báo New York về giáo dục ở Pakistan.

Tháng 10 năm 2012, Malala trở thành mục tiêu của Taliban và bị bắn trên đường từ trường về nhà. Cô sống sót và tiếp tục cuộc vận động vì giáo dục của mình.

Năm 2011, để ghi nhận lòng dũng cảm và sự vận động tích cực của cô, Malala được đề cử cho Giải thưởng Hòa bình Thiếu nhi Quốc tế và là người đầu tiên đạt Giải Hòa bình Quốc gia cho Thanh thiếu niên của Pakistan. Ngoài việc là người trẻ tuổi nhất từng được trao giải Nobel Hòa bình, cô đã nhận nhiều giải thưởng khác, trong đó có Giải Hòa bình Thiếu nhi Quốc tế (2013), Giải thưởng cho Tự do Tư tưởng mang tên Sakharov và Giải Đại sứ Lương tâm của Tổ chức Ân xá Quốc tế.

Trong ấn bản dành cho thiếu niên này của cuốn hồi kí bán chạy nhất của cô, cùng với những bức ảnh và tư liệu độc quyền, chúng ta được nghe trực tiếp câu chuyện phi thường về một cô gái đã biết rằng mình muốn thay đổi thế giới từ khi còn nhỏ và cô đã làm được.

Câu chuyện có tác động mạnh của Malala sẽ mở ra trước mắt bạn một thế giới khác và sẽ làm bạn tin vào hy vọng, sự thật, phép màu cũng như khả năng rằng một người – một con người trẻ tuổi – có thể truyền cảm hứng tạo ra thay đổi trong cộng đồng mình sống và xa hơn thế nữa.

“Một cuốn sách mang lại quá nhiều thông điệp về khủng bố, về chiến tranh, về giáo dục, về bất bình đẳng giới, về bất công vô lý, về ý chí thường xuyên qua câu chuyện của Malala-cô bé tuổi nhỏ, sức mạnh small with a large lí tưởng. Tôi có thể may mắn được nâng cấp lên ở một đất nước mà chiến tranh khủng bố chỉ là những câu chuyện được nghe kể. Giáo dục nơi đã được đặt lên đầu hàng. Ta ra sức bảo vệ và xây dựng những cuốn sách trẻ em đọc, học viết, tính toán không phải ném bom để phá bỏ.” (Quỳnh Anh – Goodreads, 2018)

“Cái sợ hãi nhất của mình là đọc sách sẽ không thấy được tính cách “đời thường” của Malala như khi coi clip hay phim – thì đã được trấn an ngay từ những dòng đầu tiên. Có thể lời nói qua con chữ vẫn không gần bằng hình ảnh chân thực nhưng nó lại mang đến nhiều lăng kính khác nhau về Malala như bạn thấy vui hay có khả năng nhận thức cao hay có sự liên kết với tôn giáo .” (Hữu Vũ – Goodreads, 2019)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki

Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee

Ảnh: Tiki.vn

6. Những bước đi nhỏ – nam nữ bình quyền (Carina Louart, Penelope Paicheler)

Nữ quyền là gì? Tại sao người ta sinh trai hoặc sinh gái? Thế nào là định kiến nam nữ? Nữ có thể làm phi công không? Và tất cả những câu hỏi giúp bạn nhận thức về sự bình đẳng giới tính và hành xử phù hợp được giải đáp qua tập sách nhỏ này!

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki

Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee

Ảnh: Tiki.vn

7. Bảo tàng ngây thơ (Orhan Pamuk)

BẢO TÀNG NGÂY THƠ- tiểu thuyết đầu tiên Orhan Pamuk hoàn thành sau khi được trao giải Nobel Văn chương 2006, một khảo sát ỉ mỉ, đầy xúc động về bản chất của sự lãng mạn, xứng đáng là kiệt tác mở đầu cho chặng đường thế kỷ 21 của văn học thế giới.

“Bảo tàng ngây thơ” là một câu chuyện mê hoặc say đắm lòng người, là câu chuyện duy cảm, thuần túy cảm xúc da diết u buồn, dùng cảm xúc để dẫn dắt quá khứ và ký ức. Được kể từ hiện tại nhìn lại quá khứ nên giọng văn thấm đẫm day dứt và u buồn. Nhưng từng khoảnh khắc của quá khứ, đã là khoảnh khắc sống mãi và vĩnh hằng.

Quyển sách không chỉ về tình yêu mà còn khắc họa rõ nét xã hội thượng lưu Thổ Nhĩ Kỳ cuối thế kỷ XX. Họ xuất thân danh giá, giàu có, học tập ở phương Tây nhưng thực chất vẫn còn bảo thủ và đầy những tục lệ, đánh giá phụ nữ qua trinh tiết hay nhan sắc. Thế hệ của Kemal, Fusun, Sibel đang nhập nhằng và giằng xé ở ngưỡng cửa của cổ hủ và hiện đại, dần thoát khỏi những cái cũ và chấp nhận những cái mới. Istanbul hiện ra đẹp đẽ nhưng trầm buồn, u uất và biến động, đang bước những bước đầu tiên mở ra thế kỷ mới hiện đại.

“Có lẽ, tôi cũng như Kemal, theo thời gian, cũng sẽ có một bảo tàng cho riêng mình. Nhưng tôi ghen tị với Kemal bởi bảo tàng của tôi có lẽ sẽ chỉ tồn tại trong ký ức, tôi không thể có những vật hữu hình để gợi nhớ lại tình yêu.

Một ngày nào đó, khi đến Istanbul, tôi sẽ ghé bảo tàng của Orhan (hay của Kemal?), để sống lại những giây phút tuyệt vời mà quyển sách mang lại, và để đắm chìm trong tình yêu của Kemal dành cho người yêu của ông.” (Huy – Goodreads, 2019)

“Bảo tàng có thể ngây thơ, nhưng Quyển sách thì không ngây thơ tí nào. Mình nghĩ, tình yêu bất diệt bao giờ cũng đẹp, dù kết thúc ra sao.” (Đông Huynh – Goodreads, 2017)

“Ký ức sẽ chứa chấp chúng ta.
Kỷ niệm sẽ dối gạt chúng ta.
Tình cảm sẽ hủy hoại chúng ta.
Lần đầu hiểu nhiều như vậy về một cuốn sách. Hiểu về nỗi đau đớn dịu dàng khi giữ chặt trong tay món đồ tượng trưng cho một khoảnh khắc hạnh phúc đã mất. Vì hiểu cho nên cảm thấy mệt nhọc.
28/7
nhìu tháng sau nằm trên giường nhớ lại, bỗng thấy quyển sách này đã được viết một cách tuyệt đẹp 😀 vì tất cả những kỷ niệm nặng trĩu u hoài đã hiện lên sống động với một tấm lòng trân trọng dịu dàng” (Cọng rơm – Goodreads, 2017)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki

Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee

Ảnh: Tiki.vn

8. Triết học nữ quyền – lý thuyết triết học về công bằng xã hội cho phụ nữ (PGS.TS. Nguyễn Thị Nga)

Những năm gần đây, phong trào nữ quyền trở thành làn sóng mạnh mẽ diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân xuất phát từ vấn đề bất bình đẳng giới, gây ra những tác động và hệ lụy không nhỏ đối với sự phát triển chung của xã hội. Vậy, căn nguyên của sự bất bình đẳng do đâu và làm thế nào để có thể thay đổi tư tưởng xã hội khi nó đã ăn sâu vào tiềm thức? Cuốn sáchTriết học nữ quyền – Lý thuyết triết học về công bằng xã hội cho phụ nữ” do PGS. TS. Nguyễn Thị Nga chủ biên sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên.

Cuốn sách gồm 2 chương:

Chương 1- Lý thuyết về triết học nữ quyền và vấn đề công bằng xã hội cho phụ nữ: khái lược về nữ quyền và lý thuyết triết học nữ quyền; lý giải những khác biệt về giới dẫn đến bất bình đẳng; một số lý thuyết nữ quyền cơ bản như nữ quyền tự do, nữ quyền mácxít, cấp tiến, hiện sinh, hậu hiện đại. Nghiên cứu triết học nữ quyền với tư cách là lý thuyết về công bằng xã hội cho phụ nữ.

Chương 2 – Hướng đến xây dựng cơ sở lý thuyết về công bằng xã hội cho phụ nữ ở Việt Nam hiện nay: sự tiếp thu có chọn lọc các lý thuyết nữ quyền phù hợp với bối cảnh văn hóa, xã hội của nước ta. Giới thiệu hai khuynh hướng truyền thống đối lập trong xã hội phong kiến Việt Nam là tôn vinh phụ nữ và “trọng nam khinh nữ”. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công bằng xã hội cho phụ nữ. Trên cơ sở phân tích thực trạng vấn đề công bằng đối với giới nữ ở nước ta và kinh nghiệm của một số quốc gia trong giải quyết vấn đề bình đẳng giới, tác giả đưa ra kiến nghị đối với việc thực hiện công bằng xã hội cho phụ nữ Việt Nam hiện nay.

Sách là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu về triết học nữ quyền và vấn đề bình đẳng giới, công bằng xã hội.

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki

Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee

Ảnh: Tiki.vn

9. Chuyện người tùy nữ (Margaret Atwood)

Giữa Nước Cộng hòa Gilead – nhà nước thần quyền cực đoan dựng lên trên nền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ xưa, nơi các Martha cặm cụi việc nhà, các Dì rao giảng đạo đức chính thống, các Phu nhân khóc ròng mỗi đêm Lễ tháng, các Tùy nữ tuyệt vọng tìm cách sinh con để khỏi phải ra quét chất thải phóng xạ trên đảo hoang, và không ai biết lúc nào tới lượt mình được “cứu chuộc” trên dây treo cổ – có một người đàn bà vừa tìm cách bám lấy sự sống nhờ mưu mẹo sắc bén và những hồi ức vỗ về từ “thời trước”, vừa cố gắng khám phá để kể lại chuyện mình cho các thế hệ về sau.

Cuốn tiểu thuyết phản-địa đàng (dystopia) này là một câu chuyện cảnh tỉnh để trả lời làn sóng chống nữ quyền và sự trỗi dậy của các thế lực tôn giáo bảo thủ ở nước Mỹ những năm 1980, nhưng trên hết là một cuốn sách viết sắc sảo và lôi cuốn đã được ấn hành ở gần 30 quốc gia. Đây là một trong năm tiểu thuyết đề cử Booker của nữ tiểu thuyết gia Canada danh tiếng Margaret Atwood và là cuốn sách đầu tiên của bà được giới thiệu ở Việt Nam.

“Không đơn thuần chỉ là tiểu thuyết, vì tác phẩm đã bóc trần một khía cạnh tối của xã hội Mỹ – bất bình đẳng giới, phân hóa xã hội, sự kỳ thị phụ nữ. Không khô khan như một chuỗi phong sự, bởi tác phẩm đã chạm đến tim người đọc, lay động tình cảm và sự xót thương, nhất là bạn đọc nữ. Chuyện người tùy nữ là sự kết hợp hài hòa khéo léo và tinh tế giữa văn học và những vấn đề xã hội. Đưa cuộc sống hiện thực vào văn chương và nhờ văn chương bóc trần một mảng hiện thực cuộc sống, Chuyện người tùy nữ đã khẳng định giá trị nhân văn của tác phẩm và là tiếng kêu cứu về nạn bất bình đẳng giới ngay trong xã hội của một quốc gia hiện đại. Thân phận người phụ nữ hiện lên không có một cái tên riêng biệt, mà là “một người tùy nữ” – trong xã hội ấy có rất nhiều những người “tùy nữ” như vậy. Và, cũng vì thế, “chuyện người tùy nữ” không phải là chuyện của riêng một bất kỳ ai.” (Trần Phượng – Tiki, 2015)

“Mình khá là bất ngờ khi đọc cuốn sách này bởi sức tưởng tượng của tác giả, bối cảnh của truyện là khi nước Mỹ không còn nền dân chủ mà thay vào đó là một chế độ khác với tên gọi mới là Cộng Hòa Gilead. Đây là địa ngục của phụ nữ, tác dụng duy nhất của họ là sinh con, nếu không thể sẽ có một tuỳ nữ- cô gái mang thân phận thấp hèn vì dám chống trả đảm nhiệm nhiệm vụ sinh con – tức là giống như đẻ thuê có điều cô ấy không được nhận lợi lộc gì. Câu truyện phát triển theo xu hướng càng ngày càng u ám khiến cho mỗi lần đọc nó mình cảm giác như con tim bị bóp nghẹt lại không sao chịu nổi mọi người phụ nữ đều bị coi là đồ vật để chà đạp. Các cô gái tuỳ nữ đã chống trả, làm cách mạng và cuối cùng thì bị bắt… Câu chuyện kết thúc với đoạn vĩ thanh gián tiếp thông báo cho ta biết số phận của các cô gái làm tùy nữ là được giải thoát nhưng dư âm của nó thì cứ vang vọng trong tâm trí mình. Giá trị tác phẩm trước đây là về bình đẳng giới còn bây giờ nó vẫn mang trong mình sứ mệnh ấy nhưng bớt cấp thiết hơn bởi ngày nay nơi duy nhất cần bình đẳng giới là thế giới đạo Hồi.” (Pham Quynh Huong – Tiki, 2015)

“Một cuốn sách tuyệt vời của nhà văn Margaret Atwood, khiến mình hoàn toàn bất ngờ với sức mạnh của trí tưởng tượng và ngôn từ của tác giả. “Chuyện người tùy nữ” không phải là một tiểu thuyết bình thường, mà là một câu chuyện đặc sắc vẽ nên một viễn cảnh tương lai ít thấy trong văn học đương đại. Lấy hình ảnh người phụ nữ làm trung tâm, ở đây là những người tùy nữ bị ép buộc trở thành những “cỗ máy sinh đẻ” để phục vụ những mục đích đen tối. Họ bị tước đoạt sự tự do, quyền làm chủ cuộc sống, số phận của họ bị giao phó cho những kẻ cầm quyền độc ác. Thế giới trong câu chuyện quá khủng khiếp, dù là giả tưởng nhưng qua sự miêu tả của Atwood lại trở nên chân thật. Đau đớn, tuyệt vọng, và cả những khát khao thay đổi, từng nhân vật trong câu chuyện cứ hiện lên với tất cả sự sống động và những cung bậc cảm xúc được đẩy lên đến tột độ. Tình tiết truyện nhiều khi hơi khó hiểu, nhưng một khi đã đọc, đã cảm nhận, sẽ khó có thể nào quên sự tuyệt vời của tác phẩm này. Văn phong của Atwood cũng không lẫn vào đâu. Chỉ cần những câu ngắn, có khi rất ngắn, bà đã lột tả được hết những gì sâu kín nhất trong tâm can nhân vật. Tác phẩm này, giống như một bản cáo trạng lên án tội ác của loài người khi đã đẩy những người phụ nữ đáng thương đến những ngõ cụt không lối thoát. Thực sự là một tuyệt tác!” (Nguyễn Thị Vy – Tiki, 2015)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki

Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee

Ảnh: Tiki.vn

10. Quả chuông ác mộng

Khi nhìn vào sự điên rồ của thế giới và thế giới của sự điên rồ, chúng ta luôn phải đối diện với câu hỏi: “Thực tại là gì và làm thế nào để chấp nhận nó?” Trong Quả chuông ác mộng, áp lực thực tại đã hủy hoại hoàn toàn Esther Greenwood xinh đẹp và tài năng, đẩy cô vào thế giới trầm cảm, chênh vênh giữa biển cảnh của khát vọng sống và ham muốn chết.

Tự tử, một trò chơi u tối khó cưỡng của sợ hãi và tội lỗi, gây nghiện như ma túy, ban đầu chỉ mang tính thử nghiệm – nay vài giọt máu, mai một cơn nghẹt thở, chỉ cốt để xem cảm giác ấy ra sao. Dần dà, nó nhanh chóng bùng phát thành khát vọng điên cuồng của niềm tự diệt.

“Quả chuông mà Esther đang ở trong đó, có quãng thời gian mình ngỡ mình đã bước vào rồi. Nhưng mình may mắn, mình chỉ chơi vơi hoang mang ít lâu. Bây giờ mình ổn, sống vui vẻ lạc quan hơn bao giờ hết. Vậy mà 300 trang sách, sao mình vẫn đau lòng vì Esther đến vậy?

Nhưng rồi bây giờ có bao nhiêu người đau lòng vì em, hiểu cho em đi chăng nữa, đây vẫn là cuốn tiểu thuyết duy nhất của Sylvia Plath mà chúng ta được đọc. Nhớ văn bà thì chỉ mỗi cách là đọc lại, đọc lại mà thôi. Tự dưng mình không biết viết gì nữa, các bạn đọc sách đi.” (Tam Anh – Goodreads, 2017)

“Đọc cuốn này vào mấy ngày giáp Tết, nhủ trong lòng phải đọc xong trước giao thừa để qua cuốn nào đó tươi sáng hơn chứ năm mới đọc truyện trầm cảm tự sát thì u ám cả năm (cuối cùng năm nay u ám thật mới ghê chứ)
Cuốn tiểu thuyết này cho ta thấy một điều là, dù bạn có nhiều bạn bè, bao xung quanh là bao thứ đẹp đẽ, dự những bữa tiệc đầy ắp người thì bạn vẫn thấy cô đơn lạc lõng như thường, nên hãy cứ thoải mái cách ly mình khỏi thế giới nếu thấy việc đó là ổn nhé.” (Huy – Goodreads, 2020)

“Đoạn đầu hơi rối và khó năm bắt do tác giả không kể câu chuyện theo thời gian tuyến tính. Về sau thì đỡ hơn. Tuy nhiên tác giả cũng là người bị trầm cảm nên cách viết khá ngẫu hứng, vẫn khó nắm bắt. Nhưng qua đó thể hiện thế giới của người bị trầm cảm không giống với thế giới của người bình thường, những cảm nhận của họ chúng ta khó mà hiểu nỗi – Tôi không có gì không ổn cả, chỉ là tôi thấy không ổn thôi – chúng ta sẽ không bao giờ biết được điều gì khiến họ đi đến tự tử vì bất cứ khi nào họ cũng nghĩ đến điều đó rồi!!!” (Bích Phương – Goodreads, 2019)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki

Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee

Ảnh: Tiki.vn

Thu Thủy

341001094_241499201737222_6975183209450634611_n

Review bộ sách DẾ CHESTER VÀ CÁC BẠN

“Thật dễ dàng để yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình quả là rất khó khăn”…

121995237_10222652364914530_3728241313764895972_n

Review David và cây vĩ cầm biết nói

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách đẹp tới tột cùng, một vẻ đẹp hồn hậu, trong veo và thanh khiết nhất. Chắc chắn David…

129862145_2714551872207772_678045430805396291_n

Review JOE SỐ DÁCH

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách để truyền cảm hứng sống: chân thành, chăm chỉ, tự do…mình tin chắc JOE SỐ DÁCH sẽ phù…