Review bộ sách DẾ CHESTER VÀ CÁC BẠN
“Thật dễ dàng để yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình quả là rất khó khăn”…
Mục lục
Từng Bước Nở Hoa Sen
Không nhơ cũng không sạch
Không bớt cũng không thêm
Trí tuệ Ba La Mật
Không có pháp nào trên
Sống là chuyển hóa không ngừng, tất cả mọi vật nương vào nhau để tồn tại. Thân tâm an trú trong chánh niệm thì khi đốt một lò trầm, tâm ta cũng thanh tịnh. Chấp nhận cuộc đời là chấp nhận cả sinh lẫn diệt, cả còn lẫn mất, cả vui lẫn buồn. Vì có sự sống là có chết chóc… có sum họp thì có chia lìa, có được thì sẽ mất đi…
Đức Phật dạy rằng: “Cứu chữa cho tâm quan trọng hơn là cho thân, vì đó là nguyên nhân gây ra bao điều tội lỗi. Người có tâm từ bi rộng lớn và hành vi thiện lành, tâm sẽ ít bị vẩn đục bởi phiền não tham, sân, si chi phối. Nếu chúng ta mỗi ngày tỉnh giác từng ý nghĩ, lời nói và hành động của mình, thì ta sẽ biết cách làm chủ bản thân để ngày càng hoàn thiện chính mình hơn về mọi mặt.”
Từng bước nở hoa sen của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những quyển sách “dạy” ta cách sống an nhiên như thế. Bốn mươi bảy bài kệ trong sách cũng là bốn mươi bảy bài học giúp ta tu tập chánh niệm mỗi ngày, hướng đến sự an lạc trong cả tâm, thân và sống hết mình cho từng giây phút hiện tại.
“Sách đẹp và hay, dành cho những ai mới bắt đầu vào con đường tu tập. Trong sách Thầy viết lại những bài kệ cho những hoạt động từ khi thức dậy đến lúc đi ngủ; khi đọc những bài kệ đó giúp chúng ta sống có chánh niệm hơn, quán chiếu sâu sắc với giờ phút của hiện tại.” – Nguyễn Thơ (Tiki, 2020)
“Viết nhiều và viết dài để trình bày hết được nội dung vấn đề thì dễ, nhưng để tóm gọn nội dung nhưng vẫn truyền tải đầy đủ thông điệp thì rất khó. 47 bài thơ súc tích được gọi là các bài Kệ chứa đầy ý nghĩa, đọc thì rất nhanh nhưng để thực hành và chứng ngộ có lẽ mất cả đời. Mình rất thích bài kệ Rửa chân và Đổ rác. – Sự an lạc của ngón chân Sự an lạc của thân tâm Ít khi bạn để ý tới cái ngón chân mình, đúng không? Vậy mà khi bạn đạp phải gai thì cả người bạn đau đớn chứ không chỉ mình cái ngón chân nó đau đâu, vậy đó. – Một thùng rác bẩn Một bông hồng thơm Muôn vật chuyển hoá Thường trong vô thường Rác thì rất bẩn và hôi, phải không? Nhưng nếu ủ rác hữu cơ thành phân xanh để bón hoa và cây cỏ. Hoa nở thì đẹp và rất thơm, phải không? Nhưng sau vài ngày hoa héo và trở thành rác. Rác là 1 phần của hoa. Hoa là 1 phần của rác. Mọi vật chuyển hoá gọi là vô thường. Cái này trong cái kia, sự sống không phải của mỗi cá thể mà trong mọi cá thể.” – Bất Hối (Tiki, 2021)
“Một cuốn sách rất súc tích, ngôn từ gần gũi, dễ hiểu. Những việc đơn giản hằng ngày được thầy nhìn nhận một cách thấu đáo” – Nguyễn Ly (Tiki, 2021)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee
Suối nguồn phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thật của cuộc đời (Tứ diệu đế), vì vậy đạo Phật có tính cách vượt lên trên cuộc đời. Sự vượt lên ở đây là một kết quả tất nhiên của giác ngộ, vì mọi giác ngộ đều đưa tới một sự thức tỉnh và giải phóng. Con người giác ngộ không còn là con người bị sai sử và chìm đắm trong cuộc đời nữa. Con người giác ngộ là con người tự do, vượt ra khỏi những tối tăm, quên lãng và phó mặc của cuộc đời.
Những con người giác ngộ đi vào cuộc đời bao giờ cũng đem theo tâm niệm giải thoát, không tham đắm, không cố chấp. Có như thế ta mới thấy được tính chất của sự vượt lên trong thái độ dấn thân vào cuộc đời của những con người giác ngộ. Tính chất vô trước của hành động là một bằng chứng cụ thể chứng minh cho sự hiện hữu của giác ngộ. Vô trước có nghĩa là không bị dính vào. Cố nhiên con người giác ngộ sẽ không những không bị dính vào tham vọng, quyền hành và lợi danh mà còn không bị dính vào những cố chấp có tính cách tri thức như quan điểm và sự phân biệt nhân ngã nữa. Đó là thái độ tự do, vô tâm, vô trú của các bậc Bồ tát mà kinh Kim Cương Bát Nhã đã diễn tả trong rất nhiều đoạn.
Đem đạo Phật đi vào cuộc đời có nghĩa là thể hiện những nguyên lý đạo Phật trong sự sống, thể hiện bằng những phương thức phù hợp với thực trạng của cuộc đời để biến cải cuộc đời theo chiều hướng thiện mỹ.
“Cuốn sách thứ hai của thầy nhắc đến sự chấn hưng phật giáo. Có lẽ sau cuốn nẻo về của Ý thì cuốn này lại là cuốn tiếp theo thuộc dòng khác của thầy. Sâu hơn, thẳng thắn phê phán và nhìn nhận chuyện tâm linh.” – Dương Phương Hiếu (Goodreads, 2020)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee
Đường Xưa Mây Trắng là một câu chuyện vô cùng lý thú về cuộc đời của Bụt được kể lại dưới ngòi bút hùng hồn đầy chất thơ của tác giả. Với văn phong nhẹ nhàng giản dị, với lối kể chuyện sinh động lôi cuốn, tác giả đã đưa chúng ta trở về tắm mình trong dòng sông Nguyên thỉ cách đây gần 2.600 năm, để được hiểu và gần gũi với một bậc giác ngộ mà cuộc đời của Ngài tỏa rạng nếp sống đầy tuệ giác và từ bi. Đọc Đường Xưa Mây Trắng cho chúng ta cảm tưởng như đang đọc một thiên tình sử, nhẹ nhàng, gần gũi mà sâu lắng.
Sách Đường Xưa Mây Trắng đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, được tái bản nhiều lần ở các nước và được xếp vào hàng những quyển sách hay nhất của thế kỷ 20.
“Sách kể về Bụt, rất nhiều câu chuyện về con đường tu tập và truyền đạo của ngài. Nên đọc nếu muốn tâm mình rộng mở, dung hoà mọi điều trên thế gian, lôi bản thân trở về chánh đạo.” – Lê Ngọc Thanh (Tiki, 2022)
“Cuốn sách để lại cho tôi nhiều bài học đáng quý. Sau khi đọc cuốn sách, tôi nhận thấy rằng những gì trước đây mình cho là đúng, là chuẩn mực, là quan trọng thực sự không phải như vậy nữa. Cuốn sách cũng cho tôi một cái nhìn mới mẻ hơn về bản thân mình, về cuộc sống, về những đạo lý làm người cũng như cách đối diện với mọi sự việc xảy đến trong cuộc sống. Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy nguồn gốc của các triết lý sống, các sách kĩ năng, hay các sách phát triển cá nhân đều xuất phát từ các giáo pháp của Phật.” – Phuơng Lan (Goodreads, 2017)
“Tác phẩm văn học Phật giáo hiếm hoi mà mình ngồi đọc tới hết nổi. Những câu chuyện về Đức Phật trong đó mình không lạ vì được nghe nhiều lần rồi, lần được nghe nhiều nhất chắc là lần đi chùa Ao Bà Om ở Trà Vinh được một người bạn làm du lịch kể nhưng cách tác giả khéo léo lồng ghép giáo lí Phật pháp và hạn chế yếu tố “thần thánh” giúp mình không thấy khó chịu (dẫn đến không tin) như nhiều sách khác. Với lại mình rất là không thích tôn vinh một người bằng cách tạo ra hình tượng toàn vẹn, không một vết nhơ… của người đó vì đây là cách PR rất rất sai lầm; thay vào đó mình thích hình tượng “chúng tôi luôn cố gắng hoàn thiện từng ngày” hơn.” – Lizz D (Goodreads, 2016)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee
Tác phẩm Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Giáo sư Nguyễn Lang (Thiền sư Thích Nhất Hạnh) là một đóng góp đáng kể trong số rất ít công trình nghiên cứu công phu về lịch sử Phật giáo Việt Nam trong vòng hơn 40 năm qua (kể từ khi ấn bản đầu tiên được phát hành vào những năm 70). Đây là một công trình kết hợp được tính vững chắc của phương pháp biên khảo và kiến thức sâu rộng về giáo lý đạo Phật. Tác giả đã trình bày một cách rành mạch và khoa học những dữ kiện lịch sử, phân tích và bình luận những tư tưởng, hệ tư tưởng trong suốt diễn biến của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tác phẩm Việt Nam Phật Giáo Sử Luận không chỉ hữu ích cho giới nghiên cứu Phật học nói riêng mà còn có giá trị đối với những bạn đọc muốn tìm hiểu lịch sử Phật giáo Việt Nam hay văn học, văn hóa Việt Nam nói chung.
“Boxset thiết kế bìa sang trọng, in rõ ràng. Thầy Nhất Hạnh với văn phong bình dị quen thuộc đã dẫn dắt lịch sử hình thành Phật giáo ở Việt Nam từ thời Giao Chỉ tới thời hiện đại. Với kiến thức & bề dày công phu tu tập, thầy kết hợp nhuần nhuyễn những sử liệu quý giá ở VN, Trung Quốc cũng như các tài liệu tiếng Pháp, tiếng Anh làm sáng tỏ lịch sử Phật giáo qua các thời kỳ, trong mối tương quan với Phật giáo các nước chung quanh. Đây là bộ sử liệu Phật học vô cùng giá trị, xin thành kính tri ân công đức của thầy. Rất hoan nghênh PNB đã in & tái bản bộ sách này. Tiki đóng gói có chèn lót tử tế, khá hiếm hoi trong thời gian gần đây.”
Nguyễn Quốc Thái – Tiki
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee
“Trái tim của Bụt” là Phật pháp căn bản để dạy cho người xuất gia, đã và đang được sử dụng bởi các giáo thọ trẻ ở Việt Nam, dùng giảng dạy trong các trường Phật học cơ bản. Cuốn sách tập hợp 25 bài phật pháp căn bản. Các vị giáo thọ trẻ ở Việt Nam dùng “Trái Tim Của Bụt” làm tài liệu giảng dạy và họ cũng sử dụng nhiều tư liệu khác của Làng Mai. Trải qua quá trình dạy dỗ và thực tập thì tác giả đã sáng tạo ra được những pháp môn rất mầu nhiệm mà những người tại gia và cư sĩ cũng có thể thừa hưởng được. Những quan niệm như tăng thân, tăng nhãn, làm mới, soi sáng, thiền lạy, đệ nhị thân là những hoa trái của sự thực tập và học hỏi ở Làng Mai, Hiện nay cuốn sách không những được sử dụng trong giới xuất gia mà còn được sử dụng trong giới tại
“Phù hợp để tìm hiểu Phật pháp căn bản, một hành trang quý giá trên hành trình tu tập, chữa lành và sống tốt hơn mỗi ngày.” – Nguyễn Thành Kiệt (Tiki, 2022)
“Thiền sư dạy rất sâu sắc. Sách hay lắm mọi người nên đọc và thực tập theo” – An Trang (Tiki, 2021)
“Kể từ lúc đọc cuốn tự truyện Về nhà của chị Phan Việt, mình đã bắt đầu có ý định muốn tìm hiểu nhiều hơn về Phật giáo, và cuốn sách này là khởi đầu không thể tuyệt vời hơn cho con đường đó.
Gốc rễ của đạo Phật – những lời Phật dạy căn bản (xoay quanh Nhị Đế – Tứ Diệu Đế – Bát chánh đạo – Ngọn đuốc Duyên khởi) đều được Thầy Thích Nhất Hạnh hệ thống hoá rất mạch lạc, dễ theo dõi và giải thích cặn kẽ với ngôn ngữ giản dị, mộc mạc. Những thứ cứ nghĩ là triết lý sâu xa nhưng qua cuốn sách này bỗng thật dung dị, đời thường, dễ hiểu. Và có những điều thường ngày ta vẫn hay nghe về đạo Phật nhưng vẫn thường hay hiểu theo cách tiêu cực, bi quan: “Đời là bể khổ” – “Vô thường, vô ngã” – “Kỳ vọng là ngọn nguồn của khổ đau” – “Phải giải thoát thực tại, đi tìm niết bàn”. Đọc sách này để nghe thầy Thích Nhất Hạnh phân tích dưới một góc nhìn khác đúng đắn và sâu sắc hơn, để thấy Đức Phật và triết lý Phật giáo hiện lên trong cuốn sách này thật bao dung, bác ái, lạc quan và rất “đời”.
Và cuối cùng, cuốn sách này được viết bằng ngôn ngữ gốc là Tiếng Việt nên lời văn rất mượt mà, uyển chuyển. Nếu không muốn tìm hiểu hay đọc xong vẫn chưa hiểu thêm quá nhiều về Phật giáo thì qua những đoạn diễn giải, những mẩu chuyện, những ví dụ nho nhỏ cũng đủ thấy hay về mặt văn học và đủ để thấy một trời bình yên trong lòng rồi, không cần gì nhiều hơn.” – Hoai Thao (Goodreads, 2021)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee
Trà My