Green Library - Cùng con yêu sách

THƯ VIỆN CỘNG ĐỒNG KHU CHUNG CƯ
312741564_3220290304967257_3717916957147477600_n
hình ảnh một Thư viện chung cư – mình có dịp ghé

Nếu nói về gieo thói quen đọc và có sách để đọc thì mình nghĩ là trẻ ở đâu cũng cần cả thành thị và nông thôn, mình xin chia sẻ góc nhìn của mình về XÂY DỰNG THƯ VIỆN CỘNG ĐỒNG KHU CHUNG CƯ qua các hoạt động đã làm và mình nhận thấy có tính hiệu quả và tính tiết kiệm.
Thuận lợi nhiều hơn khó khăn
1/ Các khu chung cư thường có phòng sinh hoạt cộng đồng, hiện nay thì không khó để tạo một phòng thư viện ở góc độ diện tích khoảng 16 – 40mv.
2/ Có ban quản lí chung cư có thể đồng thời là ban quản lí thư viện.
3/ Đối tượng phục vụ lớn. Gia đình chung cư đa phần gia đình trẻ có con trong độ tuổi mê sách và cả người lớn nữa.
4/ Địa lí khu vực đi lại an toàn. Việc di chuyển trong một tòa nhà hay các tòa nhà trong một khu tiện lợi và an toàn hơn việc phải di chuyển với khoảng cách xa.
5/ Kinh phí dễ. Kinh phí dựa trên việc đóng góp của cư dân hoặc chủ đầu tư (chắc nhiều bạn phân tích được lí do hen).
6/ Truyền thông, tuyên truyền dễ. Các chung cư hay có group cộng đồng, mình tin là việc chia sẻ cũng rất dễ đánh đúng đối tượng.
Khi làm thư viện cộng đồng sẽ có nhiều lợi ích.
1/ Nếu giả sử 1 cuốn sách 50 gia đình đọc 50 lần thay vì mua 50 cuốn cho tủ sách từng gia đình thì lượng tiền bạc và lượng nguyên nhiên liệu dùng cho việc in ấn tiết kiệm rất nhiều (các công ty sách có thể không thích điều này).
2/ Tính tiết kiệm sẽ được đánh giá cao nếu bạn phải tự mua 1000 cuốn, thay vì 1000 gia đình góp mỗi gia đình 1 cuốn (bạn tự tính ha).
3/ Sách có tính chọn lọc. Nếu có đơn vị chuyên môn đứng ra tư vấn lựa chọn hoặc chưng cầu dân ý bạn sẽ thấy thực ra cũng không quá nhiều sách mà bạn đọc giới thiệu đọc hay biết tới nhiều đâu. Khoảng 500-1000 cuốn hay, nhiều người biết họ sẽ nhắc hoài và TẠI SAO LẠI KHÔNG ĐẦU TƯ CÁC CUỐN ẤY TRƯỚC và chia sẻ nó. (sách giờ nhiều lắm, chất lượng nội dung hình ảnh cũng từ chán tới siêu thích luôn đó).
Để làm tốt, theo cá nhân mình đã làm thì có 2 yếu tố.
1/ Xây dựng, hình thành nuôi dưỡng thói quen qua các buổi đọc và giới thiệu sách hàng tuần.
2/ Tích tiểu thành đại. Mua sách theo quý, năm 1-2 lần.
Chia sẻ từ thực tế bản thân mình đã làm với một phòng đọc chung cư. TỔ CHỨC ĐỌC THỨ 7 HÀNG TUẦN + MUA BỔ SUNG SÁCH THƯỜNG XUYÊN (2 lần/năm).
306512836_609376647555582_293430498763602908_n
đọc Sách cùng cô
277812423_5394189080593223_7010375739779954658_n
vui chơi sau đọc – trò chơi gắn liền nội dung với sách

Việc tổ chức đọc hàng tuần hiện bên chung cư thì mình phụ trách, mỗi tuần sẽ đọc VUI và tham gia hoạt động vui cùng nhau kèm giới thiệu một cuốn/bộ sách. Khi bạn làm thường xuyên (hoạt động của mình cần 5b liên tục) thì các bạn dần quen biết hoạt động. Sau 11 buổi đọc thì các bạn còn chủ động đề nghị vấn đề cần tìm hiểu. Sau 13 buổi đọc thì có bạn đứng lên đọc sách chia sẻ sách thay việc mình đang làm. Ở tuần 17 chúng mình bắt đầu có tổ chức workshop sâu hơn cho phụ huynh và chia sẻ làm dự án. Và theo dự án WeloveReading hay Reading Việt Nam thì việc cùng đọc với trẻ 20 cuốn sách – 20 tuần liên tiếp sẽ hình thành thói quen đọc ở trẻ. Tuy nhiên bạn đọc sẽ có phần ổn định và có phần thay đổi nên theo mình nếu có phòng đọc thì hoạt động đọc Vui nên tổ chức thường xuyên hàng tuần để trẻ đến với góc SÁCH và được hướng dẫn đọc. Việc đọc nên có hoạt động diễn ra offline nếu có điều kiện có thể kết nối với các đơn vị đọc online để nhiều trẻ được tham gia (Bên chung cư mình đang hoạt động chương trình online họ đang kết hợp với đọc sách của Mogu do cô Thảo bên đó phụ trách).
Mua Sách thường xuyên. Như bên chung cư mình đang làm ban quản lí rất lắng nghe và quan sát kĩ. Khi mua sách đợt đầu thì họ chủ yếu mua phục vụ đối tượng nhỏ 0 – 8 tuổi, và một vài sách cho đối tượng tiểu học. Sau đó thì qua các hoạt động chia sẻ hàng tuần lượng bạn đọc tiểu học dần nhiều hơn thì bên đó dần bổ sung lượng sách cho phù hợp đối tượng hơn. Do việc bổ sung đều đặn, hỏi từ các bạn có chuyên môn nên chất lượng sách rất tốt, phụ huynh và trẻ đều rất thích, sách luôn được sử dụng nhiều lần. Sách mua đều được bọc lại cẩn thận bằng giấy nilon dày/trong, dán tem của phòng đọc. Các bạn xuống đọc cũng có thói quen lấy sách ở đâu trả sách ở đó. Sách được bảo quản tốt. Thất thoát ít, 3 năm có cuốn vẫn còn khá mới (dù mình quan sát là có được đọc thường xuyên), có một số cuốn rách được bổ sung. Nếu tính mỗi lần bổ sung 3.000.000 mua 300 cuốn, 1 năm mua 2 lần thì 5 năm một thư viện có khoảng 3000 cuốn (con số ấn tượng đó ạ).
Ngoài sách, phòng có thể liên kết với các dự án xã hội khác để tổ chức các hoạt động chia sẻ phù hợp như: kĩ năng an toàn và phòng chống xâm hai, chia sẻ sống xanh…
mình hi vọng bài chia sẻ của mình mang tới cho mọi người thêm một góc nhìn mới về việc làm thư viện cộng đồng! Cảm ơn bạn!

341001094_241499201737222_6975183209450634611_n

Review bộ sách DẾ CHESTER VÀ CÁC BẠN

“Thật dễ dàng để yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình quả là rất khó khăn”…

121995237_10222652364914530_3728241313764895972_n

Review David và cây vĩ cầm biết nói

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách đẹp tới tột cùng, một vẻ đẹp hồn hậu, trong veo và thanh khiết nhất. Chắc chắn David…

129862145_2714551872207772_678045430805396291_n

Review JOE SỐ DÁCH

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách để truyền cảm hứng sống: chân thành, chăm chỉ, tự do…mình tin chắc JOE SỐ DÁCH sẽ phù…