Green Library - Cùng con yêu sách

Victor Hugo là ai ?

Victor Hugo tên đầy đủ là Victor-Marie Hugo (26 tháng 2, 1802 – 22 tháng 5, 1885 tại Paris) là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông là tác giả của hai tác phẩm nổi tiếng Nhà thờ Đức bà Paris và Những người khốn khổ.

Bài báo nói về Victor Hugo

Sách của Victor Hugo

  • Nhà thờ Đức bà Paris
  • Những người khốn khổ
  • Ngày cuối cùng của một tử tù
  • Lao động và biển cả
  • Chín mươi ba
  • Thằng cười
  • Chú bé thành Paris

Review “Nhà thờ Đức bà Paris”

“Tác phẩm này vẫn mang đúng vibe tình yêu bi kịch trong các tác phẩm văn học kinh điển. Một vài điểm nhấn ấn tượng của cả tác phẩm với mình chắc có lẽ là hình tượng nhân vật thằng gù Quasimodo ở nhà thờ Đức Bà, tình mẫu tử của mụ Gudule dành cho con gái trong cuộc trùng phùng sau hơn 15 năm và đặc biệt là hình tượng nhân vật nữ chính gây ức chế thật sự với một niềm tin ngu ngốc trong tình yêu” (Nam – Goodreads)

“Nếu đã quen đọc những dòng văn hiện đại, rất khó để đọc hêt tác phẩm kinh điển này! Cách dùng từ và lối viêt văn đầy chât thi ca của thời điểm mà tác phẩm ra khiến nó khó đọc, cảm thấy còn khó đọc hơn cả cuốn trăm năm cô đơn mà tôi vừa đọc xong.
Tuy nhiên nếu không cố đọc những đoạn miêu tả lịch sử, kiến trúc… (nhất là lần đầu tiên đọc tác phẩm này), chỉ nhập tâm vào côt truyện của những nhân vật chính thì sẽ thấy dễ đọc và rất cuốn hut.” (Minh Thanh – Goodreads)

“Lãng mạn nhưng giọng điệu vẫn châm biếm nhiều chỗ rất thú vị
Xây dựng nghệ thuật đối lập tuyệt vời
Trình tự thời gian phức tạp, đan lồng rất linh hoạt” (Trinh Tan – Goodreads)

Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee

Review “Những người khốn khổ”

“Sự khắc nghiệt của kỷ luật đã đưa người nghèo khổ Jean Valjean thành tù khổ sai. Biến một người lao động nghèo thành một hung thần.
Sự nhân từ của vị Giám Mục đã gieo mầm tốt trong anh, từ đó anh giúp đỡ nhiều người khốn khó.
Việc giúp đỡ người khốn khó trong khuôn phép đã đẩy người phụ nữ từ một lao động chân chính trở thành gái mại dâm.
Để cứu cho người trộm quả táo không mang án tù khổ sai giống mình (trộm bánh mì) ông đã buôn bỏ tất cả xa hoa, danh vọng để lại chốn lao tù, nơi ông đã 3 lần vượt ngục bất thành để cái án ăn trộm bánh mì phải chịu 19 năm tù giam.
Ông viết tác phẩm này năm 1862, lúc này ông đang bị đi lưu đày ở Bỉ…, và vẫn chưa kết thúc, đến năm 1870, cũng là con số 19 năm như 19 năm tù của Jean Valjean. Phải chăng là sự trùng hợp…” (Anh Minh – Goodreads)

“uyệt phẩm của một trong những đại thi hào lớn nhất mọi thời đại. Những người khốn khổ là một thiên hùng ca u uất về những con người dưới đáy xã hội nước Pháp thời xưa, nhưng họ vẫn giữ cho mình được một lương tâm trong sáng và kiên định.
Tác giả đã khéo léo lồng ghép các sự kiện lịch sử trong thời kỳ Cách Mạng Pháp đầy biến động, để cung cấp cho người đọc lượng tri thức phong phú về mọi khía cạnh, nhưng vẫn giữ được nguyên chất văn chứ không hề khô khan.
Lúc đọc tác phẩm này, mình rất sợ, sợ cái xui, cái rủi, cái bất hạnh lại đến với những nhân vật đã chịu quá nhiều khốn khổ trước đó. May thay, kết cục của truyện vẫn là một cái kết có hậu.
Respect Jean ValJean, con người thánh thiện nhất mà nhân loại có thể tưởng tượng ra.” (Trường Antonio – Goodreads)

“Lần đầu mình đọc bộ này là khi 15 tuổi, lúc đó đọc chỉ thấy hay nhưng thật sự chưa cảm nhận được hết nỗi khổ của Giăng Van Giăng, Frantin, Codet vvv… Vì lúc đó đã ra đời đâu mà biết khổ là gì. Nhưng đọc lại ở tuổi 32, trải qua nhiều chuyện, thì cảm thấy hiểu nhiều hơn, thấm nhiều hơn” (Nguyên Nam – Goodreads)

Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki hoặc Shopee

Review “Ngày cuối cùng của một tử tù”

“Câu chuyện là phát ngôn rõ rệt nhất của tư tưởng muốn huỷ bỏ án tử và khổ sai chung thân ở Pháp mà Victor Hugo nuôi dưỡng trong suốt cuộc đời viết văn của ông. Lời tự sự của người tử tù thật sự làm mình cảm thương và chấn động. Nhưng mình vẫn chưa có được câu trả lời cho câu hỏi: Có nên huỷ bỏ án tử hình? Victor Hugo hoàn toàn có lý ở điểm không ai có quyền tước đoạt mạng sống của bất cứ ai, cho dù người đó đã tước đoạt mạng sống của một người khác. Vì nếu như ta trừng phạt họ bằng án tử, chẳng phải ta cũng là kẻ giết người? Nhưng rồi câu hỏi đặt ra là: Liệu người ta có thật sự hối cải nếu được tha thứ? Hình phạt nào là thích đáng cho những người đã làm nên tội lỗi? Hay là chẳng cần một hình phạt nào cả? Nói cho cùng, con người gây nên tội ác cũng từ cái lỗi ở gốc xã hội mà ra. Có lẽ, để xoá bỏ tội ác, cách tốt nhất không phải là sự trừng phạt, mà là sự sửa mình của cả một xã hội.” (An Butchers – Goodreads)

“Không phải 1 ngày cuối, chính xác là giai đoạn từ nhà tù đầu tiên, chứng kiến những người tù, những người khổ sai, rồi mới qua nhà tù thứ 2, rồi cuối cùng là quảng trường Greve.” (Le – Goodreads)

“Ngôn ngữ của Victor luôn vậy, giàu tính nhân đạo.
Nay t đọc cuốn này, t đã trả lời đc câu hỏi mà t luôn băn khoăn. Cần hay không cần việc kết liễu một người vì hành vi phạm tội của ng đó?
“Không nên tước đoạt cuộc sống của một con người cho dù tội lỗi của họ đến mức nào”” (Joni – Goodreads)

Xem thông tin chi tiết về sách tại Tiki hoặc Shopee

Review “Lao động và biển cả”

Lao động biển cả (Les Travailleurs de la mer) đã cuốn hút rất nhiều bạn đọc Việt Nam biết tiếng Pháp qua nhiều thế hệ. Đây không chỉ là một tác phẩm hiện thực phản ánh xã hội tư sản Pháp trong những ngày đầu của chế độ tư bản ở nước này. Qua tác phẩm này tác giả cũng xây dựng thành công một số nhân vật điển hình đại diện cho cái Thiện và cái Ác. Với một ngòi bút vững vàng đầy kinh nghiệm, tác giả đã vạch trần những mánh khóe xảo quyệt táng tận lương tâm của những con người như Rantaine hay Clubin. Đồng thời ông cũng miêu tả rất thực và rất sinh động những con người chân chính, lao động không mệt mỏi như Gilliatt. Qua câu chuyện tình éo le, dang dở của Gilliatt, bạn đọc vừa cảm thương cho số phận hẩm hiu của anh vừa căm giận những bất công trên đời này. Phải chăng đấy là một thứ “định mệnh của vạn vật”?

Dẫu sao, sau khi đọc xong dòng chữ cuối cùng, gập sách lại, bạn đọc vẫn còn thấy lắng lại trong tâm tư những gì cao quý, tuy chua chát, của con người. Bởi vì trước sau Victor Hugo vẫn là một nhà văn đại diện cho các nhà văn lớn thế giới với những tư tưởng nhân văn cao quý.

“Nhà xuất bản Văn học mới đây đã cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết đầy không khí sử thi của ông mang tên “Lao động biển cả”. Tác phẩm mô tả cuộc đấu tranh của chàng đánh cá Giliatt với biển cả và sự hy sinh cao quý của chàng cho hạnh phúc của người chàng yêu tha thiết, Deruyset.Trước tiên phải khẳng định, đọc cuốn tiểu thuyết này không dễ, bởi người đọc phải có sự hiểu biết tương đối về không gian sử thi và thần thoại Hy Lạp. Các nhân vật trong tiểu thuyết “Lao động biển cả” cũng như hầu hết những tác phẩm khác của đại văn hào Victor Hugo đều không có nét đặc sắc về tâm lý. Gilliatt- nhân vật chính không có những biến đổi tâm lý mạnh, cuốn sách cũng không có nhiều trường đoạn khắc hoạ suy nghĩ của anh.Như Giáo sư Đặng Thị Hạnh đã nhận xét, những tâm lý nhân vật trong “Lao động biển cả” chỉ là những giản đồ tâm lý so với các tiểu thuyết gia khác như Stendhal, Balzac, Flaubert… Vì vậy so với thời gian tiểu sử-cốt truyện thì có thể coi dòng thời gian tâm lý trong tác phẩm này không có vai trò như trong các tiểu thuyết đương thời của Balzac, Flaubert…. Nhịp điệu trong tác phẩm này chỉ vang lên rõ nhất ở thời gian sự kiện.Nhưng “Lao động biển cả” cũng có một kết cấu sự kiện chặt chẽ chứng tỏ sự già dặn trong nghệ thuật kể chuyện của Hugo sau những kiệt tác “Nhà thờ Đức Bà Paris” (1831), “Những người khốn khổ” (1862). Có thể chứng minh điều này khá rõ qua cách bố trí một cách chặt chẽ kết cấu sự kiện trong lời kể của tác giả và việc sử dụng những thủ pháp “treo tình tiết” theo kiểu tiểu thuyết đen khá phổ biến đương thời.Một độc giả yêu văn học cho biết: “Các đoạn tả cảnh gió, cảnh bão, cảnh Gilliat tự dựng xưởng sửa tàu giữa biển khơi khiến tôi đọc đi đọc lại không thấy chán. Cả các đoạn viết về địa chí của cụm đảo Ghecnơxê cũng vô cùng hấp dẫn. Đoạn tôi thích nhất là đoạn hội thoại giữa tay thuyền trưởng và tay lái súng khi mặc cả khẩu súng 6 nòng của Mỹ – hoặc đoạn mặc cả với bọn buôn lậu cũng vậy”.Như lời đề tặng của tác giả: “Tôi tặng quyển sách này cho hòn núi mến khách và tự do, cho mảnh đất Normandi già cỗi, nơi sinh sống của dân tộc cao quý nhỏ bé miền biển, cho đảo Ghecnơxê nghiêm nghị và hiền hòa, chỗ nương thân hiện thời của tôi và có thể là nơi tôi yên nghỉ”, cuốn tiểu thuyết “Lao động biển cả” là một món quà vô cùng ý nghĩa cho những độc giả vẫn còn nặng tình với vẻ đẹp thuần khiết của văn chương cổ điển.” (Bình Yên – Downloadsach)

Xem thông tin chi tiết về sách tại Tiki hoặc Shopee

Review “Chín mươi ba”

“Văn học kinh điển chưa bao giờ nằm trong danh mục ưa thích của mình vì nó đòi hỏi nhiều kiến thức về thời kì lịch sử, bối cảnh ra đời của tác phẩm mới có thể hiểu trọn vẹn những tư tưởng được tác giả gửi gắm. Với 93, mình cần tới 3 lần đọc mới có thể hiểu được, tạm gọi là ổn cách xây dựng nhân vật, cốt truyện của tác giả. Nhưng mình không hề hối tiếc về việc đã nghiền ngẫm nó tới 3 lần. Thật sự đây là một cuốn sách rất đáng đọc. Nó cho thấy những nghịch lý, những mầm mống báo hiệu cho sự sụp đổ của nền cộng hòa non trẻ, những con người sống vì trách nhiệm và nghĩa vụ với tổ quốc nhưng cũng giàu lòng trắc ẩn. Chỉ có thể review đến vậy thoi, vì đọc nó cũng cách đây 2 năm r :)))” (Anh Kim – Goodreads)

“Một tác phẩm tuyệt vời!!! Trời ạ, văn chương của Victor Hugo thật sự không thể đùa được.
Đọc mà dằn xé theo nội tâm của các nhân vật, để rồi kết cục là chấp nhận với cái kết, vì nó quá hợp lý rồi.
Tính nhân đạo và tầm nhìn thời đại của Victor Hugo đối với ý nghĩa của lý tưởng cách mạng đã được thể hiện thật sự đỉnh.
Suy cho cùng thì mình vẫn cảm thấy tâm đắc nhất với một điều: “Nhân tri sơ, tính bổn thiện”, trong mỗi người ai cũng có hạt giống hiền lành, và sẽ xuất hiện dù cho con người đó đã chìm vào bóng tối xấu xa tàn bạo nhất.” (An Phương – Goodreads)

“Đẹp đến rợn người. Dẫu đã biết trước kết cục nhưng mình vẫn phải rùng mình ở đoạn kết.
Victor Hugo như muốn xé người đọc ra làm hai, lúc nào cũng diễn tả sự việc ở hai phía đối lập nhau. Và mình đã phải làm một kẻ ba phải suốt quyển sách, đoạn nào nói về phe nào thì mình đồng cảm với phe đó. Nhưng ở đoạn kết, mình có thể dứt khoát nói rằng mình đứng về phía Gauvain, về phía lương tâm và lương tri con người dù rằng nó trái pháp luật đến mức nào đi nữa.
“- Vậy, trên công lý là gì?
– Công bằng”” 
( Khánh Thư – Goodreads)

Xem thông tin chi tiết về sách tại TikiShopee

Review “Thằng cười”

“Một bức tranh về phương Tây thế kỉ 18 hết sức lạ lùng, dị hợm. Phải chăng người tỉnh táo trong truyện lại chính là những tên hề, những thằng cười mua vui cho thiên hạ ? Đoạn viết về con thuyền trên biển là đoạn ấn tượng với mình hơn hết cả và làm mình có chút liên tưởng đến tác phẩm Moby Dick.” (Vy Nguyên – Goodreads)

“Luôn 1 kiểu mô típ Victor Hugo. Kiểu cổ tích hiện đại. Đọc gần 20 năm rồi vẫn nhớ thì chắc là cũng đáng. Khéo lúc nào phải nỗ lực đọc lại Hugo mới được. Hầu như truyện nào của Hugo cũng thế: nhân vật xấu xí, bị vùi dập nhưng nhân cách sáng ngời, khiến nhiều người ngại ngùng cho bản thân =)))” (Nguyên Trang – Goodreads)

“đọc mà như là mình đang xem kịch ấy :))))
Nội dung khá dễ đoán. Hay là nhờ cách viết của Victor Hugo, tuy nhiều đoạn viết về lịch sử Anh mình chẳng hiểu gì :v
Nhưng có những bài học làm người khá chất trong quyển này” (Vũ Huy – Goodreads)

Xem thông tin chi tiết về sách tại Tiki hoặc Shopee

Review “Chú bé thành Paris”

“Một cuốn sách tái hiện nước Pháp trước Cách mạng, qua đó ta thấy đằng sau những thành công vang dội là những con người âm thầm hi sinh. Ngôn từ giản dị mà sâu sắc, văn phong mang màu sắc cổ điển, tất cả làm nên một cuốn sách tuyệt vời.” (Long Nguyễn – Tiki)

“Mình mua cuốn này vì truyện nằm trong danh sách khuyến đọc của Rose Nguyễn (tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu). Nội dung truyện đc biên tập tốt nhưng ko thể tránh việc gãy mạch truyện vì Gavroche là 1 phần/1 nhân vật trong Những người khốn khổ. Lúc đọc cuốn này tự nhiên mình nhớ cô dạy sử ngày xưa hay nói về sự thất bại của các cuộc chiến “… thời cơ chưa chín muồi”. Đọc cuốn này xong bạn sẽ muốn đọc tiếp Những người khốn khổ đấy!” (Tạ Tuấn Đạt – Tiki)

“Nếu đọc qua Những người khốn khổ thì bạn cũng thử nên tìm đọc cuốn này một lần. Không phí thới gian chút nào cả. Phải gọi là rất nể cậu Gavroche – một cậu bé dũng cảm, hài hước và lạc quan. Hình ảnh của nhân vật gợi lên cho người đọc về niềm tin, sự lạc quan trong cách sống và lòng dũng cảm khi đối đầu với hiểm nguy. Mình có cảm tưởng rằng Gavroche rất giống chú bé Lượm. Sách tốt, giấy không chói mắt, dù chưa đọc qua bản tiếng Anh nhưng mình cảm thấy bản dịch này rết xuôi, đọc rất êm. Cảm ơn tác giả và những người dịch.” ( *** – ireviewsach)

Xem thông tin chi tiết sách về tại Tiki hoặc Shopee

Thị Ý

341001094_241499201737222_6975183209450634611_n

Review bộ sách DẾ CHESTER VÀ CÁC BẠN

“Thật dễ dàng để yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình quả là rất khó khăn”…

121995237_10222652364914530_3728241313764895972_n

Review David và cây vĩ cầm biết nói

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách đẹp tới tột cùng, một vẻ đẹp hồn hậu, trong veo và thanh khiết nhất. Chắc chắn David…

129862145_2714551872207772_678045430805396291_n

Review JOE SỐ DÁCH

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách để truyền cảm hứng sống: chân thành, chăm chỉ, tự do…mình tin chắc JOE SỐ DÁCH sẽ phù…