Green Library - Cùng con yêu sách

Chetan Bhagat là một tác giả, nhà báo chuyên mục và youtuber người Ấn Độ. Anh được tạp chí Time đưa vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2010.

Báo chí nói về Chetan Bhagat

Liên hệ tác giả

Sách của Chetan Bhagat

  • Ngày Đẹp Hơn Sẽ Tới
  • Khi Yêu Cần Nhiều Dũng Cảm
  • Ba chàng ngốc
  • Ba Sai Lầm Của Đời Tôi
  • Five Point Someone
  • One Night @ the Call Center
  • 2 States
  • Revolution 2020
  • Half Girlfriend
  • One Indian Girl
  • The Girl in Room 105
  • One Arranged Murder
  • 400 Days

Review “Ngày Đẹp Hơn Sẽ Tới”

“Đọc cuốn sách này trong một ngày thật sự đẹp trời mà đọc xong thì thấy đời thật âm u :(((
Sao dạo này hay đọc phải những cuốn sách có cái kết gây buồn khó tả thế nhỉ, mặc dù ừ thì kết vậy là hợp lí rồi, haiz…

1. Bìa màu xanh, đẹp, thể hiện được mối quan hệ giữa các nhân vật.

2. Nam chính 1 – Gopal là một nhân vật khá tiêu biểu: trẻ, ít đẹp trai, học ít giỏi, nhà ít giàu nhưng lại nhiều ngông cuồng, nhiều cái tôi và nhiều tình yêu dành cho một cô gái. Chính vì cái gì cũng ít, chỉ có yêu là nhiều nên Gopal quyết định kiếm tiền bằng mọi giá. Khi lâm vào cảnh túng quẫn và bị chà đạp bởi vì nghèo, nếu bạn không bị đạp bẹp dí thì hẳn khi bạn ngoi lên được – đa số trường hợp là bạn sẽ giàu đến mức chả ngán bố con thằng nào luôn :v Nhưng phàm ở đời, những thứ gì mà bạn đoạt được bất chấp thủ đoạn, bạn sẽ phải đánh đổi nhiều thứ khác…Gopal là nhân vật cho đến cuối cùng vẫn khiến mình giận thì ít nhưng thương rất nhiều, chỉ có điều hơi thấy bức xúc vì Chetan Bhagat xây dựng nhân vật này vào những phút chót hơi bị “cao thượng hóa” -> chả có lí do gì để cuối cùng lại phải từ bỏ thứ quý giá nhất trong bấy nhiêu năm của mình như vậy, lí do thật không chấp nhận được. Này với mình gọi là giàu quá hóa hâm dở chứ không phải là cao thượng. Tình yêu vốn chẳng phải là cái bánh chocolate để đem ra nhường nhịn như vậy được >”<

2. Nam chính 2 – Raghav là nhân vật mờ nhạt nhất trong số 3 nhân vật chính. Raghav là type người luôn bận rộn theo đuổi lí tưởng của bản thân (nhất là những lí tưởng có liên quan đến chính trị) thì lại càng dễ được xây dựng như một người hùng. Riêng mình, mình ít có cảm tình với nhân vật này nhất. Một người ở thời điểm xuất phát có gia đình êm ấm, đẹp trai học giỏi lại có được mọi thứ một cách chả mấy khó khăn nên dễ trở nên cao ngạo, bảo thủ và xem thường người khác. Mình cũng không ưa loại người đem sự bận rộn của bản thân ra để bỏ mặc người khác rồi lại đòi hỏi người ta phải thông cảm và luôn ở bên cạnh – cũng chính vì lí do này mà xém nữa thì Raghav ế truyền kiếp.

3. Nữ chính duy nhất – Aarti là minh chứng rõ nét cho câu “đẹp là được”, đằng này bả còn vừa giàu vừa đẹp. OK fine, vậy nên bả có quyền yêu người này xong bả bị bỏ xó do người ta bận quá xong bà bay qua ngủ với người khác vì tình yêu, xong vì hiểu lầm lại bay về cưới người lúc đầu. Bay qua bay lại bay tới bay lui, cuối cùng bả vẫn đẹp, vẫn giàu và đã có thể yên bề gia thất. Aarti là nữ chính gây ngán ngẩm nhất cho mình trong toàn bộ các tác phẩm của Chetan Bhagat. Rốt cuộc thì định nghĩa và cách nhìn nhận về tình yêu của cô nàng này hình như hơi có chút vấn đề…

Tóm lại thì đây là một tác phẩm hay, Ngày đẹp hơn sẽ tới thật sự có cái kết khiến con người ta tin vào cái tựa đề này, ừ thì hẳn sau tất cả, ngày đẹp hơn sẽ tới nhưng trước khi cái ngày đẹp hơn ấy tới, mình vẫn thấy thương và buồn cho Gopal vô hạn :(((

À, 4* là vì tại làm mình buồn nên trừ hẳn 0.5*, chứ mình thích cuốn này lắm í :P”

Anh – Goodreads

“Cao trào của câu chuyện nằm ở ngày sinh nhật thứ 24 của Gopal. Ban đầu mình đã không thể hiểu vì sao Gopal đối xử với Aarti như vậy, khi mà anh đã gần như có được trọn vẹn trái tim cô gái anh yêu. Nhưng càng đọc về cuối thì mình càng hiểu ra được lí do của Gopal, và cả câu nói của ông Chetan dành cho anh nữa: “Anh là người tốt”.

Không biết sao nhưng mình thấy không thích nhân vật Raghav :))) Kể cả anh ta là người giỏi giang, phóng viên đại tài, chính trị gia tham vọng, hay là người được Aarti lựa chọn, mình cũng thấy anh ta thật khó ưa ????”

Minh Trang – Goodreads

“Tác phẩm cho mình một cái nhìn về thực trạng chính quyền và tham nhũng, quả thật rất tồi tệ. Dù sao thì cái đó không quá quan trọng, điều mình muốn nói ở tác phẩm này, đó là sự hi vọng. Ai cũng có quyền hi vọng và cố gắng, nỗ lực vì nó. Những mất mát, hi sinh mạnh mẽ đến mức chạm được vào lòng người của Gopal khiến anh trở thành một người đáng thương và cô độc. Nhưng đó là con đường anh đã chọn, con đường ấy của anh trước khi được chuyển hóa thành sự hi sinh thì cũng đã làm tổn thương đi mối quan hệ của 3 người. Phải, anh đã sống thiếu hơn nhiều, đã sai từ khi ý thức chưa phát hiện ra sự dối trả của cuộc sống. Anh đáng thương từ bé, nhưng điều ấy không thể bào chữa hoàn toàn cho những điều anh vô tình gây ra.
Dù sao thì, Gopal cũng đã nhận ra, anh thiệt thòi hơn nhiều, mất mát nhiều, nhưng ko quá muộn để sau này có một ngày hối hận ko kịp. Tác phẩm đã đưa ra bài học lớn rằng bất cứ ai, trong hoàn cảnh nào, ngu ngốc ra sao, đều có quyền hi vọng và nỗ lực cho một tương lai tốt hơn. Chấp nhận mất mát còn hơn là cả đời sống trong sự dối trá.”

Lạt Đà – Goodreads

“Câu chuyện lấy bối cảnh ở Varanasi, thành phố nhỏ nằm bên bờ sống Hằng, cổ kính và nổi tiếng về chùa chiền và hoả thiêu ở Ấn Độ. Ba nhân vật chính: Gopal, Aarti và Raghav tạo nên một tam giác tình yêu kinh điển, tuy nhiên những gì mà họ gặp phải trong suốt quá trình trưởng thành và tranh đấu với cuộc sống mới là thứ hấp dẫn của Revolution 2020. Tôi thường rất thích đọc những câu chuyện mang tính chất địa phương, những câu chuyện nói với tôi về những vùng đất xa lạ, thói quen, tập quán, cuộc sống, tình yêu ở đó và thực sự Chetan Bhagat đã làm rất tốt những điều đó ở đây. Mặc dù đoạn kết làm tổng thể cuốn sách có vẻ hơi sến nhưng nhìn chung tôi đã rất thoả mãn trong cả quá trình đọc sách. Tưởng tượng coi nếu câu chuyện xảy ra ở xứ tôi, có lẽ cái kết sẽ hoàn toàn khác, mặc dầu tôi biết câu chuyện này, diễn biến tâm lý nhân vật như thế này có thể xảy ra ở mọi nơi quanh tôi.
4/5 sao, tuy nhiên bản tiếng Việt của Nhã Nam có bìa xấu quá.”

Hằng Trần – Goodreads

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki

Review “Khi Yêu Cần Nhiều Dũng Cảm”

“Quyết định quay lại với thể loại tiểu thuyết sau một khoảng thời gian vô cùng dài, đã có những thời điểm cảm thấy tiểu thuyết = ngôn tình = phù phiếm, nhạt nhẽo và chỉ đầy mộng tưởng.
Quyết định chọn một cuốn sách đã nằm trên giá sách từ rất lâu, và bất ngờ khi nhận ra đó là một cuốn sách của tác giả Ấn Độ. Có lẽ, cuốn sách đã được lựa chọn dựa vào tiêu đề, trong một lần lang thang trong hiệu sách khi bế tắc như thường lệ, và có lẽ, là khi chính bản thân đang cảm thấy tuyệt vọng trong câu chuyện tình yêu của chính mình.
Gạt bỏ đi những định kiến hiểu biết ít ỏi về Bollywood, về Ấn Độ bấy lâu, để tiếp cận một nền văn hoá hoàn toàn lạ lẫm và thật sự rắc rối!
Câu chuyện không có quá nhiều cao trào, cũng không quá lãng mạn, nhưng lại thấy nhiều cái “tình” qua giọng văn hóm hỉnh của tác giả. Những vấn đề, mâu thuẫn, uẩn khúc, dằn vặt, khổ sở, đều được “dí dỏm hoá” thật nhẹ nhàng. Dù có quá nhiều kiến thức, từ ngữ xa lạ của nền văn hoá tỉ dân, thậm chí là cả những điều mới lạ với chính tác giả, để có thể ghi nhớ hết, nhưng vẫn có thể cảm nhận rõ nét về con người, về văn hoá, về vùng miền, về lối sống, về suy nghĩ, về tư tưởng Ấn Độ.
Đúng như lời bình luận cuối sách, “một số nhà văn thành công trong việc biểu lộ tâm tư, một số khác thành công trong việc bày tỏ quan điểm. Chetan Bhagat làm được cả hai.”
Khi yêu, cần nhiều DŨNG CẢM!”

アン – Goodreads

“Tôi nhìn thấy một phần câu chuyện của tôi ở trong đó. Khi bạn đã quen với sự cô đơn, lạc lõng của việc ở một mình thì tình yêu đến với bạn. Trong sáng và tự nhiên. Cho dù có lúc bạn đã bước đến ranh giới của một người anh trai tốt, thỉnh thoảng bạn lại bị đẩy sang một người bạn biết điều. Nhưng bạn nhận chắc rằng tình yêu của bạn đủ lớn để vượt qua tất cả những điều đó.

Tôi nhìn thấy một phần gia đình tôi ở trong đó. Khi trong bạn đã có sẵn những khó chịu với gia đình, những bức xúc bạn đã từng trải qua và những con đường mòn đã được xây dựng nên trong cả một thế hệ. Nhiều khi tôi không chịu nổi vì sao những người thân thiết với nhau cứ muốn làm cho nhau khổ một cách cùng cực, bứt rứt và ức chế đến vậy. Nhưng tôi cũng khâm phục những điều mà họ đã làm, học cách họ cảm thông và tha thứ cho nhau, cho dù chỉ là trong câu chuyện.

Để yêu thương cần rất nhiều dũng cảm, chắc chắn rồi. Không chỉ yêu cái tôi của bản thân mỗi chúng ta, phải học yêu những người xung quanh bạn nữa.”

Mark Tuyen – Goodreads

“Mình nhặt được quyển này trong thùng sách của Nhã Nam thư quán, giảm 40% vì bị hỏng bìa. Kì thực là mình không kì vọng gì quá nhiều, về cả tác phảm và tác giả, nếu không nói đây là lần đầu tiên mình gặp gỡ văn học Ấn Độ. Và nó không làm mình thất vọng tí nào.

Khi yêu cần nhiều dũng cảm là câu chuyện tràn đầy những năng lực tích cực giữa những vấn đề tiêu cực của một xã hội còn nhiều bất cập và cổ hủ. Sự duyên dáng, tinh tế, dí dỏm dường như làm mọi thứ và nhẹ nhàng hơn và màu sắc hơn, nói chung là có đủ mọi yếu tố, từ giải trí cho đến thời sự.

Nếu không phải vì giọng văn của Chetan hài hước, châm biếm và đôi phần mỉa mai, thì mình chắc cũng không thể cười nổi vì cái hiện thực phân biệt tôn giáo vùng miền ngay trong một quốc gia thật ra vẫn còn phổ biến ở quá nhiều nơi trên cái hành tinh này, chứ không riêng gì Ấn Độ. Mình đã chứng kiến nhiều cuộc tình tan vỡ vì cái lí do kì lạ như thế ngay trên chính đất nước của mình, và mình cũng cứ lăn tăn mãi rằng cho đến bao giờ tất cả mọi người mới đấu tranh được như hai nhân vật trong truyện, rằng con cái họ sẽ không phải người vùng này hay vùng nọ, mà là đến từ cùng một đất nước.

Khi nói rằng “Khi yêu cần nhiều dũng cảm”, dũng cảm ở đây vượt lên rất nhiều cái dũng cảm mà mình nghĩ đến ban đầu. Phải đối mặt với rất nhiều những rào cản về gốc gác, về gia đình, trong một xã hội vẫn còn nặng về tiền nong hơn là phẩm giá và học thức của một con người. Cứ coi như cái kết viên mãn của câu chuyện là cổ tích, là không thực tế, thì đôi lúc mình cũng chỉ cần những cái ấm áp nhẹ nhàng như vậy, chỉ riêng cuộc sống là đã đủ nặng nề rồi.

Mình thật ra cũng chưa hiểu tại sao lại có nhiều review khắt khe với cuốn sách này đến thế, đa phần là người Ấn Độ, có lẽ có điều gì về văn hóa mình chưa hiểu được chăng. Còn mình, mình thích quyển sách này ngay từ 20 trang đầu tiên, và mình khẳng định luôn là mình bị crush văn học Ấn bắt đầu từ đây.”

Le Quynh Huong – Goodreads

“Hài hước, hấp dẫn.

Well, mình không hiểu lắm những xung đột tôn giáo ở Ấn Độ. Tìm cuốn này ở Goodread, đọc những cmt chê và cho 1 sao, đa số toàn những người Ấn Độ. Tôn giáo là một điều gì đó vô cùng lớn lao. Ngay cả ở VN, chuyện theo đạo hay không theo đạo, cũng là một vấn đề luôn được đem ra mổ xẻ ở bàn nhậu khi một mối tình nào đó tan vỡ vì nó. Và nó hầu như không có điểm kết.

Tuy nhiên, nếu có cặp đôi nào như nhân vật chính trong này, có thể phá vỡ bức tường vô hình của tôn giáo trong hôn nhân, âu cũng là điều vô cùng tốt.

Một cuốn sách hay về tình yêu, bạn nào bên đạo đang yêu người ngoại đạo, hay ngược lại, mua đọc thử nhé.”

Thang Hoang – Goodreads

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki

Review “Ba chàng ngốc”

“Lâu lắm rồi mới đọc được một quyển sách mà tâm đắc như thế này sau bộ truyện của Marc Levy năm ngoái. Kiểu cùng một nội dung về tình yêu, bạn bè nhưng truyện nước ngoài luôn có một hướng khai phá mới với nội dung cực kì lạ khiến mình không thể nào rời mắt được :))
Truyện được viết theo lối văn hài hước. Nhưng ý nghĩa của truyện thì sâu sắc vô cùng: từ tình bạn bè, tình yêu đương, tình cảm giữa con cái-cha mẹ, cho tới việc phô bày những thiếu sót trong hệ thống giáo dục đương thời và việc quan trọng hóa quá mức những con điểm GPA. Cốt truyện là thứ mình không thể nào đoán trước được, kiểu mình không thể nào ngờ được tác giả lại có thể khai phá các đề tài trên bằng những tình tiết đó, rồi mình cũng không thể ngờ được cách những tình tiết này lại có thể liên hệ được tới những tình tiết kì lạ hơn. Hơn thế nữa, mình thấy bản thân mình trong cốt truyện này. Đó là những buổi cúp học trốn đi chơi với hội bạn, là những bài kiểm tra mà cả nhóm hợp tác với nhau để làm bài và qua môn :))
Truyện nổi tiếng lâu rồi mà giờ mình mới đọc :)) Thật là tiếc quá đi.”

Kim – Goodreads

“Cuốn sách này mình được tặng bởi người bạn đã thân thiết cùng mình trong suốt 3 năm cấp 3, là người đã gắn bó với mình từ khi mới chập chững vào lớp 10 với bao bỡ ngỡ. Hồi mới được tặng mình vui lắm vì trước đó mình có xem qua phim này và kể cho Hoàn nghe về những tình tiết trong phim. Và có lẽ vì thế mà vào đúng sinh nhật mình ( có lẽ là năm mình lớp 11 hoặc 12 gì đó) Hoàn đã tặng mình quyển sách này kèm theo 1 quyển vở. Mình đã từng mở sách ra đọc thử nhưng có lẽ lúc đó bản thân có những thú vui khác hoặc k có hứng thú vs sách nên mình đã để nó trên kệ sách tới hiện tại mới đọc. Thật may mắn khi mình có thể tìm thấy lại hứng thú cx như động lực đọc sách. Quyển sách này thực sự hay và thú vị. Nhiều chi tiết hài hước kèm theo đó là những bài học sâu sắc đến từ Alok, Hari và đặc biệt là Ryan. Cả 3 người họ đã trải qua một thời thanh xuân tuyệt vời với đầy những niềm vui, hạnh phúc, nhưng kèm theo đó cũng là những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Họ vừa nhút nhát nhưng cũng thật gan dạ. Nhút nhát khi vừa mới bước vào một môi trường mới, với những người bạn mới, thầy cô mới, nhút nhát khi bày tỏ ý kiến cũng như cảm xúc đối với người khác. Tuy nhiên sự gan dạ trong họ mới đáng để nói đến. Họ thực sự đã cho t thấy được, nếu chỉ học mà nhắm đến kết quả, không có trong mình những người bạn, những ng bạn thân chí cốt, những kỉ niệm cùng nhau điên dại trong quãng thời gian tươi đẹp của thanh xuân thì thật là lãng phí, thật đáng buồn. Họ sẵn sàng mạo hiểm, đứng lên để trống lại sự tra tấn của thứ giáo dục hà khắc ở ngôi trường IIT – trường đại học danh giá nhất ở Ấn độ thời bấy giờ. Những việc họ làm thật ngốc nghếch nhưng cũng thật phi thường. Bản thân mình thấy còn quá nhiều điều mình cần phải học tập, cần phải chủ động nhiều hơn, tự giác học tập nhưng k được quên việc tương tác và những người bạn, người thân xung quanh mình! Thật sự cảm ơn tác giả đã sane xuất ra cuốn sách này!”

TrangBummm – Goodreads

“Quyển sách khá hay nói về một thời tuổi trẻ mài đũng quần trên ghế nhà trường. Phải nói là cả một thời thanh xuân như hiện ra trước mắt ???????????? dù là mới tốt nghiệp cách đây vài năm. Nhớ cái thời vật vã cấp ba cày ngày cày đêm chỉ để giữ điểm số trung bình cao ngất ngưỡng. Một hệ thống giáo dục sai lầm mà lúc xưa chưa được xem phim hoặc đọc quyển sách này. Khi xưa mà đọc quyển sách này sớm là “buông xoã” chứ không đến tận thời đại học mới nhận ra rồi! Vì cuối cùng khi ra trường ngừoi ta đâu ai nhìn điểm số mà chỉ xem năng lực thôi mà!!!
Xét về quyển sách này so với phim thì sách nêu bật rõ hơn sự khắc nghiệt của nền giáo dục điểm số. Phải nói là quyển sách không thi vị như trong phim. Sách lấy ngôi kể ở nhân vật Hari chứ không phải Ryan như trong phim, nên thật sự đọc sách nghiền ngẫm ra được rất nhiều. Ryan thông minh nhưng không phải là thiên tài như trong phim. Ryan cũng có sai lầm của mình chứ không tuyệt vời hoá. Phim phải tạo kịch tính khắc hoạ rõ một nhân vật nên đã vô tình làm phai mờ hoá hai nhân vật là Hari và Alok.
Điểm cuối cùng làm mình nghẹn ngào chính là người chị của Alok, chỉ chờ Alok có công việc để kiếm tiền về … có của hồi môn cho nhà chồng(!) Ôi trời, sao mà cái chế độ phong kiến hủ tục như vậy còn tồn tại. Con trai lấy vợ chỉ nhằm vào của hồi môn. Không có của thì đi lấy ngừoi khác có của cho mình. Nghe thực nực cười!!! Ôi không biết nói gì về cái chế độ này nữa. Cũng may là không sinh ra ở Ấn Độ!”

Doris – Goodreads

“Tuyệt. Đọc xong cuốn này nhớ lại thời học sinh viên. Nội trú ở trường quá. Nếu được hỏi thời gian đẹp nhất của cuộc đời là gì? Mình trả lời ngay là thời sinh viên. Thời mà không lo toan đến tiền bạc, danh vọng, địa vị xã hội. Thời mà chúng ta đối xử với nhau không phải vì vật chất mà là vì tình bạn.
Và đọc xong cuốn sách này, thấy thấm về cách học của người Ấn. Điểm trung bình chỉ tạo nên một sinh viên tốt, chứ không phải một con người tốt.
Chợt nhận ra Ryan. Nhân vật lầy và lười nhất cuốn sách lại sau này thành nhà nghiên cứu và có thể là một giáo sư và có the dự án của a ta có thể kiếm cả trăm triệu rupee ấy chứ.
Thât đúng để nói kết quả học tập chỉ tạo nên một sv tốt, chứ không phải một con người tốt. :))”

Hùng Cao Tiến – Goodreads

“Cuốn sách có quá nhiều ý nghĩa đối với tôi. Mỗi nhân vật đều đại diện cho một lớp người trẻ trong xã hội ngày nay. cuốn sách cuốn diễn tả thực trạng về việc học vì thành tích học vì điểm số chứ không phải vì đam mê. Rồi mọi người đánh giá nhau cũng bằng thành tích bằng điểm số. Nhiều người luôn mơ mộng về một giảng đường đại học vô cùng tươi đẹp nhưng khi đối diện với nó thì nó chẳng khác gì một cơn ác mộng. Nếu không giữ được chính kiến của mình thì sẽ bị sa ngã điển hình như ba nhân vật trong câu chuyện tìm số lẹt đẹt sa ngã vào con đường rượu chè hút hít. Nhưng có lẽ cảm động nhất trong câu chuyện đó chính là tình bạn vượt qua mọi giới hạn của ba nhân vật chính chính vì có nó mà họ đã vượt qua được mọi khó khăn để trưởng thành.”

Moz Nlinhh – Goodreads

“Cũng giống như “Triệu phú khu ổ chuột’ – tôi coi phim trước và vì thấy quá ấn tượng với bản điện ảnh nên mới phải tìm sách để đọc cho được
cũng giống như “Triệu phú khu ổ chuột’ – sách và phim không hoàn toàn giống nhau ở mọi chi tiết, nhưng có thể nói cả 2 đều rất hay, đều có những nét rất riêng, đặc biệt là phần nhạc phim
phim thì mãn nhãn, sách thì thỏa lòng 🙂

Tôi đã hiểu vì sao mà Bollywood phát triển không thua gì Hollywood rồi. Ai không thích phim Ấn Độ vì dăm ba phút thoại lại chen vào các màn ca hát nhảy mua lê thê thì tôi kệ, với tôi đó là một đặc trưng rất riêng – cũng giống người Việt Nam mình mê xem cải lương ấy, thoại vài câu lại ca cả đoạn đấy thôi 😛
“Ba chàng ngốc” đem đến cho ta cả những tràng cười nắc nẻ, cả những giọt nước mắt và rất nhiều triết lí đơn giản nhưng ko kém phần sâu sắc, đại loại như câu nói của anh chàng Rancho mà một thời tui thấy mọi người up rần rần trên FB kèm theo những tấm hình rất so deep “Follow excellence…Success will chase you” 🙂

“Ba chàng ngốc” dạy cho mọi người, đặc biệt là cho những người trẻ chúng ta cách theo đuổi đam mê, giá trị của tình bạn thực sự, của tình thân, tình yêu chân thành. Nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu lắng.
Ai đang mất định hướng hay gặp khó khăn trong hành trình theo đuổi đam mê, tôi nghĩ bạn có thể dành ra vài tiếng để nghiền ngẫm cuốn sách này, biết đâu bạn sẽ tìm ra thứ động lực bạn cần 🙂

Give me some sunshine
Give me some rain
Give me another chance
I wanna grow up once again
Na na na….Na na na….Na na na….Na na nana na…”

Anh – Goodreads

Xem thông tin sách trên Tiki

Review “Ba Sai Lầm Của Đời Tôi”

“Đây là cuốn sách tui cho 4.5* không hẳn vì nó là một tác phẩm xuất sắc về mặt nội dung, mà với riêng tui, nó hoàn toàn xuất sắc về mặt xúc cảm. Tui rất hay rate sách theo cảm tính, đôi khi nội dung không xuất sắc nhưng cảm xúc đọng lại thì thật tuyệt vời. Thế nên đừng ai thắc mắc sao GR rate cuốn này chưa tới 3* mà tui rate tận 4.5* nhé 🙂

Ba sai lầm của đời tôi là một cuốn sách càng đọc càng thấy thú vị. Phần mở đầu có vẻ hơi kiêng cưỡng và cũ kĩ để dẫn nhập vào nội dung chính của tác phẩm, nhưng bỏ qua đi, 1 hạt muối thì đáng gì với 1 cái hồ….

Sai lầm thứ 1: Đối với tui, đây không hẳn là 1 sai lầm – đây là rủi ro xui xẻo mà bất cứ một ai bước vào con đường kinh doanh đều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cái “sai lầm” này có thể được gọi tên là một “thiếu sót” thôi, kiểu như tỉ phú Warren Buffett đã đưa ra phương châm “Đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một giỏ”, làm gì cũng phải tính toán khôn ngoan cho những bất trắc từ trên trời rơi xuống.

Sai lầm thứ 2: Đối với tui, đây có thể là 1 sai lầm, lại có thể không. Cái gì dính dáng tới tình yêu, tới phụ nữ cũng đều gắn liền với vô vàn rắc rối. Không ai đảm bảo người biết kiềm chế dục vọng sẽ ko bao giờ mắc sai lầm trong tình yêu và ngược lại. Vả lại với 1 cô gái cá tính như Vidya thì ngây thơ như Govind có mà chạy đằng trời :v Nhưng thiệt ra theo quan điểm của tui, tình yêu thì gắn liền với tình dục – chỉ là chúng ta có biết quyết định đúng đắn thời điểm để cả 2 hòa làm 1 hay ko thôi.

Sai lầm thứ 3: Đây thì 80% đúng là 1 sai lầm, sai lầm đến từ bản tính ích kỉ của mỗi con người thường dẫn đến những hậu quả khó lường. Sai lầm này cũng chính là giọt nước làm tràn ly dẫn đến sai lầm thứ 4 của Govind.

Sai lầm thứ 4: à, cái này là tui tự ý thêm vô, tại tui thấy cái này cũng nên bị xếp vào 1 sai lầm khác, tự hủy hoại cuộc sống của chính mình mà ko nghĩ tới những người xung quanh thì đúng là sai lầm chứ còn cái khỉ gì nữa?!

3 sai lầm của Govind là 3 sai lầm mà bất cứ ai trong chúng ta đều sẽ mắc phải. Sai lầm trong sự nghiệp – sai lầm trong tình yêu – sai lầm vì chỉ nghĩ tới bản thân làm liên lụy người khác. Tui (và có thể là cả các bạn) sẽ nhìn ra bản thân mình trong 3 sai lầm của Govind.

Nói về Ba sai lầm của đời tôi, giọng văn của Chetan Bhagat đã bớt hài hước tưng tửng như hồi còn viết Ba chàng ngốc, Govind – Ish – Omi cũng là bộ ba bạn bè luôn vì nhau, tin tưởng nhau, liều lĩnh cùng nhau và sẵn sàng sống chết vì nhau. Tình bạn giữa họ đẹp, nhưng cũng ko tránh khỏi các xích mích, hiểu lầm và mất mát. Mỗi người có một tham vọng, một đức tin và một lẽ sống khác nhau và đều phải trả giá vì những thứ đó.
Tuyến nhân vật phụ: Ali, Fred, Vidya, Mami, cha của Ali…cũng rất ấn tượng.

Đây là 1 cuốn sách chứa nhiều chi tiết hài hước, vui vẻ và lạc quan nhưng đến những giai đoạn cao trào cuối cùng lại đầy mất mát, đau thương và nước mắt. Sự mất mát đó không hoàn toàn là do sự ích kỉ của mỗi người mà cũng là sự lựa chọn hi sinh của bản thân mỗi nhân vật.
Xung đột chính trị, tôn giáo của người Hindu và người Hồi Giáo được lồng vào xuyên suốt một cách khéo léo và đầy nhân văn, có mở nút, thắt nút nhưng cũng vẫn chưa bao giờ thật sự có hồi kết…

Tuy cuốn sách vẫn còn nhiều chi tiết hơi kiêng cưỡng, dài dòng nhưng dẫu sao cũng chỉ là những chi tiết rất nhỏ không đáng kể, đây vẫn là một tác phẩm rất đáng đọc cho những người trẻ đang loay hoay, sợ hãi việc mắc phải sai lầm…
để biết: Sai lầm là không tránh khỏi, con người ta đôi lúc vẫn phải mắc sai lầm nhưng quan trọng là ta phải biết sửa sai và đứng dậy.”

Anh – Goodreads

“Chính trị và tôn giáo – có một ít chính trị và tôn giáo. Nhưng như đa phần các thứ liên quan đến hai vấn đề này mà tôi được phổ cập từ các nguồn và thiết bị khác, bao gồm cả môn học củ chuối ở trường và chương trình thời sự hàng ngày, tôi ít hiểu và cũng không cố để hiểu.
Cricket – có kha khá cricket. Và tôi lại không hiểu tiếp. Việt Nam có ai chơi môn này đâu.
Những phần còn lại và sự hài hước – có khá nhiều sự hài hước – cái này thì xài được.

Người viết câu chuyện này có khả năng chọc cười một cách tự nhiên. Anh ta có thể làm bạn cười thoải mái, vào lúc không ngờ, kiểu như chuyện đó cũng bình thường như việc ăn uống đi lại vậy. Thật sự là khá thú vị đấy.
Rồi là nó cũng khá nhiều lần khiến tôi đắng hết cả lòng mình vì những phát biểu thần sầu. Như là:
“Cuộc sống thật khó khăn khi bạn luôn phải trò chuyện với người thông minh hơn mình.”
Hoặc là đắng hết cả lòng hộ nhân vật. Như là:
“‘Người bạn rất tốt’ là một hạng mục nguy hiểm với các cô gái Ấn Độ. Từ đây bạn có thể đẩy tiến độ rất nhanh. Hoặc là, nếu phạm sai lầm, bạn sẽ xuống hạng mục thấp nhất do phụ nữ Ấn Độ tạo ra – anh trai kết nghĩa. Anh trai kết nghĩa thực ra nghĩa là ‘anh có thể trò chuyện với tôi, nhưng đừng bao giờ nghĩ linh tinh về bất cứ điều gì khác’.”
Chỗ kia thay “Việt Nam” cho “Ấn Độ” chắc cũng khả dụng đấy, hehe.
Thay vì cảm giác xa vời như ở trên trời, nó là dạng biểu đạt sẽ tạo ra sự gần gũi thoải mái như kiểu ngồi chuyện phiếm với mấy đứa bạn thân vậy. Thích sự lém lỉnh tinh quái đó của Chetan Bhagat. Chẳng may là chính cảm giác đời thường đấy cũng có nguy cơ làm người đọc bị chán. Tôi ước gì câu vừa rồi chỉ là sự chụp mũ trắng trợn.
Cá nhân tôi thích cuốn này, nên ngạc nhiên tí thì ngã ngửa vì nó bị Goodreads chấm điểm và đánh giá thấp đến thể. Mèn ơi, nó hơn khối cuốn khác ấy chứ.”

Haiiro – Goodreads

“Nếu từng đọc Ba Chàng Ngốc, hẳn bạn đã quen với lối viết tự nhiên, đơn giản của Chetan. Dẫu kể câu chuyện về những người lạ, xen lẫn nhiều vấn đề phức tạp của xã hội, Chetan vẫn vẽ nên những nhân vật tựa như bạn bè thân thiết của anh. Đó là Govind, chàng trai nghèo có khát vọng làm giàu mãnh liệt và đầu óc kinh doanh tài tình. Đó là cậu bạn khù khờ Omi, vốn được cha mẹ trải đường trở thành thầy tế nhưng muốn khẳng định giá trị riêng. Đó là Ishaan với ước mơ được vào đội tuyển quốc gia nhưng tài năng chỉ dừng chân trong khu phố nghèo. Ba người bạn cùng mở một cửa hàng dụng cụ thể thao, lọt thỏm giữa những mâu thuẫn tôn giáo, xung đột chính trị và thảm hoạ tự nhiên tại Ấn Độ.

Ba sai lầm của Govind có thể dễ dàng nhận thấy nhưng với mỗi người cùng trải nghiệm khác nhau sẽ rút ra bài học khác nhau. Khép lại cuốn sách, trong đầu mỗi độc giả vẫn văng vẳng hai câu hỏi không lời hồi đáp, rằng: “Liệu những giấc mơ cá nhân có thể chiến thắng cơn ác mộng của thực tế?” và “Những sai lầm của cuộc đời có cản bước chúng ta đi?”.

Cốt truyện “Ba sai lầm của đời tôi” độc đáo tuy nhiên cách triển khai của Chetan còn lỏng lẻo. Câu chuyện đặt tại Ấn Độ, bối cảnh vốn xuất hiện nhiều vấn đề như xung đột văn hóa, chính trị, tôn giáo, hay đơn giản là thiên tai. Giữa vũng bùn lầy ấy, các nhân vật loay hoay tìm dấu ấn cho riêng mình. Bản thân tác giả cũng loay hoay khi vừa truyền tải thông điệp chính vừa ôm đồm quá nhiều bài học về các vấn đề lớn.

Dẫu sao, “Ba sai lầm của đời tôi” vẫn là cuốn sách hay, đem lại nhiều trải nghiệm phong phú cho đối tượng độc giả trẻ tuổi, những người vẫn đang hoang hoải đi tìm ý nghĩa cuộc đời và chinh phục ước mơ.”

Tú Anh – Goodreads

“Quyển sách kể về 3 sai lầm của Govind (một chàng trai trẻ đam mê kinh doanh) với bối cảnh khi cậu còn nhỏ. Khi đó, Govind cùng với 2 người bạn thân cùng sinh sống ở một làng quê nhỏ thanh bình tại Ấn Độ, nơi mà giấc mơ được làm giàu, đỗ vào trường đại học tốt, được đổi đời trở nên vô cùng phổ biến.

Cũng dễ hiểu tại sao Govind lại mắc 3 sai lầm. Mình không cho nó là sai lầm, vì ai cũng có thể cảm nhận được một phần tuổi thơ của họ khi bàn về những sai lầm của Govind, và xem nó như là một phần của cuộc sống. Tuy nhiên, nó có thể nó mang lại cho Govind những tổn thương quá lớn khó hàn gắn được.

Mình rất thích cách mà tác giả lồng ghép những vấn đề xã hội đối chọi với nhau, gây mâu thuẫn đến ngộp thở như:
– Tình bạn bè thân thiết vs đam mê làm giàu.
– Tình yêu nam nữ vs tình thầy trò.
– Lòng ích kỉ cá nhân vs lòng trượng nghĩa, vị tha.
– Lòng yêu nước vs niềm tin vào tín ngưỡng, tôn giáo.
– Tình cảm gia đình ruột thịt vs tình bạn bè vs lòng yêu nước vs tính nhân bản.

Đây là một câu chuyện mang tính nhân văn sâu sắc, đề cập đến lòng yêu nước, ước mơ làm giàu, nuôi dưỡng tài năng và xung đột tôn giáo leo thang còn âm ỉ tồn tại trong lòng xã hội Ấn Độ để đến cuối truyện, khi mọi vấn đề đã được dồn đến đỉnh điểm, ta chỉ còn thấy 2 tinh thần được bộc lộ nổi bật nhất: tính nhân bản và tinh thần yêu nước.

Tôi cũng đã rút ra được nhiều bài học sâu sắc qua câu chuyện này: “Có những người không có nhiều tài năng, nhưng lại làm việc cật lực chăm chỉ. Có những người khác thì rất tài năng, nhưng lại không hề nhận biết và cũng không có đầy đủ điều kiện để nuôi dưỡng tài năng ấy của họ”, điều đó không phải là đáng tiếc lắm sao. Cũng chỉ vì tính nhân bản và lòng yêu nước mà Ish đã cố gắng giúp Ali mặc kệ cho các các cấm kị về tôn giáo, chính trị đó sao?”

Son Nguyen – Goodreads

“Câu truyện thì hay những kết thúc khá đột ngột khiến tôi bị hẫng một chút. Có cảm tưởng như là mình đang mơ một giấc mơ tuyệt đẹp rồi bị đánh thức bởi hiện thực phũ phàng vậy.
Họ là những người trẻ Ấn Độ, phấn đấu và nỗ lực vì giấc mơ của mình, tuy nhiên tuổi trẻ nào có ai không mắc sai lầm? Và họ cũng có cả cái giá phải trả khi nv Omi chết. Trong thâm tâm Ish tôi nghĩ hẳn anh cũng thấy đau đớn vì cái chết của người bạn, vì anh đã cố giữ cho Ali sống sót. Còn Govind, sai lầm thứ 3 đã giúp anh nhận ra điều gì là quan trọng với mình, kiếm nhiều tiền là việc tốt, nhưng mục đích để kiếm số tiền ấy còn quan trọng hơn.
Ngoài những từ ngữ về môn cricket và nhiều các tên địa danh, món ăn,…khó hiểu thì cuốn này dịch ổn.”

Phương Hoa – Goodreads

Xem thông tin sách trên Tiki

Kiều Cưng

341001094_241499201737222_6975183209450634611_n

Review bộ sách DẾ CHESTER VÀ CÁC BẠN

“Thật dễ dàng để yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình quả là rất khó khăn”…

121995237_10222652364914530_3728241313764895972_n

Review David và cây vĩ cầm biết nói

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách đẹp tới tột cùng, một vẻ đẹp hồn hậu, trong veo và thanh khiết nhất. Chắc chắn David…

129862145_2714551872207772_678045430805396291_n

Review JOE SỐ DÁCH

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách để truyền cảm hứng sống: chân thành, chăm chỉ, tự do…mình tin chắc JOE SỐ DÁCH sẽ phù…