Green Library - Cùng con yêu sách

Huyền Chip là ai?

Huyền Chip (tên thật là Nguyễn Thị Khánh Huyền) là một gương mặt quen thuộc với giới trẻ Việt. Cô là tác giả của cuốn sách đình đám Xách Ba Lô Lên Và Đi xuất bản năm 2013.

Báo chí nói về Huyền Chip

Liên hệ tác giả

Sách của Huyền Chip

  • Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là Nhà, Đừng khóc!
  • Xách ba lô lên và đi – Tập 2: Đừng chết ở Châu Phi!
  • Giấc mơ Mỹ – Đường đến Stanford
  • Tuổi trẻ không hối tiếc

Review “Xách ba lô lên và đi – Tập 1”

“Nếu bạn tìm kiếm một cuốn sách với những mẹo vặt bổ ích dành cho dân “phượt” hay những bài viết hướng dẫn những kỹ năng để “sống sót” qua những chuyến du lịch bụi thì tốt nhất đừng mua cuốn sách này.

Nếu bạn tìm kiếm một “cuc hành trình”, một nguồn cảm hứng hay tìm kiếm vẻ đẹp của những chuyến đi để được thỏa sức tưởng tượng, thỏa sức chìm đắm trong những ước vọng được khám phá và để được sống trong cái không khí gấp gáp, liều lĩnh của những con người trẻ tuổi. Đây chính là “món quà” mà bạn xứng đáng được nhận.”

Duy Nguyen – Goodreads

“Đọc sách này xong thấy rất yêu quý bạn trẻ Huyền chip. Sự may mắn của H khi được gặp toàn quý nhân khiến người ta lúc đầu hơi ngạc nhiên. Nhưng rồi nghĩ lại thấy răng, nếu 1 bạn gái thông minh dễ thương và quan trọng nhất đem lại cảm giác tin tưởng cho người đối diện như H cần sự giúp đỡ thì ta sẽ không do dự làm những việc có thể cho cô ấy. Sự thông minh, ham học hỏi của H bộc lộ rõ qua từng trang sách.”

Ngocdung Cap – Goodreads

“Một cuốn sách rất chân thực và giàu sức truyền cảm hứng. Đọc mới hiểu, tin và khâm phục những điều phi thường bạn ấy đã làm được. Sức mạnh về thể chất và tinh thần, sự tò mò ham học hỏi cùng một sự liều lĩnh cần thiết đã giúp bạn đến được những trải nghiệm mà có lẽ được gọi “sống” một cách đích thực. Đọc mà long cứ bồi hồi khát khao cuộc đời mình sẽ một lần được sống như thế”

Trang Chip – Goodreads

“Như Chip đã nói ngay từ đầu, cuốn sách này như là câu chuyện Chip kể cho bạn nghe, nên rất dễ lật qua từng trang từng trang. Giống như rất nhiều người đọc sách Chip, biết đến Chip, mình vô cùng khâm phục cô gái nhỏ này (thật ra thì Chip lớn hơn mình :v , nhưng ý mình nói là ngày ấy Chip còn nhỏ tuổi hơn mình bây giờ) và rất muốn có một chuyến đi khắp năm châu bốn bể như cô. Đúng thật là Chip rất may mắn, nhưng mình nghĩ cũng là vì Chip là một cô gái tốt và nhân hậu (hơi điên loạn nữa). Mình đọc ở lời cảm ơn ở cuối sách thì Chip có nói tập 2 là sẽ về Châu Phi và tập 3 là về Nam Mỹ, ấy thế mà chắc do hồi xưa scandal quá rồi chắc là Chip không ra tập 3 nữa hay sao mà lâu lắm rồi không thấy gì nữa 🙁 Buồn ghê, mình rất thích chuyến đi của Chip và rất thích được đi, dẫu là qua lời kể của người đã từng đi cũng quý rồi. À quên, sẽ đọc tiếp tập 2 về Châu Phi, hihi

P/s: mình có xem qua ebook, ôi bạn nào làm ebook siêu có tâm luôn lại còn đi tìm tòi hình ở đâu ghép vào nữa chứ. Mà mấy hình đó trong sách không có lun í“

Uyên Khôi – Goodreads

Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee

Review “Xách ba lô lên và đi – Tập 2: Đừng chết ở Châu Phi!”

“Lại thêm một cuốn nữa dành cho tuổi 20 – ở tuổi mà chân đi không mỏi, đầu vẫn chưa nghĩ điều gì sâu xa, trái tim chỉ muốn khám phá những ngóc ngách mà người khác không muốn dấn thân vào

Cuốn sách này – Xách ba lô lên và đi (tập 2) – giống như một can dầu, tiếp thêm năng lượng cho các bạn trẻ giàu sức sống và giàu tính đam mê khám phá thế giới xung quanh. Huyền Chip đi nhiều, khám phá nhiều, đôi khi gần như bị số phận ở xứ xa người đánh gục, nhưng Chip vẫn mạnh mẽ đứng lên. Chip nói cuộc đời Chip là những điều may mắn xảy đến một cách tình cờ, nhưng sau khi gắn bó với cả hai tập, có thể Chip không biết, nhưng thật ra may mắn đến với Chip đều là do Chip tự tạo nên, mọi sự xảy ra không thể là tình cờ.

Sau những sự cố khiến Chip không đến được Nam Phi, chị đành phải về nhà. Nhưng chị về nhà với tâm trạng khác, không phải là miễn cưỡng phải về, mà là về để nghỉ ngơi sau một chuyến khám phá dài, về để thực hiện tiếp những điều dang dở. Chị đã cho mình thấy một tinh thần không mệt mỏi, một tinh thần hoang dã, lông bông khắp nơi không chỉ để khám phá bản thân, mà còn để học hỏi thêm những điều mà sách, vở, và giấy không thể kể hết.

“To look backward for a while is to refresh the eye, to restore it, and to render it the more fit for its prime function of looking forward.” – Margaret Fairless Barber”

Đức Phạm – Goodreads

“Không hiểu sao, nhưng mình thật không muốn rate cuốn sách này. Cuộc hành trình của chị Chip thật sự rất điên, liều, thú vị và đầy cảm xúc của cái tuổi 20. Mình bối rối không biết nên đánh giá cuốn sách này dựa trên cái gì, tiêu chuẩn gì khi cuộc hành trình này bản thân nó đã vượt ra khỏi rất nhiều ranh giới, và định kiến.

Thế nhưng, mình vẫn sẽ để lại một vài dòng note cho cuốn sách này. Giọng văn của chị khá thẳng thắn, và ‘điên’. Cái hoang dại và bất chấp của chị tạo cho mình thật nhiều cảm xúc. Có lẽ vì thế mà cuốn sách này mình đọc khá nhanh, cảm nhận được nguồn năng lượng lớn mà chị có trước – trong – và sau chuyến đi. Theo như những gì mà dòng viết của chị cung cấp cho mình, chị đi khá nhanh, vội, hoặc là do cách viết tạo ra cảm giác như thế. Những lần nghỉ ngơi dài chị thường tóm tắt bằng đôi ba dòng rất ngắn, nên tạo cho mình cảm giác cả cuốn sách là một cuộc chạy đua về con số, về quãng đường, về việc hoàn thành, và rằng những khoảng nghỉ ấy, chị luôn mong ngóng để có thể tiếp tục đi thật nhanh. Vậy nên, lắm lúc, mình cảm thấy cuốn sách nông theo chiều sâu, khi mọi trải nghiệm chỉ nằm trên bề nổi và chưa được khai thác suy ngẫm đủ sâu. Cũng có lẽ bởi chị Chip của tuổi 20, 21 đã dành chuyến đi này cho mình, hơn là cho ‘người’. (Mình không đánh giá về mục đích đi của chị, nhưng mình sẽ thích đọc cuốn sách này hơn nếu nó chậm rãi hơn, và cho mình khoảng lặng để suy nghĩ). Trong sách có rất nhiều cái take note hay. Ví dụ như câu chuyện dấm chua và vị ngọt, những kinh nghiệm về việc nắm chắc tỉ giá đổi tiền ở biên giới, những ghi chú về việc học tiếng,… Không hiểu sao nhưng những cái này ngấm sâu vào mình hơn là câu chuyện về văn hóa và những trải nghiệm suýt-chết của chị.

Tổng thể thì đây là một trải nghiệm không tồi cho những người muốn thử những kiểu chuyến đi này mà chưa/không có cơ hội xách ba lô lên và đi”

Ngọc – Goodreads

“Một điều học được ở sách: Lúc Chip bị đau và được ông chủ khu resort, khách sạn cho ở lại dưỡng bệnh, ổng nói với Chip, “Sao mày cứ nhất nhất phải đi làm gì, ở đây sung sướng không thích sao, không thích ăn quả ngọt lại thích uống dấm chua”. Mình rất thích suy nghĩ của Chip lúc trả lời ông ấy “Vì cháu còn trẻ nên cháu mới cần dấm chua, để sau này cháu không còn sợ bất kì loại giấm nào nữa mà bất kì thứ gì cũng có thể tận hưởng như loại quả ngọt”. Câu nói ấy không chỉ khiến mình thích thú mà còn khiến mình bừng tỉnh. Hơn một năm ở lại đất KL, mình có phát triển ở một chừng mực nào đấy nhưng những cái tiện nghi, dễ chịu khiến mình phần nào sợ hãi, chùn chân khi nghĩ tới hành trình phía trước. Mình không còn quá trẻ, mình luôn nghĩ như vậy để gượm mình lại trước những ý nghĩ quá ngông cuồng. Có lẽ mình lại sai trước ý tưởng về tuổi tác, thời gian. Mình cảm thấy mình già vì mình không còn có thể đi nhiều nữa hay mình tự kiềm mình lại… Đúng thật là tuổi trẻ nên gắn với dấm chua để học hỏi và phát triển đã! Hưởng thụ quá sớm không thể giúp mình lớn mạnh được. Cảm ơn Chip vì hành trình Chip đã đi. Nó không chỉ dành cho Chip mà còn gợi hứng rất nhiều cho những người trẻ như mình”

Nguyen Tran Thuy Linh – Goodreads

Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee

Review “Giấc mơ Mỹ – Đường đến Standford”

“Sách viết vui, đọc dễ thương. Vẫn toát lên sự hài hước và mạnh mẽ rất riêng của Chip. Chip giỏi và làm người khác ngưỡng mộ. Riêng những gì em đã làm được cho mình, chưa cần nói gì tới đóng góp khác của em cho xã hội, đã là một nguồn cảm hứng lớn rồi. Em có một tuổi trẻ rực rỡ tràn đầy và sẽ còn tiến xa. Đọc những câu chuyện trong sách thêm những người cực giỏi nữa tự dưng soi lại mình thấy hiuhiu phải cố gắng nhiều cố gắng nhiều”

Rosie Nguyễn – Goodreads

“Tranh thủ gõ những dòng này trên chuyến bay tối muộn.
Đây là điều mà một người như mình hầu như trước nay không bao giờ làm. Nhưng chính việc đọc “Giấc mơ Mỹ – đường đến Stanford” của Huyền Chip đã cho mình cảm hứng để tập thói quen ghi lại những dấu ấn cảm xúc của bản thân. Thế giới Chip vẽ ra ở Stanford thật hấp dẫn. Nó khiến mình thậm chí thoáng có cảm giác hơi tiếc thời sinh viên của mình – ở một ngôi trường dù rank không cao như Stanford nhưng cũng thuộc hàng có tên tuổi. Cuốn sách Chip viết, như một khúc nhạc tươi tắn rất có tác dụng với mình lúc này. Không chỉ gợi mình nhớ lại những năm đầu 20 đầy nhiệt huyết, nó cũng dẫn mình đến suy nghĩ về việc tổng hợp những thay đổi trong 6 năm qua – sau khi đi làm. Cũng nhờ cuốn sách này của Chip, mình thấy có cảm hứng viết lách. Sẽ cố gắng để tạo thói quen tốt này”

Kaori Tran – Goodreads

“Một cuốn sách không quá dài, mình đọc hết chỉ trong một buổi sáng lăn lóc ở lớp học tiếng Anh và thêm một chút lăn lóc ở nhà. Mình chưa đọc 2 quyển sách kia của Chip nhưng chắc chắc mình sẽ đọc. Chip là một cô gái rất thú vị, rất giỏi và từ Chip mình đã được tiếp thêm rất nhiều động lực. Chip đã luôn tâm niệm một điều suốt quyển sách rằng cô luôn cảm thấy mình phải cố gắng nhiều hơn nữa vì xung quanh cô toàn những con người vĩ đại, đọc câu chuyện của Chip mình lại càng cảm thấy mình còn nhỏ bé biết bao nhiêu và còn phải cố gắng nhiều như thế nào.

Mình không biết trong 2 quyển trước Chip viết những gì nhưng mình rất thích cách Chip kể về câu chuyện tình cảm của mình một cách… dữ dội như thế. Không có nhiều mối quan hệ có thể làm người ta thay đổi một cách tích cực như vậy 🙂 Mong chờ (những) cuốn sách tiếp theo của Chip.”

Uyên Khôi – Goodreads

Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee

Review “Tuổi trẻ không hối tiếc”

“Trước đây mình chưa từng đọc 2 cuốn Xách ba lô lên và đi của chị Huyền, vì bản thân mình dù thích du lịch khám phá, nhưng có nhiều hoài nghi về độ xác thực từ những câu chuyện của chị. Tuy nhiên, với quá trình học tập và làm việc tại Mỹ, chị đã có một cuốn sách trọn vẹn, tổng quát hết tất cả các khía cạnh cuộc sống một người trẻ đang đứng trước nhiều ngã rẽ cuộc đời, muốn tìm hướng đi tiếp theo.

Để biết cách không ngần ngại bước ra khỏi vùng an toàn và tìm cơ hội cho mình.
Để biết cách học, cách tìm việc, cách làm việc.
Để sống có mục đích – như chị đề cập trong chương “Cháy”, cũng là chương yêu thích của mình trong sách. Mình nghĩ lại những chuyến đi du lịch của mình trước đây, dù mình đã ngắm những cảnh đẹp, ăn những món ăn lạ, nhưng rồi không đọng lại được gì nhiều.

Giá trị cuộc sống không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền, mà là bạn học và đóng góp được giá trị gì. Một cuốn sách nên đọc cho các bạn trẻ, cấp 3, đại học, mới đi làm, hoặc đã đi làm 1 thời gian nhưng muốn “sống” nhiều hơn nữa. Ước gì mình của thời cấp 3, đại học đã biết đến cuốn sách này. Chúc chị Huyền luôn cháy sáng và làm một hình mẫu cho bạn trẻ Việt Nam nỗ lực thành công trong cuộc sống.”

Duc Anh Bui – Goodreads

“Đây là quyển sách thứ tư mình mua của Chip. Mình bị ấn tượng bởi sự mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm của chị, hay nói đúng hơn là mình ngưỡng mộ. Vì mình vốn dĩ là một người khá nhút nhát, mình nghĩ nhiều nhưng mình không có can đảm để làm. Quyển sách đã truyền rất nhiều động lực cho mình, cũng như cung cấp cho mình nhiều thông tin bổ ích để có thể trở nên năng động hơn, dám theo đuổi những điều mình đã mơ ước từ lâu nhưng vẫn chưa thực hiện. Đọc sách của chị, mình thấy như có một người nói hộ những suy nghĩ trong lòng mình. Tuy nhiên, có lẽ do tính cách mình khác với chị Chip nhiều cho nên mình không cảm thấy được sự đồng cảm sâu sắc khi đọc sách của chị như khi đọc sách của một tác giả khác nói về tuổi trẻ – chị Rosie Nguyễn. Chắc là do mình thiên về nội tâm hơn và không cảm thấy bị cuốn hút bởi những hoạt động hướng ngoại của chị Chip. Cuối cùng, mình muốn cảm ơn chị đã viết một quyển sách rất hay và bổ ích cho mình và cho rất nhiều bạn trẻ đang loay hoay ngoài kia. Nhất định mình sẽ đón mua những quyển sau này của chị.”

Chi Le – Goodreads

“Nội dung chính của cuốn sách mình đã đọc xong từ hơn 1 năm trước, nhưng mấy trang phụ lục cuối thì nhây đến mãi bây giờ mới đọc xong. Sau hơn 1 năm, những gì Chip viết trong sách mình không còn nhớ nữa, nhưng mình luôn nhớ cảm xúc mỗi khi đọc sách của Chip. Chip luôn truyền động lực để mình học học học, làm làm làm, và đi đi đi. Chỉ thế thôi là đủ xứng đáng 4★ rồi.”

Uyên Khôi – Goodreads

“Mình thích phần tác giả viết về Vị thế (status) trong tương tác vì đây là kiến thức mới với mình, tuy chỉ là phần nhỏ trong sách, được viết cô đọng thôi nhưng lại khiến mình đọc xong rất muốn tìm hiểu thêm. Cảm ơn chị Huyền Chip”

Hai – Goodreads

Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee

Trà My

nghệ nhân - 1

Huyền ảo và hiện thực trong kiệt tác “Nghệ nhân và Margarita” của Bulgakov

Mikhail Bulgakov là một trong những nhà văn tài năng và độc đáo nhất của văn học Nga thế kỷ 20. Ông nổi tiếng với…

341001094_241499201737222_6975183209450634611_n

Review bộ sách DẾ CHESTER VÀ CÁC BẠN

“Thật dễ dàng để yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình quả là rất khó khăn”…

121995237_10222652364914530_3728241313764895972_n

Review David và cây vĩ cầm biết nói

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách đẹp tới tột cùng, một vẻ đẹp hồn hậu, trong veo và thanh khiết nhất. Chắc chắn David…