Review bộ sách DẾ CHESTER VÀ CÁC BẠN
“Thật dễ dàng để yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình quả là rất khó khăn”…
John Boyne (/30/04/1971) là một tiểu thuyết gia người Ireland. Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết dành cho người lớn và độc giả nhỏ tuổi. Tiểu thuyết của ông được xuất bản trong hơn 50 ngôn ngữ.
Báo chí nói về John Boyne
Liên hệ tác giả
“Sự ích kỉ và tham vọng của người cha
Lòng trắc ẩn và tình thương có phần hời hợt của người mẹ
Sự đỏng đảnh và đôi chút chua cay của người chị Gretel, nhưng đòi hỏi gì hơn ở một đứa trẻ 12 tuổi đã quen được nuông chiều?
Sự phụ thuộc, cam chịu, sợ hãi và đáng thương của những chị Maria, bà Lars, ông Pavel…
Sự tàn ác hiểm độc được bộc lộ qua từng lời nói và hành vi của tên trung úy Kotler
Những con người Do Thái khốn khổ sống bên kia hàng rào, bị cướp đoạt nhà cửa, tài sản, bị đánh đập giam cầm
…tất cả đem đến cho tôi thấy sự tàn nhẫn của chiến tranh, sự bất công của phân biệt chủng tộc, sự bạo tàn và phi nhân tính trong cách đối xử của người với người mà không cần đưa vào bất cứ một cảnh tượng tra tấn, giết chóc máu me hay tiếng súng nổ tiếng bom đạn nào…đó cũng là một điều thú vị của tác phẩm này.
Nhưng trên hết là nhân vật cậu bé Bruno – một cậu bé nhà giàu điển hình – sống trong nhung lụa có kẻ hầu người hạ, được mẹ nuông chiều và luôn nể sợ cha, cậu luôn tò mò, đôi lúc thích phá vỡ những quy tắc và đôi khj ương bướng, bùng nổ như bao cậu bé 9 tuổi khác. Bruno tình cờ kết bạn với Shmuel – một cậu bé Do Thái có cùng ngày tháng năm sinh với cậu, một hình tượng đối lập với Bruno không chỉ bởi vẻ bề ngoài.
Sự ngu ngốc, ích kỉ và có phần hèn nhát của Bruno đã có lần đặt Shmuel vào sự nguy hiểm, bị đánh đập nhưng tôi ko thể trông chờ gì hơn vào một cậu bé mà cuộc sống từ nhỏ của cậu đã quá dễ dàng như Bruno. Tôi ko thể trông chờ một cậu bé 9 tuổi được mẹ nuông chiều bảo bọc, bị áp đặt vào những quy tắc cứng nhắc trong gia đình, đã chính mắt chứng kiến sự tàn ác của tên Kotler đối với con chó ngoài hàng rào và ông Pavel lại có thể hành động khác đi khi tên Kotler hỏi cậu có quen biết Shmuel hay ko. Tôi ko thể trông chờ một sự dũng cảm nào đó tự nhiên có thể trỗi dậy, chiến thắng sự sợ hãi và hèn nhát ngây ngô của Bruno lúc ấy, cũng có thể cậu bé quá ngây ngô và suy nghĩ qua đơn giản để có thể biết được hậu quả của lời chối ấy. Nếu có thể, hãy rộng lượng với Bruno như Shmuel đã có thể đem sự vị tha của mình đáp lại sự hèn nhát của Bruno.
Tác giả đã xây dựng một Shmuel quá hoàn hảo, quá cao đẹp như tình bạn và sự san sẻ thức ăn cũng như chia sẻ những câu chuyện giữa 2 đứa trẻ trong suốt 1 năm. Tình bạn ấy càng đẹp bao nhiêu thì càng làm ta hẫng hụt và bàng hoàng vì cái kết bấy nhiêu. Nhưng tôi nghĩ đây là một cái kết hay, ấn tượng và hợp lí. Một cậu bé tưởng chừng sẽ được an toàn lớn lên yên bình trong sự bảo bọc của cha mẹ cũng ko tránh khỏi vòng xoáy của chiến tranh.
Bản chất tán nhẫn của chiến tranh – những cuộc chiến cả trên chiến trường và bên ngoài chiến trường – là không chừa một ai.
Đọc xong mà giờ mặt vẫn còn ngơ ra vì cái kết, hic”
Anh – Goodreads
“Còn nhớ lần đầu tôi xem The boy in the striped pajamas trên HBO (hình như cũng lâu lắm rồi), phim còn chưa có sub. Mắt tôi dán chặt vào TV theo dõi câu chuyện giữa 2 cậu bé dù chỉ hiểu được lõm bõm câu được câu chăng, hoàn toàn mơ hồ về ý nghĩa thật sự của phân cảnh “đi tắm”. Cũng giống như Bruno vậy. Nhưng khóc tưởng kiệt quệ đi, giống như mẹ của em.
Đây quả thực là một nội dung quá khốc liệt đối với bất cứ ai chứ không chỉ là trẻ em. Mỗi lần nghĩ về nó tâm trí tôi lại va vấp phải hàng loạt câu hỏi tại sao – tại sao ý tưởng về việc cần phải tiêu diệt người Do Thái lại tồn tại một cách hoang đường như vậy? tại sao nhân loại lại tàn ác với nhau như vậy? tại sao những bất hạnh lại lạnh lùng và róng riết đến vậy?… Dù biết rằng trước những điều tệ hại xảy ra trong quá khứ đã chẳng thể nào thay đổi được nữa thì những thắc mắc đó đều trở nên vô nghĩa một cách ngớ ngẩn, thậm chí trẻ con và phần nào giễu cợt.
John Boyne đã viết câu chuyện một cách nhẹ nhàng đi (mà tôi nghĩ là) hết mức có thể so với những gì nó có thể đã thật sự diễn ra nếu như nó có khi nào diễn ra. Cũng không rõ đó là vô tình hay cố ý, lối chậm rãi và bình tĩnh trong cách kể chuyện của ông dưới góc nhìn ngây thơ của một cậu bé 9 tuổi đã phát huy toàn bộ sức bùng nổ khi câu chuyện chóng vánh đi vào hồi kết. Nó hoàn toàn có khả năng bóp nghẹt con tim bạn, với đôi mắt bạn hẵng còn mở trừng.
Cho đến giờ, chắc cũng đã ngót nghét 10 năm kể từ khi còn là cô bé học sinh vừa ngồi xem bản nosub vừa phỏng đoán về những khung hình, tôi vẫn nhớ nỗi bàng hoàng của chính mình khi nhận ra ý nghĩa thật sự của việc “đi tắm”.”
Haiiro – Goodreads
““Chú bé mang pyjama sọc” – mình đã gặp khó khăn khi bắt đầu đọc quyển sách này. Phần mở đầu của nó diến biến khá chậm. Có lẽ Bruno cần ở ta một ít sự kiên nhẫn *cười*
“Chú bé mang pyjama sọc” có lời ngỏ nơi bìa sách rất thú vị: “Rất khí miêu tả về câu chuyện này. Thường thì chúng tôi vẫn tiết lộ vài chi tiết về cuốn sách trên bìa, nhưng trong trường hợp này chúng tôi nghĩ làm như vậy sẽ làm hỏng cảm giác đọc của bạn. Chúng tôi nghĩ điều quan trọng là bạn nên đọc mà không biét trước nó kể về điều gì.”
“Chú bé mang pyjama sọc” không chỉ nói về tình bạn, mà ở đó còn có tình thương, sự đồng cảm, nỗi căm thù phát xít, và cả một chút ngây thơ của trẻ nhỏ nữa. Dẫu cho bạn có là ai, dù đã lớn hay vẫn còn bé nhỏ, dù đã trưởng thành hay vẫn còn trẻ con, bạn vẫn sẽ bị lạc trong thế giới hồn nhiên của Bruno. Mà thế giới đó, tất cả mọi thứ đều khiến cậu thích thú, luôn tự hỏi vì sao, tại sao, và vì sao…
“Chú bé mang pyjama sọc” có thể làm bạn chết đứng, phải, thật sự là CHẾT ĐỨNG, như mình đã từng. Một quyển sách dành cho trẻ em nhưng lại mang một cái kết tàn nhẫn. Nó làm mình cứ phải dán mắt vào dòng chữ cuối sách, như thể nếu mình dán mắt vào nó và đọc đi đọc lại thì những con chữ sẽ tự động bay nhảy và biến thành một cái kết khác đi vậy *cười*.
“Chú bé mang pyjama sọc” làm mình nhớ đến lời mẹ dạy từ thuở nhỏ: “Hãy luôn hạnh phúc vì những gì mình may mắn được hưởng, bởi, đâu đó trên khắp thế gian này vẫn còn vô số những sinh mệnh kém may mắn hơn ta!”.
“Chú bé mang pyjamasọc” – một quyển sách làm nhói lòng người đọc khi gấp lại trang cuối cùng.”
Uyên Khôi – Goodreads
“Update: Đọc xong sách rồi tôi mới biết là đã có phim dựng từ sách, được làm vào năm 2008. Đến bây giờ mới có thời gian rảnh để kiếm phim xem, và quả là bộ phim đã không hề làm tôi thất vọng. Tôi khóc cho tình cảnh của những người Do Thái bị bắt vào trại tập trung, mà đại diện là nhân vật Pavel, một cựu bác sĩ giờ đây phải ngồi gọt khoai tây, phục vụ bàn cho gia đình Bruno, bị đối xử còn tệ hơn cả con chó, ốm yếu, khắc khổ, gầy gò vì không đủ ăn.
Vera Farmiga đã hóa thân hoàn toàn trọn vẹn vào vai một người vợ thơ ngây trước sự thật về những gì chồng mình đang làm, để rồi bàng hoàng và kinh hãi khi nhận ra mình đã kết hôn với một con quỷ, người dám gọi việc giam cầm, hành hạ và nô dịch những người Do Thái trong trại tập trung là hành động đấu tranh để bảo vệ quốc gia. Rupert Friend vào vai Sĩ quan Kotler quá đạt, một nhân vật với mã ngoài đẹp trai nhưng ẩn chứa bên trong là một trái tim tàn ác, nhuốm đầy những tư tưởng bạo lực, bị đầu độc bởi chính sự căm hận người Do Thái đến từ quá trình tẩy não của Quốc trưởng Hitler.
Một người vợ, người mẹ nhận thức rõ ràng về hành vi sai trái, vô đạo đức và nhẫn tâm của chồng mình, của cả cái hệ thống tư tưởng tàn bạo đang chi phối toàn bộ nước Đức, nhưng có thể làm gì đây khi bà chỉ là một người phụ nữ ở cái thời đại mà đàn ông vẫn chuyên quyền? Một cậu bé 8 tuổi chỉ mơ lớn lên làm người đi khám phá thế giới, với tâm hồn trong sáng, ngây thơ và chưa thực sự hiểu rõ về cái tội ác đang diễn ra ngay đằng sau nhà cậu, liệu rồi có thể làm gì đây để cứu lấy người bạn trong trại tập trung?…
Cái kết có khác với quyển sách một tí; nó rõ ràng hơn, tàn bạo hơn và vì thế nó cũng gây đau lòng và khắc khoải hơn. Tiếng khóc la vật vã và uất nghẹn của người mẹ giữa cơn mưa tưởng chừng không bao giờ dứt khi mất đi đứa con trai bà rứt ruột đẻ ra, cái nhìn bần thần của người cha giờ đây đang phải trả giá cho những tội lỗi của mình… Và cảnh quay cuối đầy ám ảnh… Còn gì đau đớn hơn thế?..
Old review:
Cái ý tưởng đặt sự ngây thơ của một đứa trẻ 9 tuổi bên cạnh biểu tượng khét tiếng của cái ác, của Holocaust, của một Đệ Tam đế chế với những trại tập trung kinh hoàng, thật sự khiến tôi phải ớn lạnh. Giữa một đất nước và cả gia đình (ngoại trừ bà nội của cậu bé) đều bị tẩy não bởi chính quyền Hitler, sự thật rằng Bruno không biết gì đến tội ác ở phía bên kia hàng rào cùng cái số phận khủng khiếp mà cậu bạn Shmuel của cậu bé phải gánh chịu quả thực thật đau xót và bi thương.
Đã có những lúc tôi nghĩ sao mà Bruno ngu ngốc thế, sao mà cậu yếu đuối thế, lẽ ra cậu đã có thể hành xử khác hơn và trở thành một anh hùng nhỏ tuổi đối với Shmuel. Nhưng ngẫm lại thì, biết làm sao được khi Bruno đã quen với một cuộc sống đủ đầy, được bảo bọc khỏi những sự thật khủng khiếp đang diễn ra ngoài kia, khỏi những công việc dã man nhân danh lòng yêu nước mà người cha cậu hằng kính trọng và tự hào đang làm cho Quốc trưởng. Và cuối cùng thì, cậu cũng chỉ là một đứa trẻ 9 tuổi, với những mối bận tâm của một đứa trẻ 9 tuổi điển hình. Không thể đòi hỏi quá nhiều ở Bruno, cũng như không thể đòi hỏi một câu chuyện về Chiến tranh Thế giới thứ 2 có một kết cục vẹn toàn hạnh phúc…
Kết thúc của cuốn tiểu thuyết này, dù thật ngỡ ngàng, nhưng tôi vẫn thấy nó quá đột ngột và thiếu một cái gì đó. Tôi muốn tác giả kéo dài câu chuyện hơn, cho tôi thấy những suy nghĩ và cảm nhận của một người cha phải trả giá cho cái nghiệp mình gieo bằng chính đứa con của mình. Thật là oái oăm, thật là chua xót… Cái câu “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” quả đúng lắm thay…”
Nhi Nguyễn – Goodreads
“4 sao…
Khi chỉ còn 2 chương nữa là kết thúc, mình đã định chỉ cho quyển này 3 sao thôi, tức là không hài lòng cho lắm, nhưng chỉ với 1 chương với khoảng hơn chục trang, truyện đã cho mình cái kết thúc
Truyện khởi đầu một cách rất nhẹ nhàng, và phần lớn diễn tiến cũng nhẹ nhàng như thế. Bruno là một cậu bé đơn giản, còn có phần tầm thường cho một nhân vật chính, cậu mang những tính cách điển hình của một đứa bé con nhà giàu có luôn sống trong nhung lụa, vừa ngây thơ, khờ khạo, rất vâng lời mẹ, kính nể cha nhưng cũng vừa ích kỷ, ngu đần, tự ái mà lại nhút nhát. Cậu có những suy nghĩ rất hồn nhiên, một điều rất bình thường ở thời đại ngày nay, nhưng đặt trong bối cảnh phức tạp, rối ren của câu chuyện thì nó lại gây ra một sự tương phản lớn. Đọc đến gần cuối mình cảm thấy truyện hơi giống như quyển Người đua diều, nhất là chi tiết phản bội lại bạn bè rồi được bạn bè tha thứ. Nhưng cùng với tất cả các tình tiết từ đầu đến cuối tác giả đưa ra đều nhằm mục đích đưa đẩy đến tình huống cuối truyện, đưa đến một kết thúc đau lòng.
Câu chuyện xây dựng 2 nhân vật song song nhau, và cố tình đưa nhiều đặc điểm chung để ta có thể đặt cả 2 lên bàn cân so sánh, nhưng có vẻ như truyện dành ít chỗ để xây dựng nhân vật cậu bé Do Thái quá, và hình tượng cậu bé quá là đẹp, quá vị tha nên thành ra lại không thật; còn Bruno ban đầu thì mình từ không có cảm xúc gì đặc biệt cho đến cảm thấy rất đáng ghét, khó ưa rồi cuối cùng lại vô cùng thương xót cho em, khi mọi chuyện diễn ra xung quanh mình em còn chưa hiểu hết. Đọc xong rồi mới thấy tựa sách “Cậu bé mang pyjama sọc” có nhiều ẩn ý. Mình thì rất ít quan tâm đến lịch sử, nhưng qua những quyển sách như thế này, qua Liesel, qua Bruno mới cảm nhận được phần nào những gì đã xảy ra vào những thời điểm tăm tối nhất của lịch sử con người.”
Minh Nhân Nguyễn – Goodreads
“Ngay sau khi đọc về kế hoạch cuối cùng của Shmuel và Bruno, mình đã phải gấp sách lại và không muốn đọc tiếp nữa, cảm giác như những chương cuối sẽ chỉ mang lại những nỗi ám ảnh cho người đọc, và thật sự như vậy.
Một tội ác lịch sử khi được kể lại dưới góc nhìn của một cậu bé có trái tim nhân hậu sẽ như thế nào? Vẫn là tội ác nhưng càng gây ám ảnh hơn khi những chi tiết đen tối nhất lại được gán cho những suy nghĩ trong sáng nhất, đặc biệt là hình ảnh “pyjama sọc”. John Boyne đã khắc họa sư phức tạp của tâm lý con người: một người luôn yêu thương và hết lòng vì gia định lại có thể nhẫn tâm chà đạp lên những gia đình khác, tại sao lại như vậy? Đúng như cha của Bruno đã nói: họ không hẳn là người, một quan niệm mà cậu không bao giờ hiểu được.
Một lời khuyên nhỏ: hãy đọc và suy nghĩ như một cậu bé 9 tuổi để không bị ám ảnh…”
Trần Chi – Goodreads
“Tác phẩm “The Boy in the Striped Pyjamas” được mình đọc theo bản dịch Tiếng Việt của isach.info, biên tập Đỗ Quốc Dũng.
Thời gian đọc có vẻ khá lâu, rơi vào khoảng 2,3 tuần gì đó. Có thể lý do để mình “trì hoãn” việc hoàn thành cuốn sách này là tiết tấu khá chậm trong những chương đầu. Câu truyện với nhân vật chính là cậu bé Bruno, với góc nhìn và suy nghĩ của cậu bé với hình thức kể chuyện xen lẫn giữa góc nhìn thứ nhất và thứ 3.
Như đã đề cập ở trên, nửa đầu sách chủ yếu là kể, để người đọc có được những cái nhìn chung nhất về gia đình, thân thế của Bruno, chuyến đi từ Berlin về Ao Tuýt (một trại tập trung người Do Thái của lính Đức trong thế chiến thứ 2), và những con người xung quanh cậu. Giọng văn kể chuyện là khá nhiều với những tình huống chưa liên quan đến “Cậu bé mặc Pyjamas” lắm nên mình khá là nản trong những chương đầu. Điểm nhấn của nửa đầu mà tác giả John Boyne đã gài vào là những câu chuyện liên quan tới người bà của cậu, giúp người đọc dần hiểu tình huống trong gia đình của cậu bé, và cũng góp phần cho những tình tiết hấp dẫn ở nửa sau tác phẩm.
Mình hoàn thành nửa sau cuốn sách trong 3 ngày, cũng là Phase 2 của tác phẩm, từ khi Bruno gặp Shmuel, người bạn người Do Thái sống trong những chiếc tưởng rào mà có cùng ngày sinh và nhìn rất giống Bruno khi 2 người “diện” cùng nhau chiếc áo Pyjamas kẻ xọc. Rồi 2 người bạn cùng nhau chia sẻ những câu chuyện của riêng mình và có cuộc thám hiểm định mệnh cuối cùng trước khi Bruno phải trở lại Berlin.
Tác giả sử dụng xen kẽ giữa ngôi kể thứ nhất và thứ 3, vừa khái quát những sự kiện được diễn ra và vừa đưa ra những suy nghĩ của cậu bé 9 tuổi, từ đó mang đến cho người đọc 1 góc nhìn ngây thơ, nhưng lại thật nghiệt ngã khi những dòng suy nghĩ đó chảy vào dòng suy nghĩ của người đọc. Cậu bé vẫn đang tưởng tượng ra thế giới đầy ắp màu hồng, cậu suy nghĩ về những công viên, những gia đình hạnh phúc đang sống ở trong chiếc hàng rào, và rồi cậu luôn nhen nhóm ý định 1 ngày sẽ mời gia đình của Shmuel sang căn nhà 3 tầng của câu để dùng bữa tối, thê nhưng cậu đâu biết những thứ tồi tệ đang xảy ra ở bên trong đó. Cho đến thời khắc cuối cùng, cậu vẫn rất vui vì những người mặc pyjamas sọc được đưa vào một nơi chú ẩn cho đỡ mưa, thế nhưng mọi thứ đâu như cậu nghĩ…
Sự ám ảnh của tác phẩm dần dần, dần dần, manh nha từ những chương đầu rồi dẫn vẽ ra những viễn cảnh mà ai cũng sẽ nghĩ tới. Tác phẩm để lại sức nặng cho bản thân mình về 1 khoảng thời gian đen tối của loài người nói chung và người dân Do Thái nói riêng!”
Tùng Anh – Goodreads