Review bộ sách DẾ CHESTER VÀ CÁC BẠN
“Thật dễ dàng để yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình quả là rất khó khăn”…
Mục lục
Phạm Lữ Ân là một cái tên khá quen thuộc gắn với những bài viết nhẹ nhàng mà sâu lắng và đầy ý nghĩa trên tạp chí 2!, Hoa Học Trò cũng như series Hãy Nói Yêu Thôi Đừng Nói Yêu Mãi Mãi.
Nhiều độc giả vô cùng ngạc nhiên khi biết Phạm Lữ Ân không phải là một tác giả mà là bút danh của đôi vợ chồng Phạm Công Luận – Đặng Nguyễn Đông Vy. Đây đều là hai cây viết tạo được tên tuổi trong lòng độc giả cả nước với những cuốn sách đã xuất bản như Hãy tìm tôi giữa cánh đồng (Đặng Nguyễn Đông Vy), Những lối về ấu thơ (Phạm Công Luận, Đặng Nguyễn Đông Vy).
Nếu bạn đã từng đọc truyện của Phạm Lữ Ân chắc hẳn đều cảm nhận được sự mộc mạc,chân thành, giản dị nhưng sâu sắc ở cây bút này. Những vấn đề mà tác giả này đưa vào trong những câu truyện của mình thường rất gần gũi, thân quen nhưng được nhìn nhận từ nhiều phía, soi chiếu dưới nhiều góc độ nên vẫn có được sự khác lạ sâu sắc và vô cùng lôi cuốn.
Báo chí nói gì về Phạm Lữ Ân?
“Dù ra đời từ cách đây rất lâu nhưng giá trị mà sách mang lại vẫn rất thiết thực và hữu ích cho các bạn trẻ thời nay. Có lẽ sau 10 năm, 20 năm hay 30 năm nữa, em sách này vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị ấy, vì mình tin những điều xuất phát từ trái tim thì sẽ chạm được đến trái tim.” – Lai Reading (Goodreads)
“Phải chăng đó chính là duyên, khi mình đọc quyển sách này vào những ngày cuối năm. Giữa lưng chừng cánh cửa của thời gian, giữa những điều mới và cũ, giữa khoảnh khắc bất chợt muốn quay đầu nhìn lại những tháng ngày đã trôi qua trong đời.
Những câu chuyện được viết rất đời, và rất thật. Cả những bài học được đúc kết từ chính trải nghiệm của đôi vợ chồng nhà báo. Vốn dĩ “đời” vì gần như ai cũng có thể bắt gặp mình trong đó. Và “thật” bởi họ viết từ vị thế của bậc làm cha mẹ, nhẹ nhàng thủ thỉ với đứa con đứng trước ngưỡng cửa trưởng thành, sắp phải lao ra thế giới ngoài kia.” – Hiền (Goodreads)
“Nếu biết trăm năm là hữu hạn” dường như vô tình đã trở thành một người bạn góp phần nhỏ xoa dịu những áp lực, mệt mỏi và động viên tinh thần mình trong khoảng thời gian ôn thi đại học bởi lời văn nhẹ nhàng, dễ hiểu và thấm thía – đặc biệt đối với một người yêu thích văn học, tâm hồn có chút mộng mơ và đang ôm ấp một mối tình gà bông như mình tại thời điểm đó. Mình cũng học tập được cách hành văn, dẫn chứng đến lời thủ thỉ tâm tình đi vào lòng người của tác giả để áp dụng cho bài văn thi đại học của mình.” – Mai Dương (Goodreads)
Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee
Những Lối Về Ấu Thơ của Phạm Công Luận và Đặng Nguyễn Đông Vy mở cho ta nhiều lối về đầy thân quen, gần gũi: Hương vị Tết với bánh tét truyền thống, thịt kho hột vịt thơm lừng, hình ảnh của lũ trẻ xúm xít nhận tiền lì xì, và cũng thể là nỗi buồn trẻ thơ khi “ông bán bánh mì” lúc nào cũng cắt miếng thịt to, chả to và cả lát ớt cũng to không còn bán trước cổng trường nữa…
“Thú thật, tôi mua quyển sách này là vì thích cái bìa sách.
Màu sắc đơn giản, nhẹ nhàng, hình ảnh của Sài Gòn xưa khiến tôi bị quyến rũ ngay từ cái nhìn đầu tiên…Và sau đó, tôi càng bị cuốn theo từng trang sách bởi đúng như tên của tác phẩm “Những lối về ấu thơ”, mỗi trang sách dẫn tôi về cái thời mà mình từng trải qua hay thậm chí là chưa bao giờ được nếm trải mà chỉ được nghe ông bà cha mẹ kể lại.
Đọc Những lối về ấu thơ nhắc nhớ cho tôi mùi hương nồng nàn của củ kiệu ngày Tết, mùi lá gói bánh thơm phưng phức. Nhắc nhớ cho tôi về những tháng năm được lặt lá mai cùng ông Nội, nhắc cho tôi nhớ về những cái Tết nghèo mà hạnh phúc của ngày xưa…Có những thứ hôm nay đã không còn như xưa nữa rồi, cũng có những người thân hôm nay đã đi xa về với trời. Và trong cuộc sống hối hả bộn bề, có khi ta vô tình quên bẳng đi những kỷ niệm đẹp của một thời thơ ngây….” – Nguyễn Hân (vn.writer.net)
“Tôi đọc cuốn sách này sau cuốn “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, trong đó có một câu, đại khái rằng nếu bạn không hạnh phúc khi nghĩ về tuổi thơ của mình thì bạn sẽ không hạnh phúc với bất cứ điều gì. Và cuốn sách này là minh chứng.
Họ đã có những ngày tháng ấu thơ thật sống động. Tôi cũng thế. Họ thích những món quà vặt, ngày xưa bị bố mẹ cấm ăn, bây giờ lại cấm con họ ăn, nhưng họ biết họ vẫn thích. Hương vị của quê hương, hay những con phố ký ức. Tôi sinh ra ở thành phố và trong thời hiện đại, tôi khó có thể hiểu những kỷ niệm đơn sơ của họ, tuy nhiên, tôi vẫn có trong mình những ngày ấu thơ nhiều màu sắc như thế.
Nếu bạn đang mệt mỏi giữa dòng đời bon chen, hãy tìm đọc cuốn sách này. Như tôi đã làm, khi thấy trân trọng hơn từng khoảnh khắc mà tôi đang sống, bởi nó sẽ là những ký ức quý giá và đẹp đẽ của tôi trong tương lai.” – Trần Thị Tuyết Hạnh (vn.writer.net)
Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee
“Ấn tượng đầu tiên khi cầm quyển combo “Lạc giữa nhân gian – Trên đường rong ruổi” của vợ chồng tác giả Phạm Lữ Ân và Đặng Nguyễn Đông Vy đó là bìa sách bao bọc rất đẹp, chỉn chu. Nội dung sách được minh họa hình ảnh phong phú, giấy màu cứng rất đẹp. Nói chung là sách rất chất.” – Nguyễn Thị Thanh Mai (Tiki)
“Tác giả quyển sách này đã quá quen thuộc với những người thích đọc sách, đặc biệt là tản văn. Vẫn lối viết tản văn đậm chất của Phạm Công Luận – Đặng Nguyễn Đông Vy, nội dung nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, làm cho người đọc cảm thấy không quá nặng nề. Xoay quanh nhiều chủ đề cuộc sống, tình yêu,… ta dễ dàng nhận thấy ta đâu đó trong những câu chuyện. Để chi tiết hơn tôi nghĩ bạn nên đọc sẽ thấm thía hơn…” – Võ Thị Thu Thảo (Tiki)
“Không phải là một tản văn quá xuất sắc, đôi chỗ hay lan man, nhưng cách biên tập và xuất bản thành một bộ đôi như thế này lại khá thú vị. Là hai quyển sách, tác phẩm độc lập nhưng được đóng vào trong một bộ hoàn chỉnh, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Đôi vợ chồng Phạm Công Luận và Đặng Nguyễn Đông Vy cùng bước đi bên đời nhau, nhưng hẳn hai người sẽ nhìn vào cuộc sống theo những cách khác nhau. “Lạc giữa nhân gian” là những suy nghĩ của một người phụ nữ tinh tế, dịu dàng, và hầu hết đều xoay quanh chuyện tình yêu, chuyện gia đình, đâu đó là một khoảng không nhỏ cho riêng bản thân. Một người phụ nữ cũng đâu cần gì nhiều hơn thế. Ở một góc nhìn khác biệt nhưng không hẳn là đối lập, “Trên đường rong ruổi” là góc nhìn của người đàn ông từng trải, nó đăm chiêu hơn và đề tài cũng rộng mở hơn. Đọc song song, hai tác phẩm ta tìm được những điểm thú vị, khác biệt giữa hai giới.” – Vũ Trang (Goodreads)
Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee