Green Library - Cùng con yêu sách

Phan Cẩm Thượng là ai ?

Phan Cẩm Thượng (sinh 1957), là họa sĩ, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu & phê bình văn hóa nghệ thuật tại Việt Nam. Ông từng giảng dạy tại Khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (1984 – 2002). Là một nhà nghiên cứu và phê bình nghệ thuật có ảnh hưởng bậc nhất trong khoảng 20 năm từ sau Đổi Mới (1990 – 2010), Phan Cẩm Thượng viết báo, viết phê bình triển lãm, nghiên cứu văn hóa cổ, biên soạn sách về nghệ thuật cổ và nghệ thuật & nghệ sĩ hiện đại. Các ấn phẩm quan trọng của ông bao gồm  “Đồ họa cổ Việt Nam”, “Nghệ thuật ngày thường”, “Văn minh vật chất của Người Việt”. Hiện ông sống và làm việc tại Hà Nội, Việt Nam.

Liên hệ tác giả

Bài báo nói về tác giả

Sách của tác giả

  • Nghệ thuật đời thường
  • Đồ họa cổ Việt
  • Văn minh vật chất của người Việt
  • Tập tục đời người

Review “Nghệ thuật đời thường”

Với nghiên cứu lý luận, lịch sử văn hóa nghệ thuật thì các công trình “hàn lâm” dài hơi là phần lõi xác định tầm thâm cao của nghiên cứu. Với Phan Cẩm Thượng là các công trình uy tín như: Điêu khắc cổ Việt Nam, Đồ họa cổ Việt Nam, Điêu khắc Tây Nguyên, Chùa Dâu – Tứ Pháp, Chùa Bút Tháp …Những công trình này có tính nền tảng để dạy, để học và nghiên cứu tiếp. Vùng đệm là những bài viết có tính nghiên cứu và các bài phê bình, là các sản phẩm báo chí chuyên đề, chuyên ngành. Vùng này hấp dẫn người đọc vì dễ đọc hơn, tác giả được tự do hơn trong việc đưa ra các nhận xét, bình giá, phản ứng tức thời có tính diễn đàn… Mảnh đất trù phú của đời thường nghệ thuật cho phép tác giả gieo những hạt mầm đơn lẻ, đưa ra những phác thảo để rồi chính mình hay thế hệ sau sẽ gieo cấy cả một cánh đồng, xây cất cả một cấu trúc mới. Vùng ngoại biên còn mênh mông hơn với một nhà nghiên cứu thực thụ bởi đôi khi chiều cao sâu của các công trình khoa học chỉ là sự xoay dọc ra một cách cô đúc dải kiến thức nền rộng rãi ở chiều ngang. Chủ đề, đề tài cứ miên man như phong cảnh vô bến bờ, người đi như du sơn, du thủy. Đi đâu, ngồi đâu, ngâm ngợi, phán xét gì tùy thích. Miễn là gặp tri ân. Phong cách viết lại càng tự do, tùy hứng người đọc cũng thích thú vị được gần gũi người viết hơn.

“Một cuốn sách rất thú vị. Đọc để biết thêm nhiều về văn hoá, nghệ thuật và con người Việt” (Trang Fotunes – Goodreads)

“Ngôn từ giản dị, đời thường mà ý nghĩa. Lời văn tự sự như ta đang nói chuyện cùng tác giả” (Tinh Missua – Tiki)

“tác giả không lớn tuổi lắm, nhưng là một nhà nghiên cứu có tâm có tầm của Việt Nam. Không biết thế hệ sau chúng tôi tìm đâu ra những người như thế ?” (Chung Le – Tiki)

“Tôi nghĩ, qua tác phẩm “Nghệ thuật ngày thường” này, tác giả hiển hiện rõ mình là một trong những “tỉnh táo viên” của nền văn hóa đương đại. Có lẽ thế cho nên ông hay buồn. Và hơi thở bao trùm từ trang đầu đến trang cuối là khái cảm “biển xanh ruộng dâu”, thời gian và mệnh người vẫn như… bóng câu qua cửa sổ, như ngàn năm trước” (Vũ Lâm – Báo nhân dân)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki hoặc Shopee

Review “Đồ họa cổ Việt Nam”

Ở những khía cạnh lịch sử mà các chuyên gia quan tâm để khảo cứu, thì ở mặt Mỹ Thuật, đây vẫn luôn là một nội dung thu hút bởi đây cũng là một minh chứng rõ ràng cho những chuyển biến thời gian.

Cho đến nay, thì đây vẫn là một chủ đề mà các độc giả quan tâm, nhất là khi đây là một khía cạnh rộng bởi từ Mỹ Thuật, hay Đồ Họa chỉ là bao trùm cho hàng vạn những nội dung riêng ở trong đó.

Thị hiếu của các độc giả cho đến nay về Đồ Họa vẫn còn, và một cuốn sách mang nhiều hình ảnh minh họa cũng như tư liệu khảo cứu là điều mà các độc giả cần, và để đáp ứng cho những nhu cầu đó, cuốn Đồ Họa Cổ Việt Nam ( với những thông tin về hội họa trong nhiều lĩnh vực của quốc gia như đời sống, tâm linh,) được tái bản với nhiều sự bổ sung hơn về cả mặt nội dung, hình ảnh, và hơn nữa còn là một giao diện sách hoàn toàn mới.

Lời tác giả Phan Cẩm Thượng

Cuốn sách Đồ họa cổ Việt Nam được nhóm làm sách chúng tôi khởi dựng từ những năm 1995/1996 cùng nhau thực hiện vào năm 1998 và được NXB in vào năm 1999, có thể nói không có họa sỹ Trương Hạnh thì cuốn sách khó có thể ra đời vì ông dành nhiều chi phí của NXB và công sức để in cuốn sách này, năm 2003 nhân có triển lãm văn hóa Việt Nam tại bảo tàng New York, quỹ Ford đã tài trợ cho chúng tôi tiền dịch cuốn sách đó ra tiếng Anh, người dịch là tiến sỹ ngôn ngữ Thế Hùng, kho đó ông đã gần 80 tuổi.

Ban đầu chúng tôi chỉ có ý định làm cuốn sách về đồ họa Phật giáo, một kho tàng văn hóa cổ Việt Nam vốn chưa được khai thác, những sách này bao gồm các bản in và các mộc bản lưu trữ tại các chùa Việt Namvà chúng tôi chỉ định khai thác đồ họa tranh, nhưng lúc đó họa sỹ Trương Hạnh e ngại một cuốn sách Phật Giáo thuần túy và cần phải xin phép của ban tôn giáo chính phủ, nên ông đề nghị làm cuốn Đồ họa cổ Việt Nam. Như vậy chúng tôi phải thêm các phần tranh dân gian vào sách và phần đồ họa Phật Giáo vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong sách (70%).

Một nội dung sách đang khá hiếm, bỗng chốc xuất hiện một cuốn sách chứa gần như đủ các thông tin, vậy còn chần chờ gì mà không nhanh tay sở hữu cuốn sách này.

“Đối với người nghiên cứu về đồ họa Phật giáo/Hán Nôm như mình thì kiến thức rất hữu ích” (Vũ Ngọc Trâm – Tiki)

“Nội dung sách hay, bổ ích và chính xác” (Thanh Tuyền – Tiki)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki hoặc Shopee

Review “Văn minh vật chất của người Việt”

Văn minh vật chất của người Việt là cuốn sách được đánh giá là hay và lạ. Nó là câu chuyện của các đồ vật do con người làm ra và sử dụng. Những đồ vật ấy làm nên cái thế giới vật chất nhân tạo mà ta sống trong đó, biến đổi nó và cùng tiến hóa với nó. Nhờ phương pháp khảo cứu và phong cách viết đặc sắc, người viết đã sắp xếp ngăn nắp, mạch lạc các chủ đề tưởng như sẽ quá dàn trải. Bằng văn phong linh hoạt, pha trộn khéo léo giữa cách viết nghiên cứu và cảm hứng nghệ sĩ, cuốn sách gần 700 trang trở nên nhẹ nhàng “dễ đọc”, không khô khan giáo huấn.

“Mấy ngày Tết ngồi đọc cuốn sách này thấy rất thú vị. Tác giả trình bày một cách nhẹ nhàng những thứ gần gũi, gắn liền với cuộc sống của người Việt. Mình lớn lên ở nông thôn nên may mắn vẫn cảm nhận được hầu hết những gì cuốn sách đi qua. Ngẫm đến những thế hệ sau này xa lạ với những gì được gọi là văn hóa của cha ông mà không khỏi ngậm ngùi. Cuốn sách này như là một bảo tảng nhỏ bằng chữ, và cả tranh về văn minh vật chất, nó không đủ sâu cho những người đòi hỏi cao, nhưng mang nhiều giá trị chiêm ngưỡng, tham khảo, nắm một cái nhìn bao quát. Rất đáng đọc.” (Quang Nguyen Dinh – Goodreads)

“Trong một xã hội coi trọng “vật chất” như ngày nay theo cách nói tiêu cực, cuốn sách này sẽ giúp người đọc có nhận thức thú vị hơn về khái niệm “vật chất”, về vai trò của “vật chất”. Cuốn sách còn thú vị bởi vì nó được viết dưới góc nhìn của một họa sĩ, người có nghề nghiệp đặc thù là tái tạo không gian với sự quan sát tinh tế đặc biệt về đời sống vật chất.” (Thảo – Goodreads)

“Sản phẩm ok cho các bác hay đọc sách” (rhdndlcbbc – Shopee) 

“Cuốn nào của họa si Phan Cẩm Thượng mình cũng mua ngay ko cần nghĩ ngợi. Tên ông là bảo chứng cho sách nghiên cứu nghệ thuật rồi, ông viết dung dị, dễ hiểu, càng đọc càng mê.” (Nguyễn Thị Quỳnh Hương – vnwriter)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki hoặc Shopee

Review “Tập tục đời người”

Cội gốc của mọi tập tục Việt Nam, như Phan Cẩm Thượng chỉ ra, bắt đầu từ và trong người nông dân. Chính những người lao động chân lấm tay bùn, thông qua cách thức kiến tạo, tổ chức đời sống của mình, đã nhào nặn nên hàng loạt thói quen, ước định, các ràng buộc và nới lỏng, các chuẩn mực và giá trị vật chất, tinh thần. Những sinh hoạt thường ngày, từ ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh đến chuyện dựng vợ gả chồng, hôn nhân, tang ma, cưới hỏi, từ cái có thể nhìn thấy và quan sát đến những mối quan hệ ẩn sâu trong tình cảm làng xóm, quốc gia, trong đức tín tôn giáo…, đều chứa một hoặc nhiều cấu trúc, lớp nghĩa.
Cố gắng chỉ ra, lí giải và phân tích mạng nghĩa đó, Phan Cẩm Thượng đã đẩy trung tâm lịch sử về phía cái nhỏ, cái bình thường, những “tiểu tự sự” thay vì chuyện quốc gia đại sự, chuyện triều chính vua tôi như các bộ chính sử vẫn thường làm. Tôi nghĩ tác giả lựa chọn được góc nhìn cởi mở và cũng sâu sắc ở chỗ vượt qua ranh giới cao- thấp, bình dân-tinh hoa trong tiếp cận truyền thống dân tộc. Một tập tục như nó vốn có, dưới mô tả của Phan Cẩm Thượng, có thể tồn tại lâu dài nhờ chính mức độ hữu ích, linh hoạt, mềm dẻo của nó. Điều này thực chất cũng phản ảnh đầu óc duy lí của người nông dân vừa biết thu mình, co rút trong phạm vi văn hóa làng, vừa trao truyền được quan niệm, suy tư cho đời sau

“Một cuốn sách rất “hút” người đọc ngay từ những chương đầu tiên. Một công trình nghiên cứu lâu dài và có trách nhiệm.
Đọc để hiểu về nguồn gốc những tập tục còn tồn tại được đến ngày nay, bên cạnh những thứ đã mất đi theo dòng biến đổi của lịch sử.” (Bluer Nghiem – Goodreads).

“Nội dung mình mới lướt sơ nhưng khá hứng thú, đọc để hiểu – để biết tục của mình xuất phát hình thành như thế nào. Có khi nào bạn tự hỏi: tại sao con người chúng ta, văn hoa truyền thống lại như thế này mà lại không như thế kia??? Hãy tự khám phá” (***** – sach86)

“Thời đại mới với nhiều công nghệ phát triển, chúng ta lúc nào cũng hối hả lo mưu sinh cuộc sống, cần có thời gian để nhìn lại những tập tục ngày xưa cũng là một điều đáng quý.” (***** – sach86)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki hoặc Shopee

THỊ Ý

341001094_241499201737222_6975183209450634611_n

Review bộ sách DẾ CHESTER VÀ CÁC BẠN

“Thật dễ dàng để yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình quả là rất khó khăn”…

121995237_10222652364914530_3728241313764895972_n

Review David và cây vĩ cầm biết nói

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách đẹp tới tột cùng, một vẻ đẹp hồn hậu, trong veo và thanh khiết nhất. Chắc chắn David…

129862145_2714551872207772_678045430805396291_n

Review JOE SỐ DÁCH

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách để truyền cảm hứng sống: chân thành, chăm chỉ, tự do…mình tin chắc JOE SỐ DÁCH sẽ phù…