Green Library - Cùng con yêu sách

Phan Ngọc là ai ?

Phan Ngọc (1925 – 26 tháng 8 năm 2020) là một dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam.

Ông được xem là nhà bách khoa cuối cùng của thế hệ trí thức Việt Nam được đào tạo dưới thời Pháp thuộc; tuy vậy những công trình của ông cũng đã gây không ít tranh cãi về chất lượng học thuật.

Ông nguyên là chuyên viên cao cấp tại Viện Đông Nam Á, nguyên là Chủ nhiệm bộ môn đầu tiên của Bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cụm công trình về văn hóa Việt Nam của ông gồm Văn hóa Việt Nam, cách tiếp cận mới (1994) và Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (1985) đã được Nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2000.

Bài báo nói về tác giả 

Sách của tác giả

  • Một nhận thức về văn hóa Việt Nam
  • Sự tiếp xúc của  văn hóa Việt Nam với Pháp
  • Hình thái học trong từ láy
  • Bản sắc văn hóa Việt Nam

Review “Một nhận thức về văn hóa Việt Nam”

Một cuốn sách có giá trị trong việc “thức nhận” về văn hóa Việt Nam. Tác giả giới thiệu một cách hiểu về văn hóa Việt Nam, phân tích các vấn đề văn hóa ở mặt quan hệ, lý giải tại sao có những cách giải quyết khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau ở các vấn đề có tính toàn nhân loại. Một tác phẩm vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị văn hóa, giúp người đọc có cái nhìn bao quát, thấu hiểu đường lối của Đảng, tư tưởng Bác Hồ trong lịch sử-hiện tại, từ đó đổi mới, nâng cao văn hóa ở từng cá nhân phù hợp với hoàn cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Tác giả đề cập đến việc tiếp nhận văn hóa theo cách ‘thức nhận’, một cách rất khác so với cách ‘nhận thức’ quen thuộc trước nay. Bên cạnh đó, dựa vào cơ sở lý luận về Tổ quốc luận, tác giả đã đưa ra được những phân tích thấu đáo về nét văn hóa riêng của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, không hề bị trộn lẫn với các nền văn hóa khác.

“Những công trình đồ sộ rất khó lòng giới thiệu đầy đủ của học giả Phan Ngọc là kết quả của một đời nghiên cứu, dịch thuật, sáng tạo không biết mỏi mệt. Khi về già, thầy mới được xuất ngoại, lần đầu nhìn thấy “mây trời ngoại quốc”, dự các hội nghị khoa học và thuyết trình ở các trường đại học lớn ở Paris, Bắc Kinh, Băng Cốc. Ở đấy, người ta trân trọng giới thiệu thầy là “dịch giả Shakespeare, Sử ký Tư Mã Thiên và Mỹ học Heghen” có nơi gọi thầy là “một phần viện Triết học, Văn học, Sử học cộng lại”. Ở Bắc Kinh, người ta nói: “Những học giả như ông Phan Ngọc ở Trung Quốc nay không còn nữa…” (PGS.TS Nguyễn Thái Hòa – Alphabook)

“Mình thích giọng văn của của tác giả nên tìm mua đủ 2 quyển của tác giả luôn nè.” (Datnguyensg – Shopee)

Xem thông tin chi tiết sách tại Tiki hoặc Shopee

Review “Sự tiếp xúc của  văn hóa Việt Nam với Pháp”

Chúng ta đang bước vào giai đoạn mới trong lịch sử: giai đoạn tìm hiểu nhau để cùng phát triển. Giai đoạn này đặt ra một bài toán mới của toàn thể nhân loại: giao lưu văn hóa để cùng chung sống, phát triển trong hòa bình. Đây là bài toán mới và khó, mà để giải nó, cần xây dựng được một quan niệm mới về văn hóa, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, dẫu khó mấy chúng ta cũng phải giải. Sai sót của người đi trước sẽ là bàn đạp cho người đi sau để tìm ra đáp số chung.

“Sách hay, giá tốt, cung cấp một cái nhìn toàn thể và khách quan về những ảnh hưởng của các giá trị văn hoá Pháp tới người dân – đất nước An Nam” (Lam Lam – Tiki)

“một công trình nghiên cứu khoa học đồ sộ về văn hoá, lịch sử gói gọn trong 200 trang :<
không chỉ mô tả có hệ thống, tác giả còn đưa ra được những nhận định và lý giải cực kỳ đắt giá và khách quan, bởi “những kẻ thực dân Pháp là một chuyện, còn những người truyền bá văn hoá Pháp là một chuyệnCó thể hiểu tại sao nền văn hoá mà Pháp dạy ở các trường là đảo ngược lại toàn bộ truyền thống văn hoá Việt trước đó, vốn ảnh hưởng bởi nền giáo dục Nho giáo cổ hủ.Riêng chương tiếp xúc ngôn ngữ, phải biết một chút tiếng Pháp thì mới hiểu được toàn bộ. lẽ ra ngày xưa nên học thêm tiếng Pháp, hic.” (Hiền – Goodreads)

“Cuốn sách mỏng, nhưng chứa đựng rất nhiều nội dung được tác giả đúc kết qua nhiều năm và số lượng tài liệu tác giả đã đọc để viết phải nói là rất lớn. Cách viết khoa học, bố cục sáng rõ, nội dung phong phú. Là cuốn sách hay và nên đọc để hiểu một giai đoạn lịch sử có thể coi là bản lề của văn hoá Việt Nam hiện đại.” (Giang hô vặt – Goodreads)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki hoặc Shopee

Review “Hình thái học trong từ láy”

Nhìn chung, trong ngôn ngữ học, có quan niệm cho rằng trong những ngôn ngữ đơn tiết, không biến đổi, như tiếng Việt, tiếng Hoa, tiếng Lào, tiếng Thái Lan thì các âm tiết đều độc lập, và các ngôn ngữ này không có hình thái học.
Giáo sư Phan Ngọc từng viết: “Về thực chất, công trình này chỉ chứng minh tiếng Việt là một ngôn ngữ, và nhất định nó có chính tố, phụ tố như mọi ngôn ngữ. Làm sao tiếng Việt lại có thể là một ngôn ngữ trong đó các âm tiết đều trơ khấc chẳng liên quan gì với nhau về ngữ âm và ngữ nghĩa? Vậy tôi phải tìm ra cái bất biến là sự tồn tại của chính tố và phụ tố trong tiếng Việt”.
Ông đã cố gắng đi tìm ranh giới hình thái học đi qua âm tiết tiếng Việt. Cái xu hướng này không phải chỉ có mình ông. Một số nhà Việt ngữ học như L.C. Thompson, Hồ Lê, Trần Ngọc Thêm, Phi Tuyết Hinh, cũng đã làm.
Trong tiếng Việt có tồn tại các hình vị nhỏ hơn âm tiết hay không là một vấn đề còn đang tranh cãi. Vì thế, chúng ta có thể ghi nhận cách lập luận và những tư liệu mà tác giả tích lũy được để người sau tiếp tục suy ngẫm.

“Hình Thái Học Trong Từ Láy Tiếng Việt” được viết như một tùy bút khoa học:
Công trình này đã ghi lại được những suy nghĩ, trăn trở suốt cuộc đời của tác giả về những vấn đề then chốt của tiếng Việt: vấn đề chữ Nôm, vấn đề chữ Quốc ngữ, vấn đề cải cách chữ Quốc ngữ, vấn đề hệ thống âm của tiếng Việt, vấn đề hình thái học trong tiếng Việt, vấn đề cấu trúc của từ láy trong tiếng Việt, quy luật phù trầm và từ Hán Việt” (GS TS Nguyễn Thiện Giáp Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Xem thông tin chi tiết sách tại Tiki hoặc Shopee

Review “Bản sắc văn hóa Việt  Nam”

Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hóa làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên đi lợi ích riêng. Văn hóa làm thế nào cho mỗi người dân Việt nam từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên được hưởng.”

Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam góp phần xây dựng một ngành khoa học đang trên đà hình thành là văn hóa học, nhằm cung cấp một số khái niệm để nghiên cứu bản sắc văn hóa Việt Nam.

“Mình chọn đọc quyển này vì có ham muốn tìm hiểu về văn hóa và nguồn cội của mình. Mình mong biết được sự bao quát và những khía cạnh trong nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên quyển sách này cung cấp nội dung theo một chiều hướng khác, đó là phân tích nền văn hóa trong sự khúc xạ, vượt gộp và biểu hiện trong quân sự, văn học, chữ viết, tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, đời sống và tư tưởng.
Mình biết được nguyên nhân của sự hình thành và quá trình phát triển của những yếu tố văn hóa được đề cập. Tác giả cũng phân tích về điểm mạnh và chỉ ra những điểm yếu cần khắc phúc để phát triển và đưa văn hóa của nước ta ra toàn thế giới. Mình thấy tự hào về giá trị của nền VH nước ta và yêu bản sắc dân tộc của mình nhiều hơn sau khi đọc quyển sách này.” (Thùy Trang – Goodreads)

“Cụ Phan Ngọc là một nhà nghiên cứu văn học, văn hoá, ngôn ngữ nổi tiếng ở nước ta. Công trình Bản sắc văn hoá Việt Nam là một trong những tác phẩm được nhắc đến nhiều khi chúng ta học về văn hoá. Đây là công trình có những kiến giải, xét soát rất độc đáo về văn hoá Việt. Để lĩnh hội hết ý tưởng mà ông đề cập đến trong cuốn sách này không phải là điều dễ dàng, tuy nhiên với các phần, chương mục rạch ròi người đọc cũng phần nào thấu hiểu tâm huyết mà cụ gửi gắm vào công trình này. Đây là một tư liệu quý cho ai quan tâm đến văn hoá Việt Nam” (Đặng Lâm Tú – Tiki)

“Sách hay, được giới thiệu và rất ưng khi xem sách” (Huongtran29 – Shopee)

Xem thông tin chi tiết sách tại Tiki hoặc Shopee

THỊ Ý

341001094_241499201737222_6975183209450634611_n

Review bộ sách DẾ CHESTER VÀ CÁC BẠN

“Thật dễ dàng để yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình quả là rất khó khăn”…

121995237_10222652364914530_3728241313764895972_n

Review David và cây vĩ cầm biết nói

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách đẹp tới tột cùng, một vẻ đẹp hồn hậu, trong veo và thanh khiết nhất. Chắc chắn David…

129862145_2714551872207772_678045430805396291_n

Review JOE SỐ DÁCH

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách để truyền cảm hứng sống: chân thành, chăm chỉ, tự do…mình tin chắc JOE SỐ DÁCH sẽ phù…