Huyền ảo và hiện thực trong kiệt tác “Nghệ nhân và Margarita” của Bulgakov
Mikhail Bulgakov là một trong những nhà văn tài năng và độc đáo nhất của văn học Nga thế kỷ 20. Ông nổi tiếng với…
Mục lục
Với mong muốn đem lại những gợi ý để độc giả bước vào thế giới nhạc cổ điển, Nhà xuất bản Kim Đồng và nhóm tác giả NA9 đã cùng nhau thực hiện cuốn sách “NHẠC CỔ ĐIỂN: NHỮNG MẢNH GHÉP SẮC MÀU”
Với nhiều người, “nhạc cổ điển” có thể là một từ xa lạ, nhưng thực ra, những giai điệu nhạc cổ điển gắn bó với cuộc sống thường ngày hơn mức bạn tưởng tượng!
Những chủ đề mà các nhà soạn nhạc thời xưa quan tâm cũng là những điều ngày nay chúng ta vẫn thích thú (một chuyến phiêu lưu li kì; một giấc mơ đẹp đẽ; một cổ tích lấp lánh), và thậm chí thiết tha, đau đáu (niềm vui khi về với thiên nhiên trong trẻo; nỗi buồn khi xa rời quê hương xứ sở; khát vọng tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống; ước mơ vươn tới những gì cao đẹp nhất…)
Những tác phẩm cổ điển, đến nay, vẫn là thử thách để nhiều nghệ sĩ tài năng tiếp tục chinh phục, những tác phẩm hàng trăm năm tuổi ấy vẫn xuất hiện đầy tinh tế trong nhiều bộ phim, vở kịch, các chương trình nghệ thuật hiện đại, mang đến điểm nhấn thú vị và đôi khi gửi gắm những thông điệp vượt thời gian!
Cuốn sách gồm 9 phần tuyển chọn 36 bài viết giới thiệu 36 tác phẩm âm nhạc cổ điển tiêu biểu, cũng là 36 miếng ghép đầu tiên gửi đến bạn đọc về nhạc cổ điển.
Vừa chọn lọc và giới thiệu tới độc giả những bản nhạc bất hủ, cuốn sách còn mang ý nghĩa nhập môn khi đưa ra những chú thích tỉ mỉ về thể loại tác phẩm, tốc độ chơi, các loại giọng hát…
Để đảm bảo sự nhất quán, ngoài một số nhạc cụ đã có tên Việt hóa phổ biến, còn lại, nhóm tác giả sử dụng tên tiếng Anh (ví dụ: piano, violin, kèn horn, kèn bassoon…) Trong mỗi bài viết đều có phần Từ khóa tìm kiếm: Bạn hãy gõ từ khóa này vào địa chỉ YouT để tìm nghe tác phẩm do nhiều dàn nhạc, nghệ sĩ khác nhau thể hiện.
Từ tác phẩm này, bạn đọc có thể tự tin xây dựng những hiểu biết ban đầu nhưng cực kì quan trọng, làm nền tảng cho những khám phá tiếp sau về thế giới nhạc cổ điển!
Gần 200 trang sách được kể với ngôn ngữ bay bổng, đan cài nhiều thông tin thú vị trong thế giới nghệ thuật của âm nhạc, hội họa, văn học, điện ảnh… bạn đọc như bước vào một hành trình khám phá thú vị.
Các kết nối hiện lên đầy mời gọi, từ chỗ đọc từng bài viết, tìm nghe bản nhạc, kết hợp suy tư và cảm thụ của bản thân để thấu hiểu âm nhạc đòi hỏi bạn đọc rất nhiều kiên nhẫn. Và sau cùng là cảm nhận thế giới diệu kì lan tỏa, như nhạc trưởng bậc thầy Leonard Bernstein nói về Giao hưởng số 9 của Beethoven, thì: “Sự diệu kì ấy, không lời lẽ nào có thể diễn tả.”
“Sách giới thiệu và diễn giải một số tác phẩm âm nhạc nổi tiếng và thuộc tính: Tổ khúc 4 mùa của Vivaldi; Bản giao hưởng đồng quê của Beethoven hay vở ba lê Hồ thiên nga của Tchaikovsky … Với ngôn ngữ nhẹ nhàng, trong sáng, gần gần, dễ hiểu … hợp với các em nhỏ và những người mới bắt đầu yêu thích và tìm hiểu cổ điển âm nhạc.” (Chien Dao – Goodreads)
“Nội dung thú vị, vừa đọc sách vừa nghe nhạc.” (Nguyen Vo Hong Lien – Tiki)
“Sách dành cho những ai có sở thích hoặc niềm đam mê với nhạc cổ điển. Các tác giả soạn sách ra gồm 9 phần, mỗi phần gồm 4 bản nhạc kinh điển của các soạn giả quốc tế, mỗi bài hát như 1 bài văn miêu tả bài hát cùng thông tin và những điều thú vị về tác giả và bài hát đó ???? và mỗi bài đều có phần từ khóa tìm kiếm để mn có thể lên Youtube tìm những version phù hợp với mình, vì có vài bản nhạc nổi tiếng có cả bản gốc và thêm rất nhiều người cover lại. Đối với mình thì sách ổn, tổng cộng có hơn 160 trang, giấy dày, khổ sách vừa cầm, trên hết là tên các tác giả và bài hát không bị phiên âm ra tiếng Việt, vẫn được giữ nguyên gốc đọc không bị khó chịu. Cám ơn các tác giả và Tiki nhé ????” (Lương Nguyễn Thanh Phương – Tiki)
Xem thêm thông tin chi tiết sách trên Tiki
Ludwig van Beethoven là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng và có thể được coi là người mở đường từ thời kỳ âm nhạc cổ điển chuyển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau này.
Cuốn sách Beethoven: âm nhạc và cuộc đời là một nỗ lực của tác giả nhằm khắc họa Beethoven với tư cách một con người và một nghệ sĩ, tập trung chủ yếu vào âm nhạc nhưng cũng chú trọng đến cuộc đời, sự nghiệp và hoàn cảnh của ông. Mục tiêu của tác phẩm là trình bày cuộc đời ông chủ yếu qua hành trình của một nhà soạn nhạc. Những độc giả quan tâm nhiều hơn đến cuộc đời Beethoven sẽ được đọc các chương đề cập đến tác phẩm và thể loại; những độc giả chủ yếu hứng thú với âm nhạc cũng sẽ được băng qua cây cầu dẫn đến tiểu sử cuộc đời ông.
Đối với những độc giả đặc biệt quan tâm đến bối cảnh lịch sử, chính trị và văn hóa của thời Beethoven – một châu Âu hỗn loạn thời Cách mạng Pháp, Triều đại Khủng bố, những năm chiến tranh trước và trong triều đại Napoleon, và bước ngoặt lớn của bánh xe lịch sử mang tới cuộc Cách mạng Công nghiệp và Thời kỳ Lãng mạn – cũng sẽ có cơ hội tiếp cận các tác phẩm của Beethoven vừa như sự phản chiếu những ảnh hưởng bên ngoài vừa như sản phẩm giàu tưởng tượng của một trí óc âm nhạc dồi dào thiên phú
“Cuốn sách này là một thành tựu tuyệt vời và sẽ thu hút sự quan tâm của những người muốn nâng cao kiến thức về âm nhạc cũng như khả năng của âm nhạc và tất cả những gì âm nhạc có thể trở thành khi nó nằm trong tay một thiên tài như Beethoven. Một câu nói đặc biệt mà tôi thích là “xương của nó (nhạc của Beethoven) có một khả năng kỳ lạ để lấy lại máu thịt khi các thế hệ mới được tiếp cận với những tác phẩm hay nhất của nó và cảm động trước trí tuệ và giá trị nhân văn mà chúng thể hiện.” (David – Goodreads)
“Nhiều người nói bản dịch này còn nhiều thiếu sót nhưng nó vẫn là 1 tác phẩm đáng đồng tiền bát gạo đối với một người không thạo t.anh như mình, đặc biệt là không có kiến thức về âm nhạc nên các bài viết ngoại văn về chủ đề này hoàn toàn ngoài tầm với. Một tác phẩm đồ sộ, chi tiết rất tiện cho 1 người k có background như mình đọc, tra cứu và đọc thêm về tác phẩm mỗi lần “phải lòng” một bản nhạc của beethoven. Đối với các bạn có chuyên ngành về âm nhạc thì chắc là không thỏa mãn với cuốn này còn với 1 người nghe nhạc với trình độ là số 0 tròn trĩnh như mình thì thỏa mãn vô cùng.” (Bùi Hải – Goodreads)
“Cho 5 sao vì rất thích nhạc Beethoven và vô cùng ngưỡng vọng ông, mặc dù trước đây nghe nhạc giao hưởng cảm giác như đàn gảy tai trâu! Nhất là khi nghe Sonata và Symphony! Còn về quyển sách thì tầm 4 sao, vì nhiều quyển về tiểu sư danh nhân đọc thấy hay hơn quyển này rất nh, mà có lẽ mấy quyển đó hay vì nó đúng kiểu drama, còn quyển này nhạt vì rõ ràng cả cuộc đời nhà soạn nhạc này ngoài đời nó đúng kiểu trầm lắng và ko có quá nh cột mốc nào để xem là đánh đổi, trong khi đối nghịch với lớp ngoài đó lại là cảm xúc nội tâm dữ dội mà ông dành cả cuộc đời để tìm cách dung hoà nó, cuộc đối kháng những nội tâm đó sẽ ko thể thấy bằng mắt, mà nó diễn ra trong tất cả các tác phẩm âm nhạc của ông, nó đúng kiểu khi ta thẩm âm, ta sẽ thẩm luôn cảm xúc từ nhà soạn nhạc truyền sang cho người hưởng nhạc. Mà dĩ nhiên là ko phải ai nghe cũng hiểu loại âm nhạc trừu tượng học thuật như thế! Chắc vì thế mình đọc quyển sách này cảm thấy rất thích cách truyền tải như này của tác giả. Quyển này khác mấy quyển khác một chút chắc là ko đào sâu sự nghiệp và thành tựu của Beethoven, thay vì vậy, xuyên suốt tác phẩm ông chỉ bàn luận và phân tích về các tác phẩm âm nhạc của Beethoven, dĩ nhiên mình cực kì thích những lập luận khi ông chọn cách trình bày như thế trong suốt quyển sách, và còn thấy chắc hay nhất quyển sách là những lập luận đó! Đọc xong cảm giác như được soi chiếu vào trong một tâm hồn lớn, và đúng là nó LỚN thiệt!!:)). Giờ mình thật sự tin tâm hồn và thể xác là hai thứ ko thể đặt lên cùng lúc mà so sánh.” (Anh Thư – Goodreads)
Xem thêm thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thêm thông tin chi tiết sách trên Shopee
Khi không có đủ cơm ăn áo mặc thì nghệ thuật liệu có nghĩa lý gì không, có giúp ích được gì không? Có lẽ 35 năm trước, vào thời điểm El Sistema ra đời, người Venezuela đã rất băn khoăn, ngờ vực về những gì âm nhạc có thể làm cho đất nước họ, cho trẻ em nghèo. Song thực tế đã chứng minh sau 35 năm, số nhạc sĩ – công dân đầy trách nhiệm, tự tin và tự trọng tăng lên, số thanh niên sa ngã trong các băng đảng giảm dần. Đối với những người trẻ đã được cứu thoát khỏi cuộc sống bế tắc, đói nghèo, El Sistema như một phép lạ mang đến cho họ hy vọng, đam mê và sức sống mãnh liệt. Những điều đó chẳng phải mới thật sự giúp họ sống đúng nghĩa sao?
Cuốn sách này ghi lại những khám phá của tác giả Tricia Tunstall, và những nỗ lực làm sáng tỏ khả năng gần như kỳ diệu của Sistema để truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ, nhà giáo dục, và các nhà hoạt động xã hội ở khắp mọi nơi. Nó lần theo quá trình mà tác giả đã dần nhận thức được rằng trong El Sistema, lý tưởng dẫn dắt dàn nhạc như một trường học cho cộng đồng phải rất mạnh mẽ để có thể xuất sắc xóa nhòa sự phân biệt giữa giáo dục âm nhạc và biến đổi xã hội. Và nó mô tả quá trình củng cố niềm tin trong bà rằng nước Mỹ và các nơi khác trên thế giới, có nhiều điều để học hỏi từ mô hình của Venezuela.
El Sistema là một chương trình giáo dục âm nhạc công lập ở Venezuela, ban đầu được gọi là Hành động xã hội vì âm nhạc do nhà kinh tế và nhạc sĩ Jose Antonio Abreu sáng lập. El Sistema quản lý hơn 150 dàn nhạc thanh niên cà 70 dàn nhạc thiếu niên tham dự miễn phí các trường âm nhạc trong hệ thống của mình trên khắp đất nước. 905 trong số đó là con của các gia đình nghèo. Các em không những được miễn phí học mà còn được cấp nhạc cụ thậm chí cả thẻ xe buýt đến lớp.
Kết hợp sự khôn khéo về chính trị với lòng tận tâm hết mực, Abreu đã nuôi dưỡng giấc mơ, nơi âm nhạc được xem như môi trường lý tưởng mà trẻ em càng sớm được trưởng thành trong đó thì càng tốt cho xã hội.
“Những nốt nhạc tỉnh thức là một cuốn sách phải-đọc dành cho bất cứ ai muốn làm thế giới tốt đẹp hơn mà chưa biết phải bắt đầu từ đâu.” – Ngài Clive Gillinson, Giám đốc điều hành và Giám đốc nghệ thuật Carnegie Hall
“Tôi cực kỳ có cảm hứng với cuốn sách này. Đó là về chương trình ‘El Sistema’. Thật là tuyệt vời khi đọc về cách âm nhạc có khả năng thay đổi cuộc sống. El Sistema được thành lập bởi một nhà kinh tế (Abreu) ở Venezuela, người cũng học âm nhạc. Chương trình đã tồn tại 35 năm vì vậy có tài liệu cho thấy nó hoạt động. Đúng vậy, với tư cách là một nhạc sĩ, tôi đã biết điều đó nhưng việc đọc tài liệu đưa ra bằng chứng rằng nó đã thay đổi cuộc sống của cả một thế hệ trẻ em ở Venezuela là một nguồn cảm hứng vô cùng lớn đối với tôi. Đến nỗi khi nhận được email tình nguyện tham gia trại hè dành cho trẻ em kém may mắn, tôi đã trả lời là “có” chứ không phải “không”. Tôi giới thiệu cuốn sách này cho tất cả những ai muốn tin rằng thế giới có thể là một nơi khác. Tôi ước mọi chính trị gia, nhà lãnh đạo thế giới, phụ huynh và giáo viên sẽ đọc nó.” (Donna – Goodreads)
“Tôi nghĩ điều đáng chú ý về cuốn sách này là nó được viết bởi một nhà giáo dục âm nhạc. Sau khi đọc xong, tôi chắc chắn rằng cuốn sách này không thể được thực hiện theo cách nào khác. Trong các phần của cuốn sách, đặc biệt là những phần mô tả các buổi biểu diễn âm nhạc, kỹ năng viết lách của Tricia Tunstall được tăng cường nhờ kiến thức sâu rộng về âm nhạc của cô. Điều này làm cho văn bản trở nên đẹp hơn, và với tư cách là một độc giả, tôi có thể cảm thấy El Sistema đã và đang tiếp tục quan trọng như thế nào đối với trẻ em ở Venezuela.” (Danielle – Goodreads)
Xem thêm thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thêm thông tin chi tiết sách trên Shopee
“Dẫn luận về âm nhạc là cuốn sách hết sức thấu đáo trong ý tưởng, sinh động và gọn gàng trong hình thức, hợp lý và hiện đại trong bố cục, hoàn hảo để trở thành một thứ bạn có thể bỏ túi và đắm chìm vào nó trong mọi khoảnh khắc rảnh rỗi”.
“Giống như một bản nhạc tuyệt vời, thật khó để mô tả chính xác tại sao cuốn sách này lại hay đến vậy. Bản thân âm nhạc không nhiều về lịch sử / văn hóa / xã hội mà âm nhạc tiếp nhận. Nhưng thông qua vô số ví dụ, Cook đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của cách thức và lý do tại sao chúng ta nghe nhạc theo những cách hấp dẫn và sâu sắc.” (Daniel Wright – Goodreads)
“Cuốn sách này sâu sắc một cách đáng ngạc nhiên và khá hài hước trực tiếp trong việc khám phá nguồn gốc của âm nhạc và gu âm nhạc như một chức năng của cấu trúc giai cấp và xã hội. Cách giới tính và chủ nghĩa thực dân tạo ra một câu chuyện chi phối về thế nào là âm nhạc hay và những người đam mê nghĩ âm nhạc nên như thế nào. Đây là một lăng kính phân tích phê bình nhằm xem xét tính phổ biến xã hội rộng lớn hơn, xác định các thể loại, nguồn gốc của chúng và nguồn gốc thị hiếu âm nhạc của chúng ta. Đặc biệt nhấn mạnh vào sự sùng bái như sự sùng kính đối với các sáng tác của Beethoven, đặc biệt là những khúc mắc và nút thắt tư tưởng mà các nhà phê bình đã trải qua để giải thích cho sự thay đổi đột ngột không đồng đều của Beethoven trong sáng tác xuất hiện từ Bản giao hưởng thứ chín.” (Alan D’Souza – Goodreads)
Xem thêm thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thêm thông tin chi tiết sách trên Shopee
Với những ai muốn hiểu những điểm cốt lõi của nhạc cổ điển thì đây, cuốn sách này cung cấp một lời giới thiệu dễ hiểu, vui nhộn, về một chủ đề mà nhiều người lấy làm kinh hãi.
Nhập môn Nhạc Cổ điển giúp người nghe có thêm kiến thức, bên dưới vị trí thú vị, mà chỉ mất chút ít nỗ lực.
Cuốn sách mở đầu bằng một lời giới thiệu ngắn gọn về từng thời kỳ âm nhạc, rồi đi tới từng điểm đặc biệt của từng nhà soạn nhạc: cuộc đời của họ, nhạc của họ, cái gì làm cho họ nổi tiếng và cái gì làm ra họ vẫn rất “người”, được dẫn dắt qua lời gần văn bản của Stacy Combs Lynch và minh họa dí dỏm của Michael Lynce.
Sách bao gồm cả danh sách các tác phẩm nổi tiếng nhất của từng nhà soạn nhạc danh tiếng, những thuật ngữ, những chia cắt nghĩa nhẹ, giúp bạn phân biệt được phân biệt giữa một bản sonata với một thư viện, cũng như giữa một nhạc trưởng với một cây đàn violin.
“Một cuốn sách rất, rất cơ bản về âm nhạc cổ điển phương Tây. Đặt theo thứ tự thời gian. Bao gồm một số phim hoạt hình vui nhộn. Thông tin tốt về hai mươi bốn nhà soạn nhạc từ Thời đại Baroque, Cổ điển, Lãng mạn và Hậu Lãng mạn, và tham khảo “Tác phẩm cần biết” của từng nhà soạn nhạc. Cũng bao gồm thông tin ngắn gọn về Nhạc thính phòng, The Symphony, The Virtuoso, Nhà hát Opera Ý, Dàn nhạc Giao hưởng và Nhạc trưởng. Cực kỳ cơ bản, nhưng đó chỉ là những gì tôi cần cho bây giờ.” (David – Goodreads)
Xem thêm thông tin chi tiết sách trên Tiki
Phương Thảo