Green Library - Cùng con yêu sách

1. Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm)

Một cuốn nhật kí nhặt được bên xác của một nữ Việt Cộng đã suýt bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta nên giữ lại vì “trong đó có lửa”. Nhật ký Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến. Cuốn nhật ký là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Ở đó ta vẫn gặp những băn khoăn trăn trở trước tình yêu, trước cuộc sống phức tạp hàng ngày, những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn của một người con gái, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường – những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng.

“Một cuốn sách không nên bỏ qua. Mình đã đọc rồi nhưng vẫn muốn mua lại làm kỉ niệm. Sách nhỏ gọn vừa tay cầm, thiết kế giản dị như cuốn nhật ký ngày xưa. Cuối sách có hình ảnh tư liệu đen trắng về nữ Anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.” (Huyen Lee – Tiki, 2021)

“Sách này mình biết trong lúc học chuyên Văn, bạn bè cùng lớp chuyên giới thiệu, phải canh sale mấy tháng trời để hốt nó về. Cũng có thể nói đây là cuốn sách giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến tranh và giúp ích trong các dẫn chứng khi lập luận (vì mình thấy có nhiều điều mình áp dụng được vào bài văn cũng như kiến thức chuyên sâu về Văn). Cuốn này với “Lược sử tương lai” tổng chỉ có 98k ♥️ một đứa học sinh cấp 3 yêu sách như mình thì vậy đã là quá vui!!!” (PHAN NGỌC THẢO – Tiki, 2021)

“Sách về đẹp lắm ạ rất ưng luôn, nội dung thì khỏi phải bàn chỉ là một quyển sách kiểu tổng hợp lại hai cuốn Nhật ký mà chị Trâm đã viết thôi nhưng đọc đó mình cảm nhận phần nào sự tàn khốc của chiến tranh, trong thời gian đó con người hầu như lúc nào cũng cận kề với cánh cửa sinh tử dầu vậy khi đọc mình luôn cảm thấy tinh thần lạc quan của họ trong mọi hoàn cảnh…” (Huyentran Chau – Tiki, 2021)

“Sách đẹp do Nhã Nam xuất bản. Sách giúp người trẻ chúng ta hiểu được nhiệt huyết tuổi trẻ thời chống Mĩ, cảm nhận rõ nét bầu không khí ngột ngạt, nguy hiểm của chiến tranh nhưng cũng khắc sâu trong ta một tâm hồn thánh thiện.” (Dung Vũ – Tiki, 2021)

“Một cuốn nhật kí nhặt được bên xác của một nữ *** đã suýt bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta nên giữ lại vì “trong đó có lửa”. Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến. Cuốn nhật ký là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Ở đó ta vẫn gặp những băn khoăn trăn trở trước tình yêu, trước cuộc sống phức tạp hàng ngày, những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn của một người con gái, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường – những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng.” (Bất Hối – Tiki, 2021)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki theo link tại đây

Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee theo link tại đây

01-Nhat ky Dang Thuy Tram-min
Ảnh: Tiki.vn

2. Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán)

“Tuổi thơ dữ dội” là một tác phẩm truyện dài bảy phần của nhà văn Phùng Quán. Truyện được khởi thảo bên bờ Hồ Tây năm 1968 và hoàn thành trong lều cỏ giữa hồ Tịnh Tâm năm 1986. Cuốn truyện xoay quanh cuộc sống chiến đấu và sự hy sinh của những thiếu niên 13, 14 tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân.

Cuốn truyện miêu tả súc tích quá trình tham gia chiến đấu và hy sinh ở tuổi đời rất trẻ của hơn ba mươi thiếu niên, tập trung quanh bốn nhân vật tiêu biểu là Lượm, Mừng, Quỳnh sơn ca, Hòa đen,… và một loạt các nhân vật khác như: Bồng da rắn, Vịnh sưa, Tư dát.

Cuốn truyện có hệ thống nhân vật khá giống “Những ngày khói lửa” và một vài truyện ngắn khác, khiến người đọc cảm giác là có nhiều tác phẩm khác nhau trong thời kỳ này cùng viết về một nhóm nhân vật có thật.

Năm 1988, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được xuất bản và nhận Giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam hai năm sau đó và đã được dựng thành phim.

Về tác giả Phùng Quán

Năm 1945, ông tham gia Vệ quốc quân, là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân). Sau đó ông tham gia Thiếu sinh quân Liên khu IV, đoàn Văn công Liên khu IV.

Đầu năm 1954, ông làm việc tại Cơ quan sinh hoạt Văn nghệ quân đội thuộc Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (tiền thân của Tạp chí Văn nghệ Quân đội).

Tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1955. Về quá trình viết tác phẩm này, trong di cảo hồi ký “Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào” do Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2007, ông kể nhiều chi tiết rất thú vị về sự ngẫu nhiên và tình cờ đưa ông từ một người lính trở thành một nhà văn và những oan khuất phải gánh chịu nhưng với giọng kể rất hóm hỉnh, không một chút trách móc hay thù hận. Không lâu sau đó, Phùng Quán tham gia phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm bằng hai bài thơ “Lời mẹ dặn” và “Chống tham ô lãng phí” (1957). Khi phong trào này chấm dứt dưới tác động của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phùng Quán bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi.

Từ đó đến khi được nhìn nhận lại vào thời kỳ Đổi mới, Phùng Quán hầu như không có một tác phẩm nào được xuất bản, ông phải tìm cách xuất bản một số tác phẩm của mình dưới bút danh khác và câu cá ở Hồ Tây để kiếm sống. Vì thế, bạn bè văn nghệ thường gói gọn cuộc đời ông thời kỳ này bằng sáu chữ: “cá trộm, rượu chịu, văn chui”

Năm 1988, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được xuất bản và nhận Giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam hai năm sau đó. Ngoài văn xuôi, Phùng Quán còn sáng tác thơ và có nhiều bài thơ nổi tiếng như: Hoa sen, Hôn, Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe…

Ông mất ngày 22 tháng 1 năm 1995 tại Hà nội.

Năm 2007, Phùng Quán được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng cùng với Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm.

Về nội dung, “Tuổi thơ dữ dội” là một tác phẩm rất đáng đọc! Đọc để cảm nhận được không khí cuộc kháng chiến của dân tộc dù gian khổ nhưng vẫn lạc quan, hào hùng, và để cùng khóc, cùng cười, cùng tự hào về những Vệ quốc đoàn nhỏ đã hết mình cho Tổ quốc!” (Hành Lá – Tiki, 2021)

“Văn học thời kháng chiến chưa bao giờ làm mình thất vọng. Cái thực tại khốc liệt, kham khổ, gian truân mà vất vả được lột tả đến từng ngóc ngách. Nhưng hơn thế nữa là lòng tin, sự ngây thơ, trong sáng, tình yêu nước đơn sơ mà thiêng liêng được khắc họa ở những em nhỏ thật nhỏ. Tuổi tác nhỏ nhưng trái tim và nhiệt huyết thật to. Phải đánh đổi bao nhiêu cái tuổi thơ như vậy để giành lại hàng triệu tuổi thơ bình yên như bây giờ?” (Nguyễn Hồng Ly – Tiki, 2021)

Những cuốn như “Kẻ trộm sách”, “Sơn ca vẫn hót” hay “Ánh sáng vô hình” – đầu sách tiểu thuyết lịch sử về thế chiến 2 đã được rất nhiều bạn đón đọc và để lại một sự hiểu biết sâu sắc về nỗi đau của chiến tranh. Nhưng tin mình đi, nếu bạn là một độc giả Việt Nam, tất cả sẽ không thể nào so sánh được với “Tuổi thơ dữ dội” – một câu chuyện cực kỳ cảm động và quả cảm về một nhóm những em thiếu niên tham gia đội thiếu niên xung kích – làm nhiệm vụ giao liên trong chiến tranh Việt Nam.

Viết những dòng này và nhớ lại cảm xúc khi đọc “Tuổi thơ dữ dội” mình vẫn còn nổi da gà vì cảm động, vì những đêm nằm bên cạnh chiếc đèn ngủ vặn hết công suất, khóc nức nở vì thương các em í.

Có lẽ vì mình hiểu được rằng những nhân vật trong sách cũng chảy cùng dòng máu Việt Nam với mình, mình phẫn nộ đến cùng cực tất cả những tội ác và bất hạnh mà các em phải gánh chịu. Đặc biệt, lấy địa điểm trung tâm là Huế, mình tin rằng những bạn lớn lên ở Huế hay đã từng đến và yêu Huế sẽ càng hiểu cái cảm xúc phẫn uất đấy là như thế nào.

Nếu mọi người cũng yêu thích các tác phẩm lấy đề tài lịch sử như mình, mình rất mong mọi người sẽ đọc “Tuổi thơ dữ dội” – một câu chuyện cảm động, gần gũi về chính đất nước của chúng mình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước.” ((Lydia) – Goodreads, 2021)

Bất cứ trẻ em Việt Nam nào cũng nên đọc cuốn sách này, để hiểu hơn về một thời kỳ ác liệt, gian khổ và anh hùng nhất của dân tộc – khi mà đến cả những đứa trẻ nhỏ bé, gầy gò, ngây thơ nhất cũng trở thành những chiến sĩ chống giặc ngoại xâm ngoan cường. Bản lĩnh, sự hi sinh, lòng yêu nước quên mình của Mừng, của Quỳnh và các bạn có khi còn hơn cả người lớn, khiến cho mỗi độc giả đều thấy cảm phục, xót thương!

Thế hệ chúng tôi lớn lên, được gieo vào đầu những câu chuyện về cậu bé tẩm xăng lao mình lên phía trước, về người thanh niên hi sinh thân mình lấp lỗ châu mai, về anh chiến sĩ lấy thân chèn pháo… Những câu chuyện ấy rất hay, rất ý nghĩa. Nhưng giá như bớt đi, để dành chỗ cho nhiều câu chuyện khác, như câu chuyện về cậu bé Quỳnh viết nhạc cho bạn, cậu bé Mừng tìm thuốc cho mẹ, hay cả những câu chuyện ở nước Nhật xa xôi, một cậu bé 9 tuổi xếp hàng nhận lương khô ở Fukushima…” (Trần Thanh Mai – Goodreads, 2013)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki theo link tại đây

Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee theo link tại đây

02-Tuoi tho du doi-min
Ảnh: Tiki.vn

3. Đất Rừng Phương Nam (Đoàn Giỏi)

Cuộc đời lưu lạc của chú bé An qua những miền đất rừng phương Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Một vùng đất trù phú, đa dạng, kì vĩ với những kênh rạch, tôm cá, chim chóc, muông thú, lúa gạo và cây cối, rừng già. Trong thế giới đó có những con người vô cùng nhân hậu như cha mẹ nuôi của bé An, như cậu bé Cò, chú Võ Tò cùng những người anh em giàu lòng yêu quê hương, đất nước. Cuộc sống tự do và cuộc đời phóng khoáng cởi mở đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm khảm người đọc nhiều thế hệ suốt những năm tháng qua.

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi như một xã hội của miền sông nước Tây Nam bộ thu nhỏ. Bởi ở nơi đó, người đọc đã tìm thấy hình ảnh người dân của vùng đất phương Nam từ sông Tiền, sông Hậu trải dài đến Kiên Giang – Rạch Giá, rồi xuống tận rừng U Minh, sau đó dừng lại ở Năm Căn Cà Mau. Bối cảnh trong Đất rừng phương Nam là cả một đất trời thiên nhiên ưu đãi, cánh đồng bát ngát mênh mông, sóng nước rì rầm, rừng rậm bạt ngàn trù phú, thú rừng hoang dã muôn loài…

Cái chất thơ mà Đoàn Giỏi gửi vào từng trang bút ký, vốn bắt nguồn từ tình yêu đối với mảnh đất và con người Nam Bộ và được thể hiện trong từng chi tiết miêu tả, trong ngôn ngữ và tính cách nhân vật. Cái “chất liệu Miền Nam” ấy đã đem tới nền văn học của chúng ta trong những năm 50, 60 ngày ấy một sự khởi sắc đầy ấn tượng mới mẻ, hấp dẫn, một thứ bổ sung cho cách nhìn về con người và thiên nhiên vùng đất phương Nam.

Về tác giả Đoàn Giỏi

Đoàn Giỏi (1925-1989) sinh tại Tân Hiệp – Châu Thành tỉnh Tiền Giang. Ông xuất thân từ một gia đình địa chủ lớn, có hàng trăm mẫu ruộng màu mỡ ven sông Tiền. Nhà ông xưa tòa ngang dãy dọc, nơi mà bây giờ trở thành trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành. Tất cả nhà và đất gia đình ông đã tự nguyện hiến cho kháng chiến ngay từ đầu. Sau ngày thống nhất đất nước, nhà văn Đoàn Giỏi ra vào Nam – Bắc như cánh chim trời. Ở Hà Nội thì ông ở trụ sở Hội Nhà văn, vào Mỹ Tho thì ở cơ quan Hội Văn Nghệ, còn ở Sài Gòn ông tá túc tại nhà một người bạn trên đường Võ Văn Tần. Cho đến khi qua đời ở tuổi 65 (1989), ông vẫn chưa có một mái nhà riêng. Đoàn Giỏi là con đẻ và là kết tinh của nền văn hóa phương Nam, ông đã hiến trọn của cải vật chất và tinh thần của mình cho những người dân phương Nam khẳng khái khai phá, sáng tạo!

Chúng ta gặp nhà văn Đoàn Giỏi ở rất nhiều nơi: trong trang sách giáo khoa, trong ngôi nhà dấu yêu nhỏ bé. Nụ cười của ông vẫn còn tươi nguyên bên bàn thờ còn nghi ngút khói hương. Chúng ta còn gặp ông bên cạnh các bạn văn một thời trong những tấm ảnh đã ngả màu, và cuối cùng là ở nghĩa trang nơi duy nhất mà ông không còn phải bận rộn với những tác phẩm văn học. Dù bất cứ ở đâu, ông cũng được đồng nghiệp, bạn bè, độc giả thương mến. Và ai từng tiếp xúc với ông đều có chung cảm giác: Nhớ nhà văn Đoàn Giỏi.

“Nếu ai từng xem “Đất Phương Nam” (Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn – Sản xuất năm 1997), sẽ biết đến câu chuyện của bé An, cậu bé can đảm với khát khao đi tìm cha mình. Sách viết cũng cuốn như phim, từng trang với những đoạn đời của cậu bé An và những người dân Nam bộ, có niềm vui, có nước mắt, có những can đảm của những người con Cách mạng. Cả quyển truyện như lát cắt của Lịch sử, mô phỏng những mảnh đời phương Nam, qua câu chữ, giọng văn của tác giả, qua nét văn hoá hào sảng, giàu tình người ở xứ miền quê anh hùng.” (Bạn Chích – Tiki, 2021)

Có rất nhiều điều để nói về cuốn sách này nhưng mình nghĩ không nên dài dòng và cũng vì không giỏi review nên mình chỉ nói ngắn gọn rằng: “Đây là một tác phẩm hay về con người cũng như thiên nhiên miền Nam, Việt Nam qua lời kể của An (mình rất thích giọng kể này). Là một lựa chọn tuyệt vời sau khi ta đã đọc quá nhiều tác phẩm nước ngoài và muốn tìm thứ gì đó thân thuộc và gần gũi”” (Duyên Đô – Goodreads, 2017)

“Đây quả thật là một trong những cuốn sách hay nhất viết cho thiếu nhi, mà thực ra người lớn đọc cũng thấy cuốn hút vô cùng. Thiên nhiên, cảnh sắc Nam Bộ được tác giả tái hiện cực kỳ chân thực toàn là những trải nghiệm kỳ thú, khiến người đọc vừa đọc mà vừa như hòa mình vào những hoạt động ấy. Một cuốn “Những cuộc phiêu lưu của Tom Saywer” của Việt Nam.

Phần đầu sách rất cuốn. Đoạn An phát hiện gián điệp đọc thót cả tim. Tuy nhiên phần sau cuốn sách mình thấy nhịp độ hơi nhanh, nhiều chỗ chỉ được miêu tả thoáng quá. Kết cũng không thỏa mãn lắm :3 Kể mà tác giả viết tiếp phần 2.” (Công Thắng – Goodreads, 2021)

“Cá nhân mình thích truyện hơn phim. Cuốn sách lôi cuốn mình ngay từ những trang đầu tiên với giọng văn nhẹ nhàng đưa người đọc trôi đi xuôi theo một dòng sông và hành trình của cậu bé An. Khung cảnh làng quê nghèo Nam Bộ xưa kia hiện lên thật bình dị, mộc mạc và đầy tình người trong bối cảnh đất nước vẫn chưa bình yên. Những chi tiết và câu chuyện được kể lại dưới góc nhìn của một cậu bé làm mọi thứ trở nên thật gần gũi và thân thuộc nhất là với những người có may mắn trải nghiệm cuộc sống thôn quê. Người dân vùng miệt vườn vẫn thật thà và chân chất dù họ vẫn bận bịu và mải mê với việc mưu sinh của mình.

Hãy đọc sách và cảm nhận chút mát mẻ của miền sông nước giữa những ngày hè oi ả. Thật thích.” (Dani Ta – Goodreads, 2020)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki theo link tại đây

Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee theo link tại đây

03-Dat rung phuong nam-min
Ảnh Tiki.vn

4. Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh)

Tác phẩm là dòng hồi ức của người lính về chiến tranh và thời tuổi trẻ đã trải qua trong bom đạn. Đó là lòng tiếc thương vô hạn đối với những người cùng thế hệ với mình đã nằm xuống, là ám ảnh về thân phận con người trong thời buổi loạn ly, và thông qua thân phận là sự tái hiện đầy xót xa về quá khứ, những suy tư nghiền ngẫm về con đường dấn thân của cả một thế hệ sinh ra trong chiến tranh. Bao trùm lên tất cả, là nỗi buồn sâu xa gắn với từng mảnh đời riêng.

Tác phẩm đã bước ra khỏi lối mòn về lòng tự hào dân tộc cùng những chiến công và vinh quang tập thể để nêu lên thông điệp về sự ghê tởm, về tính chất hủy diệt của chiến tranh đối với con người. Vào thời điểm ra đời cuối thập niên 1980, “Nỗi buồn chiến tranh” có thể được xem là tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đầu tiên viết về chiến tranh có cái nhìn khác với quan niệm truyền thống, khẳng định mạnh mẽ vai trò cá nhân trong xã hội, quyền sống, hạnh phúc và đau khổ của con người với tư cách một cá thể độc lập. Tiểu thuyết nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.

Về tác giả

Bảo Ninh (sinh ngày 18 tháng 10 năm 1952) là nhà văn Việt Nam viết tiểu thuyết và truyện ngắn.

Tiểu sử

Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Ông là con trai của Giáo sư Hoàng Tuệ (1922 – 1999), nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Ông vào bộ đội năm 1969. Thời chiến tranh, ông chiến đấu ở mặt trận B3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10. Năm 1975, ông giải ngũ. Từ 1976-1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ 1984-1986 học khóa 2 Trường viết văn Nguyễn Du. Làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997.

Để mình chỉ cho các bạn một tác phẩm không vị nghệ thuật, cũng chẳng vị nhân sinh, mà là vị con người…

Một cuốn sách vừa đúng như tên của nó “Nỗi buồn chiến tranh”, vừa nhiều hơn tên của nó rất rất rất nhiều. Nỗi buồn đến từ chiến tranh đã là đề tài nhiều cuốn sách đề cập đến, nhưng rất ít cuốn sách nói về nỗi buồn “sau” khi chiến tranh đi qua. Người ta nói nhiều rồi về những vinh quan sau khi chiến trường qua đi, cuối con đường ấy là ánh sáng rực rỡ của độc lập, của chiến thắng. Người ta dễ lắm động lòng trước một câu chuyện anh hùng với kết thúc có hậu như thế.

Nhưng người ta không kể, chẳng ai muốn kể cả, cuộc sống của những người lính sau cái kết thúc vẻ vang ấy.

Chiến tranh đã tàn phá họ như thế nào

Chiến tranh đã lấy đi của họ những gì

Nó không đơn thuần lấy đi của họ một phần cơ thể, một đôi bàn tay, một người đồng chí, một mối tình..

Cái nó lấy đi, cái nó tước khỏi họ, là một cái gì đó ở sâu lắm, một cái gì đấy cốt lõi, một cái gì đấy khiến họ vĩnh viễn không bao giờ có thể thực sự sống một cách bình thường được nữa.

Cái nó lấy đi, là cả một cuộc đời. Cuộc đời của một con người sau chiến tranh.

Chưa có một cuốn sách nào làm mình như bị hẫng lại một nhịp với mọi cảm xúc. Thường khi đọc một phân đoạn xúc động nào đấy, chúng mình sẽ dễ bật khóc luôn đúng không, nhưng có những lúc đọc tác phẩm này, mình khóc vì nhớ lại phân đoạn mình đọc 2,3 trang trước đó. Cứ như thể, ngòi bút nhẹ nhàng viết tựa có tựa không làm những câu chuyện ấy không tác động ngay, nó ngầm vào bạn từ từ, để rồi đến một điểm bùng nổ nào đó, bạn rơi nước mắt.

Nó như những gì xảy ra với người lính hậu chiến vậy, nó là cái gì đấy gặm nhấm từ từ, từ từ nhưng vạn lần dai dẳng. Họ gặp lại những người đồng đội đã hy sinh trong giấc mơ, họ gặp lại những tử thi, họ ám ảnh về những người đã ra đi vì chính lỗi lầm của họ. Họ ám ảnh bởi một quy luật bất thành văn “tôi chết tức là đồng đội tôi được sống”

Hết chiến tranh rồi đấy, nhưng ai bảo họ không còn sống trong chiến tranh nữa?

Mình hỏi bạn nhé, nếu trong tay bạn có một quả lựu đạn. Bạn trong chỗ nấp chứng kiến một toán giặc đang hiếp một cô giao liên nữ là đồng đội của bạn, nhưng quả lựu đạn bạn đang cầm là thứ vũ khí tự vệ duy nhất cho cả đoàn người toàn là các thương binh trọng thương đang đợi bạn. Bạn sẽ làm gì? BẠN SẼ LỰA CHỌN LÀM GÌ?

Cuốn sách này đặc biệt vì nó không viết nhằm mục đích tuyên truyền một chính đảng, một chủ nghĩa gì cả. Nó cũng không phải một cuốn sách phản chiến kiểu tiêu tư sản đầy tính cá nhân. Nó chỉ là được viết ra trong khao khát của tác giả để viết lại, lưu lại một cái gì đó những ký ức của ông về cuộc sống của những người lính ấy. Nên nó không cần có cốt truyện, nó cũng chẳng cần một nhân vật anh hùng, nó đương nhiên không cần cả một cái kết có hậu, ấy thế mà mọi miêu tả của nó, những hy sinh, những yêu thương, những nhục dục hay đam mê, những sai lầm hay lạc lối đều thật đời, và vì thế nó thật đẹp và đáng trân trọng.

Mình sẽ không recommend cuốn sách này cho tất cả mọi người, vì nó không hề dễ đọc. Nhưng nó là một trong những trải nghiệm đọc sách tuyệt vời nhất trong cuộc đời của mình. Nó vượt xa khuôn khổ của một cuốn sách nói về chiến tranh Việt Nam, vì nó lấy trọng tâm là con người và câu chuyện của họ, và con người thì có mặt ở mọi nơi, nên nếu các bạn muốn trải nghiệm một cuốn sách đơn thuần là vì con người cần thở, cần viết và cần được kể, thì hãy tìm đọc Nỗi buồn chiến tranh nhé.” (Hà Khuất – Goodreads, 2022)

Đây không chỉ là nỗi buồn chiến tranh mà là nỗi buồn của kiếp người khi nhận ra cuộc sống là bông hoa đẹp mọc lên từ rữa nát và dù ở bất cứ sắc thái huy hoàng nào của nó, rữa nát vẫn ở đó và sẽ cuốn phăng tất cả vào một ngày nào đó. Thật buồn khi lướt qua bình luận quốc tế thấy viết rằng cuốn sách này khiến thế giới nhận ra người Việt không phải là “vô cảm như những robot”. Ôi cái cuộc đời kinh tởm này.

Về văn chương thuần túy, cuốn sách gần như viết ổn. Tất cả các đoạn về chiến tranh đều ổn. Nhưng khi trở lại đời thường, đặc biệt là hậu chiến thì nhiều chỗ sa lầy vào văn chương ba xu kiểu Dương Thu Hương, đọc rất buồn nôn. May mắn là những đoạn yếu này chỉ chiếm khoảng 10-15% và không làm lợm được cái đẹp chung của tác phẩm.” (Nguyên Trang – Goodreads, 2022)

Nếu ai yêu những câu chữ bay bổng văn thơ đáng để highlight lia lịa (như tui), thì hãy đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh. Lâu lắm rồi tui mới đọc sách của tác giả Việt Nam, lần cuối chắc là năm ngoái với quyển Cánh Đồng Bất Tận của Nguyễn Ngọc Tư (cũng hay lắm nhé). Thực ra tác phẩm Việt nổi tiếng với người nước ngoài không phải Truyện Kiều đâu mà đọc cuốn này khá nhiều nè.

Câu chuyện kể về Kiên, một bộ đội sau khi đất nước giành độc lập, những tưởng từ đây sẽ sống cuộc đời an nhàn sau khi hết bom đạn khói lửa nhưng bóng ma của chiến tranh cứ đeo bám lấy anh. Kiên nhớ về những đồng đội đã ngã xuống, về năm tháng sống trong nguy hiểm cận kề đã làm con người ta thay đổi mãi mãi. Tui không nghĩ tới tác giả có thể miêu tả chiến tranh bằng những câu chữ hay tới vậy á, highlight quá trời luôn. Mà tính ra đây là suy nghĩ trong đầu Kiên không theo thứ tự gì cả, nên đọc mà chẳng rõ mạch truyện, cảm giác như xem bộ phim tài liệu trắng đen về bộ đội chống giặc ấy, thêm nữa là thoại hơi khó hiểu, kiểu cường điệu lên nên đọc đôi khi khó chịu.” (Mei bookswandering – Goodreads, 2020)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki theo link tại đây

Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee theo link tại đây

04-Noi buon chien tranh-min
Ảnh: Tiki.vn

5. Người tị nạn (Nguyễn Thanh Việt)

Cuốn sách được viết bởi Nguyễn Thanh Việt (bút danh Viet Thanh Nguyen) – nhà văn người Mỹ gốc Việt đầu tiên đoạt giải Pulitzer và nhiều giải thưởng khác của các Hiệp hội văn học Mỹ cho sự nghiệp sáng tác của mình.

Ông sinh năm 1971 ở Việt Nam, cùng gia đình di tản sang Mỹ vào mùa hè năm 1975. Năm 2016, ông gây tiếng vang đặc biệt trên văn đàn Mỹ đương đại sau khi thắng giải Pulitzer cho hạng mục Fiction. Ông có những tác phẩm đáng chú ý như Nothing ever die, The Sympathyzer, Vietnam and the Memory of war, The refugees…

Tác phẩm Người tị nạn (The Refugees) là tác phẩm đầu tiên của ông được dịch và xuất bản tại Việt Nam và để “tăng những người tị nạn, ở bất cứ đâu”. Tập truyện ngắn này gây ấn tượng mạnh bởi sự hư cấu mà chân thực của nó như đánh giá của New York Times Book: “Những câu chuyện về người tị nạn Việt Nam như ma thuật bất biến…Một tập truyện siêu phàm…Giọng văn khiêm tốn, chi tiết và phong cách tự sự thẳng thừng hoàn toàn thích hợp với những cuộc đời thường dân âm thầm được mô tả trong truyện…Vặn nhỏ âm lượng, chúng ta áp tai vào, lắng nghe những người tị nạn nói để thấu hiểu họ”. Mở đầu cuốn sách là những day dứt về một quá khứ đầy ám ảnh “Tôi viết sách này cho những hồn ma vốn là nhóm duy nhất ở với thời gian bởi vì họ ở ngoài thời gian” (Roberto Bolafio, Antwerp) “Những thứ ám ảnh bạn không phải là những ký ức của bạn Không phải những điều bạn đã viết ra Mà là những điều bạn đã quên, bạn phải quên Những điều bạn phải tiếp tục quên suốt cả đời mình” (James Fenton, A German Requiem)

Sách in đẹp, giấy láng bóng mà lại nhẹ. Dù 200 trang hơn nhưng mỏng như sách 100 trang. Về phần sách thì văn phong tác giả nhẹ nhàng, không đao to búa nặng, kể những câu chuyện cóp nhặt một cách bình tâm chậm rãi, như cách những người việt kiều kể về một chuyện cũ, gạn lọc lại, ít đụng chạm hơn. Cảm giác văn phong là kiểu miền Nam mình, không cần sự khoa trương. Mọi người nên đọc nhé. Dù sao đây cũng là tác giả người “gốc việt” đoạt giải pulizer đầu tiên, không phải dễ dàng mà làm được điều này trên đất Mỹ. Chắc chắn tác giả phải có điều chi vượt trội xuất sắc.” (Phan Thanh Binh – Tiki, 2021)

“Chiến tranh đi qua, nhưng tàn dư của nó vẫn đọng lại đến bây giờ. Đọc sách, mình càng hiểu thêm và hình dung được phần nào về quá khứ đau thương và cuộc sống hiện tại của những mảnh đời đã trải qua thời khắc đen tối ấy, để thấy rằng mình hạnh phúc biết nhường nào. Rất nên đọc nha mọi người! ” (Nghĩa Nghĩa – Tiki, 2021)

Sau rất nhiều cuốn sách, The Refugees nhắc nhở tôi về điều khiến tôi yêu thích một tác phẩm viễn tưởng: văn bản xuất sắc, cách kể chuyện sáng tạo và những cảm xúc phức tạp của con người. The Refugees là một cuốn sách truyện ngắn mỏng, nhưng nó thực sự gây được ấn tượng. Phần lớn, sợi dây chung giữa các câu chuyện là kinh nghiệm của những người tị nạn Việt Nam sang Mỹ định cư. Nhiều câu chuyện tập trung vào động lực phức tạp của cha mẹ – con cái hoặc động lực trong các cặp vợ chồng. Nhiều nhân vật có ký ức về quãng thời gian dài bất thường mà cha mẹ họ đã tìm đến để đưa họ rời khỏi Việt Nam, và hầu hết các câu chuyện tập trung vào cuộc sống được rèn giũa ở Mỹ. Mặc dù có những chủ đề chung như vậy, nhưng các câu chuyện vẫn độc đáo – tạo ra một loạt các nhân vật, tình huống và cảm xúc khác nhau. Với rất ít từ, các nhân vật cảm thấy thực và phức tạp. Các câu chuyện không ảm đạm đồng nhất – như trường hợp của một vài bộ sưu tập tôi đọc gần đây – nhưng mang sắc thái cảm xúc trong phạm vi cảm xúc của chúng. Không có câu chuyện nổi bật – tôi yêu tất cả. Thách thức khi đánh giá một cuốn sách tôi yêu thích là không có gì để nói ngoài việc sử dụng một vài tính từ rườm rà. Nhưng, tin tôi đi, đây là sự bộc phát chân thành! Tôi chưa đọc cuốn The Sympathizer đoạt giải Pulitzer của Nguyễn, nhưng rõ ràng là tôi cần xin một bản. Cảm ơn Netgalley và nhà xuất bản cho cơ hội đọc một bản trước. The Sympathizer đã đoạt giải Pulitzer, nhưng rõ ràng là tôi cần phải có một bản sao. Cảm ơn Netgalley và nhà xuất bản cho cơ hội đọc một bản trước. The Sympathizer đã đoạt giải Pulitzer, nhưng rõ ràng là tôi cần phải có một bản sao. Cảm ơn Netgalley và nhà xuất bản cho cơ hội đọc một bản trước.” (Esil – Goodreads, 2016)

Tuyển tập 8 câu chuyện của Viet Thanh Nguyen trong The Refugees tập trung vào những người tị nạn Việt Nam theo những cách phức tạp, thú vị và đôi khi gây ngạc nhiên. Điều rõ ràng là trải nghiệm của người nhập cư là duy nhất đối với mỗi cá nhân. Khi các nhân vật di chuyển giữa các gia đình, nền văn hóa và bản sắc, sức hút của những gì bị bỏ lại hoặc bị lãng quên định hình họ cũng giống như trải nghiệm trong nền văn hóa mới của họ. Do đó, trí nhớ đóng một vai trò quan trọng trong các câu chuyện, không nhiều hơn trong “I’d Love You to Want Me.” Trong câu chuyện này, một người vợ đối mặt với chứng mất trí nhớ của chồng. Những ký ức bị loại bỏ, dù tự nguyện bị vứt bỏ hay không, do đó trở thành những bóng ma ngăn cản bất kỳ sự thoải mái nào về việc xác định danh tính, dù là cá nhân, trong gia đình hoặc trong một cặp vợ chồng đã già cùng nhau. “Black-Eyed Woman” là một câu chuyện nổi bật khác. Người kể chuyện của chúng ta là một người viết truyện ma cho hồi ký (vì vậy trí nhớ cũng là nền tảng của câu chuyện này). Tôi cũng nghĩ “Người đàn ông khác” và “Người cấy ghép” rất kích thích tư duy. Mặc dù tôi đã có những mục yêu thích của mình, nhưng bộ sưu tập truyện sẽ hoạt động cùng nhau và được khuyến khích!” (JL Sutton – Goodreads, 2019)

Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki theo link tại đây

Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee theo link tại đây

05-Nguoi ti nan-min
Ảnh: Tiki.vn

Nguyễn Hằng

341001094_241499201737222_6975183209450634611_n

Review bộ sách DẾ CHESTER VÀ CÁC BẠN

“Thật dễ dàng để yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình quả là rất khó khăn”…

121995237_10222652364914530_3728241313764895972_n

Review David và cây vĩ cầm biết nói

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách đẹp tới tột cùng, một vẻ đẹp hồn hậu, trong veo và thanh khiết nhất. Chắc chắn David…

129862145_2714551872207772_678045430805396291_n

Review JOE SỐ DÁCH

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách để truyền cảm hứng sống: chân thành, chăm chỉ, tự do…mình tin chắc JOE SỐ DÁCH sẽ phù…