Huyền ảo và hiện thực trong kiệt tác “Nghệ nhân và Margarita” của Bulgakov
Mikhail Bulgakov là một trong những nhà văn tài năng và độc đáo nhất của văn học Nga thế kỷ 20. Ông nổi tiếng với…
Mục lục
Phần lớn chúng ta thường nghĩ sự hiện diện của đồng tiền trong cuộc sống là một lẽ đương nhiên, như không khí hay nước vậy. Rất ít người trong chúng ta hiểu được nguồn gốc của tiền bạc cũng như sự sinh tồn và phát triển của đồng tiền.
Một khi đọc “Chiến tranh tiền tệ – Ai thật sự là người giàu nhất thế giới” bạn sẽ phải giật mình nhận ra một điều kinh khủng rằng, đằng sau những tờ giấy bạc chúng ta chi tiêu hàng ngày là cả một thế lực ngầm đáng sợ – một thế lực bí ẩn với quyền lực siêu nhiên có thể điều khiển cả thế giới rộng lớn này.
“Chiến tranh tiền tệ – Ai thật sự là người giàu nhất thế giới” đề cập đến một cuộc chiến khốc liệt, không khoan nhượng và dai dẳng giữa một nhóm nhỏ các ông trùm tài chính – đứng đầu là gia tộc Rothschild – với các thể chế tài chính của nhiều quốc gia. Đó là một cuộc chiến mà đồng tiền là súng đạn và mức sát thương thật sự ghê gớm.
Đồng thời, “Chiến tranh tiền tệ – Ai thật sự là người giàu nhất thế giới” còn giúp bạn hiểu thêm nhiều điều, rằng Bill Gates chưa phải là người giàu nhất hành tinh, rằng tỉ lệ tử vong của các tổng thống Mỹ lại cao hơn tỉ lệ tử trận của binh lính Mỹ ngoài chiến trường, hay vì sao phố Wall lại mạo hiểm đổ hết vốn liếng của mình cho việc “đầu tư” vào Hitler.
Là một cuốn sách làm sửng sốt những ai muốn tìm hiểu về bản chất của tiền tệ, để từ đó nhận ra những hiểm họa tài chính tiềm ẩn nhằm chuẩn bị tâm lý cho một cuộc chiến tiền tệ “không đổ máu”, “Chiến tranh tiền tệ – Ai thật sự là người giàu nhất thế giới” còn phơi bày những âm mưu của các nhà tài phiệt thế giới trong việc tạo ra những cơn “hạn hán”, “bão lũ” về tiền tệ để thu lợi nhuận. Cuốn sách cũng đề cập đến sự phát triển của các định chế tài chính – những cơ cấu được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển vũ bão của nền kinh tế toàn cầu. Gấp cuốn sách lại, có thể bạn đọc sẽ có nhiều tâm trạng khác nhau. Đối với một số người, đó có thể là sự sợ hãi thế lực tài chính quốc tế và cảm giác bất an về sự chi phối của thế lực này. Với số khác thì đó có thể là một cảm giác thú vị khi khám phá ra sự thật trần trụi để từ đó có cách nhìn nhận khác nhằm xây dựng cho mình những kế hoạch đầu tư một cách hiệu quả nhất. Và cho dù bạn có lo sợ hay cảm thấy tò mò, thú vị thì “Chiến tranh tiền tệ – Ai thật sự là người giàu nhất thế giới” cũng là một cuốn sách đáng đọc. Một cuốn sách bổ ích cho các chuyên gia quản lý tài chính, các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư nhỏ, các giáo viên giảng dạy về tài chính – ngân hàng cũng như sinh viên các trường kinh tế.
“Về nội dung, một quyển sách đáng đọc trong tình hình bối cảnh hiện nay.” (Nguyễn Trinh – Tiki, 2022)
“Mình mua cho bạn gái đọc, một cuốn sách rất hay về Tài chính. Mọi người nên mua cả bộ ba tập nhé!” (Chi Trieu – Tiki, 2022)
“Chiến tranh tiền tệ Tập 1: Ai mới là người giàu nhất thế giới
Thế giới hiện nay nhan nhản tin về những người giàu nhất thế giới như Elon Musk – ông chủ xe điện Tesla, hay Bill Gate – ông chủ Microsolf, Bezos – ông chủ Amazon, Mark – ông chủ facebook…Đây là những người có khối tài sản mà thế giới đo đếm được, tuy nhiên họ không biết rằng những tài sản ngầm, những thế lực ngầm đứng đằng sau đó mới thực sự là người giàu nhất thế giới. Các người giàu phía trên đều giàu từ một sản phẩm hay đáp ứng 1 nhu cầu của con người, con những người giàu ngầm trong thế giới tài chính thì thường họ lấy của cải của người dân và mang về cho mình nhiều hơn. Nổi bật lên trên hết là gia tộc Rothschild ở Đức, với 5 người con trai sau này đang thống trị toàn bộ nền tài chính của Châu Âu trong đó có Ngân hàng Anh – nơi đầu não tài chính Châu Âu. Gia tộc Rothschild đã xây dựng nên 5 ngân hàng lớn ở Đức, Anh, Pháp, Ý và Áo, bên cạnh đó họ còn xây dựng cho mình một mạng lưới thông tin mà con nhanh của cả chính phủ các nước. Nhờ trận chiến giữa Anh và Pháp diễn ra, gia đình Rothschild chỉ nắm thông tin của Anh thắng trận hơn 1 ngày so với những người khác mà họ đã chiếm luôn cả ngân hàng Anh – nơi in tiền của Quốc gia giàu có này. Mà ai là người in tiền thì người đó làm chủ cuộc chơi về tiền bạc. Gia tộc Rothschild không chỉ đứng đằng sau ngân hàng Anh mà họ còn đứng đằng sau FED – Cục dự trữ liên bang Mỹ cùng với gia tộc Morgan…
Không giống như ở Vn, các nước tư bản như Anh và Mỹ thì Ngân hàng Anh và FED là những nơi in tiền, mà các nơi này thuộc về tư hữu, tức là họ dùng không khí để in ra tiền sau đó cho chính phủ vay bằng thế chấp là thuế của người dân, cái này là một tài sản đảm bảo mà chắc chắn nhất. Khi chính phủ còn tồn tại thì chắc chắn người dân phải đóng thuế. Cũng vì việc ai có quyền in tiền mà nổ ra cuộc chiến giữa các đời tổng thống Hoa Kỳ và bên kia là thế giới tài chính. Các tổng thống Hoa Kỳ nếu có manh nha hay có các ý tưởng về việc dẹp bỏ ngân hàng tư nhân có quyền in tiền thì đều là bị ám sát hoặc phế truất 1 cách nhanh chóng, điều đó chứng tỏ ai mới là người làm chủ ở nước Mỹ. Trong đó có cuộc ám sát tổng thống Kennedy mà sau đó hàng loạt người liên quan và nhân chứng đã bị ám sát hoặc có sự biến mất ly kỳ sau đó. Đây là nỗi hổ thẹn và nhục nhã nhất của nước Mỹ khi tổng thống – người được cho là đại diện cho người dân mà bị ám sát một cách trắng trợn và rõ ràng như vậy. Mô típ của giới tinh anh tài chính là họ làm cho thị trường lạm phát bằng cách phát hành thêm tiền, khuyến khích người dân tiêu xài và vay nhiều. Từ đó mà lãi mẹ đẻ lãi con, sau đó họ thắt tín dụng – tức là nâng lãi suất cho vay lên để buộc các con nợ phải không trả được nợ và từ đó họ thu được các tài sản thế chấp với giá rất bèo bọt. Chiến lược cũng áp dụng cho các đất nước như Thái Lan 1997, Nhật Bản 1990, Ả rập sau di hay Mexico. Khi họ cho các quốc gia này vay một lượng tiền lớn để phát triển kinh tế, sau họ trả được thì giới tinh anh này sẽ lấy các mảng phát triển thiết yếu của 1 đất nước như Điện, nước, bưu điện…với giá rẻ mạt và độc quyền thu lợi nhuận. Từ năm 1971 đã có đạo luật cắt bỏ sự liên quan giữa vàng và đồng đô la, từ đó mà các ngân hàng thoải mái tự do in tiền để bơm vào nền kinh tế, họ mong muốn làm thế giới khủng hoảng hoặc suy thoái để thu về những món lợi giá rẻ mạt. Vàng là tài sản đảm bảo cho việc phát hành của đồng tiền nào thì đồng tiền đó có giá trị và đồng tiền tinh khôn sẽ xảy vào các thị trường mà đồng tiền có giá trị “Nước chảy chỗ trũng”. Con mồi lớn nhất mà giới tài chính đang muốn xâu xé là Trung Quốc, TQ đang mở của dần với thế giới và với tâm thế phòng thủ đã giúp Trung Quốc chưa bị các nhà tư bản phương tây xâu xé. Họ càng phải cẩn trọng hơn nữa khi có những bài học như Nhật Bản hay Thái Lan vẫn còn đó. Việc thu lợi của các nhà tài phiệt phương Tây và Mỹ có nhiều lớp vỏ bọc khác nhau như thông qua ngân hàng thế giới hay IMF với những mục tiêu và sứ mệnh cao cả. Tuy nhiên đứng đằng sau hội nhóm này là các nhà tài chính thế giới chỉ muốn nuốt trọn con mồi đang vay nợ và không có sức kháng cự trả tiền cho nước ngoài. Ở Châu Á chỉ có mỗi Hàn Quốc là không rơi vào tình trạng này, do quốc gia này có tinh thần dân tộc lớn. Khi đất nước đi vay nợ và không thể trả được, người dân đã quyên góp và ủng hộ chính phú trả nợ nước ngoài, từ đó mà Hàn Quốc tránh được việc các thế lực thế giới thâu tóm đất nước. Việc thâu tóm này đang diễn ra như cơm bữa trên toàn thế giới. Ở Mỹ hay Châu Âu với nền tài chính phát triển hơn 200 năm thì họ có nhiều loại hình tài chính và đầu tư. Các nhà tài chính thế giới chỉ suy nghĩ và sáng tạo thêm những phương thức thu tiền của nhà đầu tư trong và người nước, người dân trên toàn thế giới như hình thức phái sinh, hay phát hành trái phiếu, phát hành nợ…Các hình thức này chỉ khác nhau tên gọi nhưng chung mục tiêu vơ vét của cải của thế giới về cho tầng lớp tinh anh tài chính. Các cuộc chiến tranh trên thế giới cũng được khơi nguồn từ việc chiến tranh tài chính, khi khơi mào cho 1 cuộc chiến tranh thì họ sẽ cho vay được nhiều hơn và các nước sau chiến tranh lại càng lệ thuộc vào giới tinh anh, đúng là những việc thâm sâu mà chỉ giới tinh mới nghĩ ra và dám làm những việc này. Tất cả vì lợi nhuận và thu lời
Bài học rút ra về đầu tư tài chính: hãy chọn doanh nghiệp giá trị và Margin trong tầm kiểm soát.” (Nguyễn Quốc Nam – Goodreads, 2022)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee
Trong ấn bản lần thứ nhất của cuốn sách này, tác giả đưa ra ba dự đoán quan trọng.
Thứ nhất, kinh tế Âu Mỹ sẽ rơi vào tình cảnh tiêu điều trường kỳ (chí ít là 10 năm), cho dù có nới lỏng chính sách về tiền tệ, hay kích thích chính sách tài chính – về cơ bản đều vô hiệu;
Thứ hai, khi đó “lượng khí thải carbon” vẫn là một khái niệm tương đối xa lạ với xã hội Trung Quốc, sẽ phát huy tác dụng ngày càng quan trọng đối với kinh tế và xã hội, và sẽ bị “tài chính hóa” và “tiền tệ hóa”;
Thứ 3, loại tiền tệ chủ quyền sẽ từng bước bị loại tiền tệ khu vực thay thế, và cuốn cùng sẽ tiến hóa hướng đến sự đơn nhất về tiền tệ trên thế giới.
Và đến nay, ba dự đoán đó đều đã trở thành sự thực.
Mục đích của cuốn sách này không phải là để dạy bạn cách đầu tư, cách phân bổ tài sản hay dạy một bộ phương pháp đối phó tiền tệ điển hình. Cuốn sách này nhằm trả lời những câu hỏi từ lâu đã khiến chúng ta bối rối và chưa được giải đáp: Tại sao tiền tệ lại có xung đột?
Song Hongbing là một học giả rất tài năng trong lĩnh vực kinh tế thế giới. Ông đã dành nhiều thời gian để khám phá lịch sử, nghiên cứu thực tế và cố gắng diễn giải tương lai. Để viết lên cuốn sách thứ hai của mình mang tên Chiến tranh tiền tệ: sự thống trị của quyền lực tài chính, Song Hongbing đã đọc hơn 100 cuốn sách và truy nguyên đến hơn 300 năm trước để khám phá nguồn gốc của hệ thống tài chính hiện tại. Khi đọc cuốn sách này với sự thích thú, bạn sẽ cảm nhận được những đổi thay của thời gian và những thăm trầm của lịch sử.
“Mọi người đều sợ chiến tranh, riêng chủ ngân hàng quốc tế thì ngược lại, họ giải quyết vấn đề mặt khác cũng chính họ tạo ra vấn đề, dù bên nào thắng trận cũng được, “dịch vụ chiến tranh toàn diện” cho các bên tham chiến là ngành nghề tạo ra siêu lợi nhuận cho các chủ ngân hàng. Chủ ngân hàng chắc chắn không biết đến cái gọi là lòng yêu nước. Karl Marx đã từng nói: “Tỷ suất lợi nhuận trên 300% thì các nhà tư bản sẵn sàng tự treo cổ mình lên”.” (Quốc Tỷ – Goodreads, 2022)
“Chiến tranh tiền tệ tập II lại càng làm thêm rõ sức mạnh tài chính của giới tinh anh trên thế giới và họ chi phối Mỹ và Châu Âu, các cuộc chiến tranh và các sự kiện trên thế giới như thế nào Nước Đức vần là cái nôi của các chủ ngân hàng Quốc tế, từ gia tộc Rothschild…Các cuộc chiến tranh trên thế giới xảy ra là do tham vọng con người và những người đó muốn có trật tự thế giới mới. Nước Anh nơi có sự phát triển công nghiệp trước tiên và có số lượng thuộc địa lớn nhất thế giới nên đây có sự phát triển hơn các quốc gia trên thế giới cả trăm năm nên thị trường tài chính ở đây được coi là phát triển nhất thế giới thời điểm đó. Các tập đoàn kinh tế lớn làm ăn nhờ đầu tư vào cả 2 bên chiến tranh thông qua việc phát hành trái phiếu chiến tranh của mỗi nước trên thị trường quốc tế nên bên nào dành chiến thắng thì giới tinh anh thế giới vẫn là người được hưởng lợi nhất. Song song với sự phát triển của thế giới thì những ông chủ thế giới tài chính đa phần là người Do Thái nên họ có mong muốn và làm hết sức lực của bản thân để phục quốc. Ở thế chiến II, người ta cho rằng Hitler là người điên cuồng nhưng xét tỉ mỉ thì đầu óc của ông là 1 người sáng tạo, hấp thụ nhanh và có những lý luận riêng. Kể từ khi ông lên nắm quyền nước Đức đã giảm được gần hết tỷ lệ thất nghiệp, tăng tỷ lệ sản xuất khoáng sản đồng, vàng…ngang các nước châu Âu và Mỹ. Để làm được điều đó thì ông thông quá 1 Hối phiếu việc làm, cái này chẳng khác gì đồng tiền của nước Đức để tránh sự kiểm soát của các nước đồng minh sau thế chiến I. Qua đây mới thấy là người nào làm chủ nguồn tiền thì người đó là sức mạnh nhất. Mạng lưới tình báo là sức mạnh của các ông chủ ngân hàng, trong đó nổi bật lên là nhà Rothschild. Vitor nhà Rothschild là người học hành giỏi giang và gánh trách nhiệm với gia đình. Ông nuôi trong mình ý chí phục quốc Do Thái, từ việc gây ra chiến tranh Đức-Ottoman để đàm phán dựng nước, sau ko thành công thì ông chuyển qua chiến tranh Anh – Đức để lấy Anh làm bàn đạp dựng nước. Tuy nhiên sau khi Anh chiến thắng thì họ đã quay mặt với ông nên ông chuyển qua chiến tranh Anh – Liên Xô, lấy thông tin về vũ khí hạt nhân để đổi với Liên Xô về việc thành lập nhà nước Do Thái và ông đã thành công trong thương vụ này. Năm 1948 israel được thành lập. Các ông chủ tài chính với 1 tham vọng bá chủ thế giới nên mong muốn thế giới được thống nhất với 1 chính quyền chung và 1 đơn vị tiền tệ chung. Họ thông qua Quỹ để sở hữu các tài sản khổng lồ và thông qua đó để tránh các khoản thuế và cũng thông qua đó để làm các hoạt động từ thiện mà bản chất là thay đổi nhận thức của các thế hệ để có mỗi tầng lớp tinh anh số ít làm chủ thế giới. Phía sau các cơn sóng thần khủng hoảng tài chính là do sự mất giá của đồng tiền, đồng đô la khi 1971 được thoát khỏi chế độ bản vị vàng đã được in 1 cách vô tội vạ để nước Mỹ có thể trả các khoản vay nước ngoài và từ đó làm mất giá đồng tiền. Chỉ có bản vị vàng là giá trị thực và cái khan hiếm thì mới có giá trị. Đồng tiền của mọi quốc gia chỉ là giá trị ghi nợ trên 1 tờ giấy chứ không có giá trị thật sự nên các quốc gia nắm vàng là lợi thế lớn và có giá trị lâu dài nhất. Cuốn sách được viết năm 2009 và tác giả dự đoán năm 2024 sẽ có 1 đồng tiền chung của toàn thế giới. Các nước cần có đồng tiền chung để tránh khủng hoảng và cần phải gạt bỏ đi lợi ích quốc gia, dân tộc để hướng đến cái chung. Tuy nhiên năm nay là 2022 rồi và chưa có 1 ý tưởng manh nha nào về đồng tiền chung của thế giới. Ngay khu vực châu Âu thì Anh còn tách ra khỏi EU vì họ là 1 nước lớn và đồng tiền của họ có giá trị hơn. Với tư tưởng dân tộc như hiện nay thì khó mà có 1 đồng tiền chung cho cả thế giới được.
Tóm lại là người nào nắm được đồng tiền thì người đó làm chủ cuộc chơi và cuộc chơi đó thường nằm trong tay số ít người trên thế giới. Giới tinh anh tạo ra các cuộc chiến tranh hay khủng hoảng cũng chỉ vì lợi ích cá nhân của họ. Những người thiệt thòi nhất là những người dân thường. Các nước nhỏ hay không thuộc tầng lớp tinh anh cần có những chuyên gia về những linh vực này để nhận diện và để đối phó với nó khi nó xảy ra.” (Nguyễn Quốc Nam – Goodreads, 2022)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee
Sách nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của 10 nhân vật có nhiều ảnh hưởng, tạo ra những bước ngoặt trong sự phát triển của lịch sử thế giới, bao gồm: Gengis Khan, hoàng tử Henry, Robert Clive, Mayer Amschel Rothschild, Cyrus Field, John D. Rockefeller, Jean Monnet, Magaret Thatcher, Andrew Grove, Đặng Tiểu Bình và bàn thêm về người giỏi nhất còn chưa xuất hiện. Tuy nhiên, sách không chỉ nói về lịch sử mà bàn về những việc làm của họ xét ở góc độ người quản lý hiện đại, vì thế sách có tính ứng dụng cho hiện tại và tương lai.
“”Các nhân vật trong cuốn sách này không xác thực lý thuyết vĩ đại về lịch sử, như đã nói rõ trong nhà sử học thế kỷ XIX Thomas Carlyle, người đã nói, ‘Lịch sử thế giới chỉ là tiểu sử của những vĩ nhân'”. Thật. Cuốn sách nói về những người không được sinh ra để làm nên lịch sử nhưng đã làm nên nó. Tuy nhiên, Garten thừa nhận rằng “Serendipity là kim chỉ nam cho cuộc sống của những người theo chủ nghĩa toàn cầu tình cờ”. Họ giống như những “chú nhím” “không chịu chấp nhận thất bại” và chứng tỏ “sự kiên cường khi đối mặt với những thất bại khó khăn”. Những cải cách của Đặng Tiểu Bình không thể được mô tả tốt hơn: “Những cải cách của Đặng là sự pha trộn giữa sự chỉ định của Vladimir Lenin về một nhà nước được tổ chức chặt chẽ và sự say mê của Milton Friedman với thị trường tự do”. Tác giả sử dụng câu nói nổi tiếng của Đặng để mô tả tính cách của vị lãnh đạo này, “Con mèo đen hay trắng không quan trọng, bắt được chuột lâu thì đó là con mèo ngoan”. Cuốn sách được nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Người ta có thể không đồng ý với một số điều đã được trình bày là báo hiệu của toàn cầu hóa nhưng tất cả những điều đã được liệt kê đã đóng góp to lớn vào việc biến thế giới trở thành một thế giới toàn cầu hóa. Có một số trích dẫn cực kỳ liên quan và thú vị từ những quý ông đó có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của một thế giới toàn cầu hóa. Câu nói của Michael Dell nổi bật, “Ý tưởng là một món hàng. Thực thi thì không”. (Anil Swarup – Goodreads, 2019)
“Bằng cách tập trung vào các cá nhân để liên hệ câu chuyện về toàn cầu hóa, tác giả đã tạo ra một tác phẩm khá thú vị và dễ tiếp cận. Mặc dù tác giả lạc quan về toàn cầu hóa, nhưng ông nhận ra rằng nó luôn có tác động khiến nhiều người trên thế giới bị tước đoạt và tước quyền sở hữu. Một số nhân vật, chẳng hạn như Mayer Rothschild và Jean Monnet hấp dẫn hơn những nhân vật khác. Tuy nhiên, tác giả kết luận rằng tất cả chúng đều có những đặc điểm chung – đáng chú ý nhất là chúng đều là “nhím” .” (Susan – Goodreads, 2017)
“Thật là một cuốn sách tuyệt vời. Tóm lại câu chuyện toàn cầu hóa sử dụng cuộc sống của 10 người trải dài hàng thế kỷ là một kỳ tích không hề nhỏ và có thể làm được điều đó bằng cách kết nối các dấu chấm gắn kết họ lại với nhau thật ấn tượng. Điều tôi thấy thú vị nhất ở những người này là cách họ kiên định theo đuổi một ý tưởng và cách mà mỗi người và mọi người dám theo đuổi một tầm nhìn mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy ngay từ đầu. Ngoài ra, không có một cách để làm cho mọi thứ xảy ra.” (Georgina Lara – Goodreads, 2018)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee
Diễm