Huyền ảo và hiện thực trong kiệt tác “Nghệ nhân và Margarita” của Bulgakov
Mikhail Bulgakov là một trong những nhà văn tài năng và độc đáo nhất của văn học Nga thế kỷ 20. Ông nổi tiếng với…
Mục lục
Câu chuyện nghệ thuật – cẩm nang về các trào lưu, các tác phẩm, chủ đề và kĩ thuật chính yếu trong nghệ thuật.
Cuốn sách là một bước dạo đầu mới lạ vào chủ đề nghệ thuật. Với kết cấu đơn giản, cuốn sách này điểm qua 50 tác phẩm then chốt, từ các bức vẽ trên vách động Lascaux tới những tác phẩm sắp đặt đương đại, và liên hệ các tác phẩm ấy với những trào lưu, chủ đề cùng kĩ thuật chính yếu trong nghệ thuật.
Dễ tiếp cận, súc tích và giàu minh họa, Câu chuyện nghệ thuật sẽ giải thích nghệ thuật đã thay đổi vì đâu, vào thời điểm nào, như thế nào; những ai tiên phong sáng tạo các ý niệm, các ý niệm ấy có khởi nguồn, bối cảnh thành hình và tầm quan trọng ra sao. Cuốn sách này sẽ lí giải tường minh các thuật ngữ nghệ thuật, cho độc giả kiến thức bao quát và sự am hiểu thấu triệt để thưởng thức nghệ thuật qua các thời kì.
“Bố cục sách rõ ràng, cân đối. Người đọc được giới thiệu những nét chính về các trào lưu, phong cách nghệ thuật của Châu Âu tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử, từ các bức bích họa khổng lồ thời tiền sử như “Đại sảnh bò mộng” trong hang động ở Lascaux qua đến Nghệ thuật thời Hy , rồi Thời kỳ Phục hưng nổi tiếng với những tên tuổi lừng lẫy như Botticelli, Tiziano Vecelli, Michelangelo, Leonardo da Vinci, Raphael, đến tận Nghệ thuật đại chúng và Trường phái Ý niệm của thế giới hiện đại. Song song với cách giới thiệu nghệ thuật theo giai đoạn, tác giả dẫn dắt người đọc tìm hiểu những đề tài mà nghệ thuật hướng đến như con người, tôn giáo, lịch sử, thiên nhiên,…cùng với những chất liệu, kỹ thuật từng được các nghệ sỹ sử dụng.
Thú vị nhất là ứng với mỗi mục nhỏ tác giả đều giới thiệu và phân tích một tác phẩm để minh họa cho nội dung được đề cập. Tiếc rằng số lượng tác phẩm được trình bày có hạn, nếu như mỗi mục giới thiệu 03 tác phẩm thì hay :).
Sách gợi nhiều hứng thú cho những người mới tìm hiểu về nghệ thuật và cũng rất hữu ích cho những người muốn hệ thống hóa lại hiểu biết của mình về các trào lưu nghệ thuật của Châu Âu.” (Reading – Goodreads)
“”Không có thứ gọi là Nghệ Thuật. Chỉ tồn tại các Nghệ Sĩ”.
Susie Hodge là một nhà sử học nghệ thuật, một sử gia và là một hoạ sĩ. Chất nghệ trong cô thấm nhuần qua từng câu chữ và có lẽ vì là “người cùng nghề” Mọt như được nghe kể về các thời kỳ qua góc nhìn rất khác. Nghệ Thuật hay Nghệ Sĩ âu cũng là danh xưng vì thứ hiện rõ lên là cảm xúc trong từng tác phẩm.
Có lẽ điều khiến Mọt ấn tượng với quyển sách này là cách tác giả đặt góc nhìn của cả nghệ sĩ và cả đọc giả vào để “họ” hiểu rõ về nhau hơn. Đấy cũng là một loại nghệ thuật dành cho những tâm hồn tinh tế.
Mọt không thể kể cho cậu nghe về quyển sách này một cách thấu hiểu hơn trừ phi cậu đọc nó và cùng Mọt cảm nhận từng câu chữ dưới trang sách . Hãy đọc để ngắm nhìn bức tranh tổng thể của riêng cậu và đón nhận những góc khuất mà chỉ cậu mới có thể hiểu rõ.
Chúc cậu có một ngày đọc sách tốt đẹp!” (Thư Viện Mọt – Goodreads)
“High recommend cho người mới bắt đầu tìm hiểu về nghệ thuật. Sách khái quát các loại hình nghệ thuật phát triển theo mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. Có phân tích các tác phẩm tiêu biểu của mỗi giai đoạn. Mình thích nhất đọc phần phân tích tác phẩm, mỗi tác phẩm có thể là một câu chuyện, một khoảnh khắc lịch sử, một khoảng khắc ấn tượng, cũng có thể chỉ tập trung mô tả cảm xúc nhân vật, hoặc chỉ đơn giản thể hiện cái đẹp.
Mình mua bản dịch của NSX Dân trí, in màu và giấy rất đẹp, các tác phẩm in rất nét thể hiện được những chi tiết nhỏ, tỉ mỉ.” (Đức Nhã – Goodreads)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee
Ta có thể nói rằng một tác phẩm nghệ thuật, ở một mức độ nào đó, luôn phô bày vẻ hùng biện về hình thức trong phương diện tạo hình của nó, và vì vậy mà ta cần hiểu rằng chỉ cần Hình không thôi cũng đã lay động được ta rồi. Tuy nhiên, tôi thấy không thể tách rời vẻ hùng biện về hình thức hoặc tạo hình của một tác phẩm với bản chất nội dung tưởng tượng của nó. Bởi lẽ Hình là gì, nếu không phải là cái hình thù mà nội dung đã chọn làm hình hài của nó trong tác phẩm? Chính nhờ cái hình hài ấy mà ta nhận ra người nghệ sỹ cũng có mặt trong tác phẩm; nó là cái hình của tâm trạng họ, viễn ảnh tiên tri của họ, những thấu thị trực giác của họ, hy vọng của họ, nỗi khắc khoải và niềm vui của họ.
“Nếu anh thấy những câu hỏi và nỗ lực giải đáp trong sách của tôi là chính đáng ở Việt Nam, thì tôi tin rằng tâm thức của người Việt vẫn còn chưa bị xa lạ với hiện thực đến mức tự coi mình chỉ là một ngẫu nhiên phi lý, hoặc chưa “tiến hóa” đến mức thấy mình là một đấng thượng tôn toàn năng; và nghệ thuật Việt Nam vẫn có cơ hội tránh thoát những năng lượng tiêu cực đã và đang chi phối nghệ thuật đương đại”. (Graham Collier – trong cuộc trò chuyện với dịch giả Trịnh Lữ).
“Đối với giới nghệ sĩ, cuốn sách hữu ích cho cả công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu lẫn sáng tác. Đối với người yêu nghệ thuật, người thưởng thức, sách như một chỉ dẫn đưa vào thế giới bên trong của nghệ thuật tạo hình.” (Zingnew.vn)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Bộ Dẫn luận nghệ thuật gồm 4 cuốn:
– Dẫn luận về cái đẹp
– Dẫn luận về lịch sử nghệ thuật
– Dẫn luận về âm nhạc
– Dẫn luận về thiết kế
Dẫn luận về cái đẹp khám phá khái niệm cái đẹp, đặt câu hỏi điều gì khiến một đối tượng là đẹp – dù trong nghệ thuật, tự nhiên hay hình dáng con người. Nó phản bác mạnh mẽ quan niệm cho rằng những phán xét về cái đẹp thuần túy là chủ quan và tương đối, hay chúng ta không học được nhiều từ phê bình và nghiên cứu. Với lập luận sự trải nghiệm cái đẹp của chúng ta được đặt trên nền tảng hợp lý và cái đẹp là một giá trị phổ quát, Dẫn luận này cho thấy làm thế nào năng lực thưởng thức cái đẹp đóng một vai trò không thể thiếu trong cách chúng ta định hình thế giới.
Trong Dẫn luận về lịch sử nghệ thuật, Dana Arnold giới thiệu những đề xuất, tranh biện, và nghệ phẩm tạo thành bộ môn lịch sử nghệ thuật. Sử dụng một phạm vi rộng mở về các hình ảnh, từ những pho tượng ở đảo Phục sinh đến các tác phẩm hội họa hiện đại, tác giả cho thấy bằng cách nào tự thân các tác phẩm nghệ thuật có thể là điểm khởi đầu cho cung cách đọc lịch sử nghệ thuật và đề nghị một sự đa dạng các đường lối, qua đó chúng ta có thể thưởng ngoạn, suy nghĩ, và thấu hiểu nghệ thuật.
Với một bảng từ vựng phong phú, Dana Arnold phác họa những chiến lược thông giải đã làm sinh động bộ môn lịch sử nghệ thuật. Đây là một dẫn nhập vô giá và dễ tiếp cận về một chủ đề rất được quan tâm.Trong bộ sách Dẫn luận về nghệ thuật này, Nicholas Cook nỗ lực cung cấp một khung tư duy về toàn bộ ý niệm âm nhạc. Khảo sát trên mọi bình diện, cá nhân, xã hội và các giá trị văn hoá mà âm nhạc là hiện thân, tác phẩm chỉ ra những sai sót trong cách nhìn nhận truyền thống về âm nhạc, đồng thời phác hoạ một lối tiếp cận toàn diện hơn, làm nổi bật vai trò của người trình diễn và người nghe trong hoạt động âm nhạc.
“Một tour trình diễn đầy sức mạnh. Không hoài nghi gì, Nicholas Cook là một trong những nhà tư tưởng khám phá nhất và sáng tạo nhất về âm nhạc trong thời đại chúng ta. Phong cách sống động, bút pháp trôi chảy và lôi cuốn, và bên dưới tất cả những thứ đó là sự khai triển phong phú của một học vấn uyên bác. Hơn thế nữa, sự sắc cạnh trong ngôn ngữ phê bình của ông sẽ khiến bạn liên tưởng đến lưỡi dao cạo”. – Jim Samson, University of Bristol.
“Dẫn luận về âm nhạc là cuốn sách hết sức thấu đáo trong ý tưởng, sinh động và gọn gàng trong hình thức, hợp lý và hiện đại trong bố cục, hoàn hảo để trở thành một thứ bạn có thể bỏ túi và đắm chìm vào nó trong mọi khoảnh khắc rảnh rỗi.” – Lisa Jardine, The Times.
John Heskett làm thay đổi lối suy nghĩ chúng ta về thiết kế bằng cách nhìn nhận nó là một phần không tách rời với cuộc sống hàng ngày của con người – từ cái thìa chúng ta sử dụng để ăn ngũ cốc vào bữa sáng đến những thiết bị y tế được sử dụng để cứu sinh mạng.
Cuốn Dẫn luận về thiết kế này đem lại cái nhìn vượt ra ngoài phong cách và thị hiếu để thấy những nền văn hóa và con người khác nhau đã cá nhân hóa các sự vật như thế nào. Heskett cho thấy thiết kế đương đại kết hợp “nhu cầu” và “ham muốn” để tạo nên những sản phẩm thực tiễn, phản ánh nhân dạng và những khát vọng của chúng ta thông qua hình thức và nghệ thuật trang trí.
“Rất dễ tiếp thu đối với những ai có nhiều đam mê, ham hiểu biết.” (Lê Quý Bảo Khánh – Tiki)
“Luận văn ngắn gọn nhưng vui nhộn về nghệ thuật, nhằm giới thiệu đến độc giả những người chưa quen thuộc với thế giới, đồng thời khám phá những vấn đề thú vị liên quan đến lý thuyết nghệ thuật mang tính hàn lâm cao hơn, mà không làm mất đi giọng điệu giáo khoa và giải trí.” (Alejandro Orradre – Goodreads)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee
Nghệ thuật đương đại là nghệ thuật của những nghệ sĩ sống ở thế kỷ 21; các tác phẩm của họ chính là tiếng nói phản ánh xã hội đương đại và các vấn đề liên quan đến bản thân cũng như thế giới xung quanh.
Cuốn sách Bảy Ngày Trong Thế Giới Nghệ Thuật của tác giả Sarah Thornton mà bạn đang cầm trên tay là một cuộc du hành vào thế giới nghệ thuật đương đại toàn cầu. Qua bảy chương sách, mỗi chương ứng với một ngày khám phá, Sarah đã cung cấp một trải nghiệm kiểu “thực tế ảo” giúp người đọc dù ở bất kì đâu trên thế giới đều cảm thấy như thể tự mình đang đi dạo vào thế giới nghệ thuật cùng tác giả. Cái thế giới đó không phải là một hệ thống hoạt động nhịp nhàng mà là một tập hợp của các nhóm văn hóa đặc thù với các định nghĩa khác nhau về nghệ thuật, luôn xung đột với nhau, tuy nhiên không thể tồn tại thiếu nhau.
“Cuốn sách đáng để đọc đi đọc lại ít nhất 2, 3 lần, để nắm bắt được mạch tư duy của tác giả Sarah Thornton, để thưởng thức và trầm trồ những chi tiết nhỏ nhưng đắt giá trong cách quan sát và miêu tả của cô, và để cảm nhận sự dụng công và tài năng của dịch giả Như Huy nữa. Cảm ơn tác giả và dịch giả rất nhiều!” (Dieu Nguyen – Tiki)
“Sách hay và dịch cũng hay. Người dịch Như Huy thì có uy tín và nổi tiếng trong cộng đồng art ở Sài Gòn. Sẽ ủng hộ tiếp các sách khác của người dịch này để anh có động lực thực hiện tiếp các quyển khác.” (Nguyen Thi Phuoc Khanh – Tiki)
“Không phải một cuốn sách để tìm hiểu về nghệ thuật, dù sách cũng có nêu ra nhiều quan điểm của người trong ngành về nghệ thuật. Đọc xong có thể vẫn xem tranh Picasso không hiểu gì nhưng hiểu được cách mà thị trường nghệ thuật (hơn là thế giới nghệ thuật) vận hành và những xu hướng hiện hành của nghệ thuật thế giới hiện nay.” (Tam Anh – Goodreads)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Các hình thức mới của nghệ thuật đương đại, thường khiêu khích và đôi khi bị công chúng hiểu sai, chắc chắn có nguồn gốc từ việc mối quan tâm đối với mỹ học ngày càng gia tăng. Ngay từ thế kỷ XIX, mỹ học đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng của tính hiện đại nghệ thuật rồi đến các nhà tiền phong và nó được phóng tác ra một hệ thống thuật ngữ đặc thù, có nguồn gốc triết học, mà không phải là luôn quen thuộc với những người không chuyên.
Để cuộc tranh luận về nghệ thuật hiện nay bớt lộn xộn hoặc chỉ dành riêng cho những người am hiểu, cuốn sách 50 câu hỏi về mỹ học đương đại của Marc Jimenez trình bày các vấn đề nghệ thuật ra đời vào thế kỷ XX và những câu hỏi chủ yếu qua đó cố gắng giải đáp về mỹ học đương đại.
Năm mươi câu hỏi cho năm mươi câu trả lời về chủ đề mỹ học liên quan đến nghệ thuật đương đại. Các câu trả lời, kể từ những khái niệm cơ bản là chừng đó những điểm mốc thiết thực cho phép người đọc hình thành một quan điểm hoặc để củng cố, phát triển lên hay thậm chí là để thay đổi chính quan điểm đó.
“Bạn ơi dịch giả là một người rất giỏi. Chị là thành viên của bảo tàng nghệ thuật ở Pháp, chuyên môn của chị cao nên mình rất tin tưởng chất lượng dịch ở chị. Và là một sinh viên học ngành nghệ thuật nên mình cũng hiểu biết về vấn đề quyển sách đề cập, không có gì là hoa trương cả.” (Trần Thị Lin Na – Tiki)
“Cá nhân mình rất thích quyển này. Mình có dịp đc gặp chị dịch giả. Quyển này thực chất là một series tổng hợp những câu hỏi hay gặp trong mỹ học (cũng như là nghệ thuật). Nó giống như 1 đầu list sách hơn là 1 cuốn sách có chiều sâu về 1 vấn đề. Bạn để ý cuối quyển, sẽ có những keywords, những cái tên giúp người đọc tì đọc những quyển sách tốt hơn. Và phải công nhận là nó khá kén người đọc.” (Ẩn danh – Tiki)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Thu Thủy