Review bộ sách DẾ CHESTER VÀ CÁC BẠN
“Thật dễ dàng để yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình quả là rất khó khăn”…
Mục lục
Cuốn sách hay nhất về thầy cô giáo mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn là cuốn sách mang tựa đề Người thầy – Hồi ức của một nhà giáo Mỹ của tác giả Frank McCourt. Nội dung xuyên suốt trong tác phẩm nói về lòng biết ơn, kính trọng của giác giả đối với những người làm nghề giáo ở khắp mọi nơi. Ông đi đến các trường trung học công nằm ở NewYork để cảm nhận nghề giáo và ông dùng ngòi bút của mình để ghi lại những gian lao vất vả mà nghề giáo trải qua, đồng thời cuốn sách còn nói những thành tựu và những bất ngờ mà tác giả biết trong quá trình tìm hiểu. Với từ ngữ chân thực, hóm hỉnh, tác giả đã mang đến cho người đọc cuốn tự truyện về người thầy hay và ý nghĩa.
“Người thầy chính là một tiếng kêu từ trong cơ man chướng ngại vật giáo duck công, là tài liệu cần phải đọc không chỉ cho tất cả các thầy cô mà cho bất kỳ ai từng đặt chân vào một trường học. Thật may, sẽ không có bài kiểm tra nào hết.” – Nguyễn Quốc Huy (Tiki, 2021)
“Không giật gân, gay cấn nhưng cuốn hút một cách chậm rãi. Đọc mới biết nghề giáo ở Mỹ hay Việt Nam, xưa hay nay, đều có cái khó, cái khổ , cái vui, cái sướng và không hề an nhàn với một người thầy có tâm.” – Tran Linh Hoa (Tiki, 2021)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết về sách trên ShopeeCuốn sách hay nhất về thầy cô giáo mang tự đề Tôi học đại học cũng là cuốn tự truyện của tác giả Nguyễn Ngọc Ký – Một người thầy được mọi người kính trọng và yêu mến bởi những nghị lực phi thường. Cuốn sách Tôi học đại học được tác giả viết trong suốt một thời gian 43 năm và đến khi cuốn sách hoàn thành cũng là lúc tình trạng sức khỏe của thầy không được tốt. Khi đọc nội dung mà tác giả muốn truyền đạt lại cũng như biết được hoàn cảnh cuốn sách ra đời và hoàn thành sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghị lực, ý chí của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Tuy sử dụng các từ ngữ đơn giản, chân thật, hồn nhiên nhưng tác phẩm Tôi học đại học lại rất hay, giàu hình ảnh, cảm xúc, thấm đẫm tư tưởng nhân văn và giáo dục sâu sắc. Đọc cuốn sách này, bạn sẽ thấy được những khó khăn mà bạn đang gặp phải là rất nhỏ bé so với tác giả, tạo động lực để bạn học và sống thành người có ích. Bên cạnh đó, cuốn sách Tôi học đại học cũng chính là lời cảm ơn sâu sắc với Người và với Đời. Do đó, gửi tặng cuốn sách này chính là gợi ý hay dành cho bạn thể hiện lòng biết ơn, tri ân đến thầy cô giáo.
‘’Tôi đi học” và “tôi đi học đại học” là những cuốn sách của tình người. Hiện lên trong đầu óc tôi không phải là câu hỏi ” nếu như mình bị như thầy Ký mình có thể vượt qua được thần kỳ như vậy không?”. Không, tôi không tự đặt mình vào cái ‘giả định đầy đau đớn ấy” mà tôi tự hỏi mình câu hỏi có lẽ sẽ dễ có câu trả lời hơn, sẽ dễ chịu hơn đối với tôi ” nếu gặp những người như thầy Ký mình có thể sống với họ đầy nhân văn và trách nhiệm, sống vô tư như thế không? “. Và tôi bị ám ảnh, bị mặc cảm bởi chính lối sống của chính mình ở thời hiện tại’’ (Cao Huyenanh – Tiki, 2015)
‘’Rất vui mừng vì được đọc cuốn Tôi Học Đại Học, có thể tạm coi như phần sau của Tôi Đi Học – cuốn sách đã làm mình không ngừng ngưỡng mộ tấm gương của thầy Nguyễn Ngọc Ký từ khi còn nhỏ. Với nghị lực bền bỉ và tấm lòng của rất nhiều người chung quanh, cuốn sách là những câu chuyện về người tốt, chuyện tốt, điều tốt trong bối cảnh khó khăn. Sách in rất đẹp, có cả những hình ảnh, những lá thư, những câu chuyện qua lại của chàng trai trẻ Ký và bạn bè, người xung quanh khiến cuốn hồi ký không những là những phần ký ức đẹp mà còn sinh động và đi vào lòng người’’ (Trần Thùy Dương – Tiki, 2015)
“Tôi học đại học” là lời tri ân trân trọng của tác giả gửi đến thầy cô, bè bạn đã đồng hành cùng thầy từ buổi đầu Nguyễn Ngọc Ký chập chững lên nhập học đến ngày mãn khóa đèn sách. Hành trình trở thành Cử nhân không là quá dài, nhưng hành trình ấy gắn với hoàn cảnh lúc bấy giờ, gắn với số phận Nguyễn Ngọc Ký thì khó khăn đeo mang khó khăn. Nhưng những khó khăn, trắc trở ấy không cách gì ngăn cản cậu sinh viên Nguyễn Ngọc Ký cháy hết mình và tỏa sáng. Bằng lối viết chân thật, ngôn ngữ của sự phấn khởi những người thực, việc thực hiện lên sinh động và lấp lánh những tâm hồn đẹp, nghĩa cử cao cả, ấm áp tình người. Đọc “Tôi học đại học” tôi rất thích những chiêm nghiệm mà thầy chia sẻ từ những lúc mặc cả với cái tôi ương bướng “Đó là danh dự, là lòng tự trọng mà mình cũng như đa phần người khuyết tật luôn nhạy cảm, ý tứ giữ gìn.” Rồi phải “Buồn quá! Đáng trách quá! Bản lĩnh một khi thành cứng nhắc cũng cần rút kinh nghiệm lắm chứ. Thế mới biết cuộc đời không nên máy móc điều gì”. (Đinh Thị Văn – Tiki, 2015)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết về sách trên ShopeeBên cạnh những cuốn sách trên thì sách Từ bục giảng tới văn đàn – Chân dung 25 người thầy cũng là một trong những cuốn sách hay nhất về thầy giáo. Cuốn sách này kể về 25 chân dung giáo sư thuộc vào thế hệ vàng tri thức của Việt Nam vào nửa đầu của thế kỷ 20 với tấm lòng đạo đức, tâm huyết với nghề. Ngoại trừ giáo sư Dương Quảng Hàm và Trương Vĩnh Ký thì 23 giáo sư khác đều là đồng nghiệp của giác giả nên bên cạnh giới thiệu các công hiến của mọi người, tác giả còn kể lại các kỉ niệm riêng, nói về tính cách, nhân phẩm và đời sống thường ngày của các thầy.
‘’Các cuốn truyện này nhằm một mục đích tôn tạo lên những thành tích vượt bậc của những người có một trí tuệ lớn , đứng đầu ngành của nước nhà , nếu như ai cũng không thể quên được đã từng có những người đi trước khả năng của những người như thế chưa bao giờ biết đến dừng nghỉ chân góp phần đưa hình ảnh và con người việt nam ra thế giới , đạt được sự tươi sáng chân trời tri thức nước nhà , công sức và cả tuổi trẻ dồn vào đấu tranh tư duy .’’ (Phạm Hương – Tiki, 2016)
‘’Trước hiện trạng xã hội đang kỳ vọng vào sự thay đổi của giáo dục nước nhà, tập sách như một điểm sáng để thế hệ hậu sinh nhìn lại những tấm gương người thầy thế hệ trước, những người đã làm rạng danh chữ “Thầy” trong nền giáo dục của đất nước ở giai đoạn khó khăn, từ đó góp phần “tạo nền, chấn hưng giáo dục nước nhà” như lời tác giả đã gửi gắm ở đầu sách.’’ (MLee – Tiki, 2017)
‘’Qua sách ta có thể cảm nhận được tác giả đã thông thuộc hết tính nết của những người thầy, người bạn từng sinh hoạt ở cùng một khoa, tổ bộ môn, trong lòng thủ đô hay giữa làng quê nghèo khi sơ tán, Trần Hữu Tá lưu giữ cho chúng ta hình ảnh và những kỷ niệm về những nhà giáo thanh bạch đã một thời làm chứng rằng phẩm giá con người có thể đứng cao hơn hoàn cảnh.’’ (Trần Nam – Tiki, 2018)
Xem thông tin chi tiết sách trên TikiXem thông tin chi tiết về sách trên Shopee
Giống như các cuốn sách viết về thầy cô giáo ở trên, cuốn sách Trên bục giảng cũng là tự truyện của tác giả về một cuộc đời gặp nhiều khó khăn, thử thách. Từ nhỏ, anh đã mắc hội chứng loạn thần kinh nên thường xuyên bị co giật, phát ra những âm thanh ồn ào mà không kiểm soát được. Do đó, anh luôn bị mọi người kì thị, xua đuổi, anh bị cấm tới những nơi đông người như rạp chiếu phim, nhà hàng … Còn tệ hơn khi những người thầy và người cô mà anh tin tưởng cũng đều đuổi anh ra khỏi lớp. Thay vì gục ngã, oán trách mọi người thì anh lấy đó làm động lực vượt lên để trở thành một người thầy giáo biết cảm thông và động viên học trò của mình. Với cuộc hành trình nhiều khó khăn, nhưng anh đã vượt qua tất cả đề chứng minh mình là người có nghị lực, luôn mong muốn được mọi người thừa nhận
‘’Sẽ dễ hiểu hơn, khi so sánh với việc bạn gặp gỡ những người mang đến lợi ích hay gặp gỡ những người bạn yêu mến. Hai cảm giác là không giống nhau.Cuốn sách Trên Bục Giảng giúp tôi nhớ đến những khoảnh khắc tuyệt vời với các thầy cô giáo, với chị em, bạn bè đồng nghiệp, với các bậc phụ huynh và đặc biệt là với các bạn học sinh.’’ (Nguyen Phuhoang Nam – 2020, Review sách)
‘’Có lẽ vì nội dung sách thiếu phần tôi cần nên t bị hụt hẫng. T cứ ngỡ ban đầu sách sẽ nói về khó khăn của nhân vật chính, nỗi đau khổ, nghị lực và đạt được mong ước là được làm giáo viên. Sau đó sẽ là những câu chuyện trên lớp học, anh ấy sẽ thấu hiểu học sinh của mình như thế nào, giúp đỡ các em… Vì có câu: Bị chối bỏ, tôi quyết tâm trở thành người thấy mà tôi chưa có được. Ấy vậy mà sách chỉ tập trung vào việc nhân vật đã trải qua những gì để được làm giáo viên, trên lớp chỉ có một điểm nhấn là anh giải thích với học sinh về căn bệnh của mình một cách đơn giản, dễ hiểu với các em. Còn cốt truyện gặp khó khăn, đau khổ, vượt qua thì hơi nhàm. Chốt. ==> Sách tập trung vào nghị lực của con người hơn là việc góp ý: Thế nào là giáo viên? Một giáo viên tốt sẽ như thế nào? Những tình huống giáo viên thường gặp phải và cách giải quyết? Cái tôi mong đợi là những vấn đề xảy ra “trên bục giảng”, chứ không phải là vấn đề xảy ra trước đó để được lên bục giảng. ‘’ (Thiên Phúc – Tiki, 2018)
‘’Vừa tốt nghiệp và đang chơi vơi giữa việc thất nghiệp, đã bảo rồi, nghề giáo nghèo lắm lại còn khó xin việc thế mà còn cứ đâm đầu vào. Vừa hay, cuốn sách ra đời, mò mẫm vào Tiki đặt hàng cũng chỉ vì cái tiêu đề ấn tượng “Trên Bục giảng” vì cái bìa cũng đẹp, đẹp một cách nhẹ nhàng đến cuốn hút. Lướt từng trang sách đọc với cái vẻ….chả chút gì ấn tượng, thậm chí cáu gắt bực tức khó chịu với Brad Cohen khi ông ta quá chủ quan đến hà khắc và tự kỷ với cái chứng bệnh của mình. Thế nhưng khi thấy ông ta gục đầu trong xe khóc khi không thể xin việc, một ông giáo khóc…khiến tôi cảm thấy mình rùng mình, nghĩ tới bản thân mình mà…..khóc theo. Gấp cuốn sách lại cùng với sự cảm thông và định kiến, tôi chỉ cảm thấy mình cũng có thể làm được như ông ấy khi mình có điều kiện tốt hơn ông ấy, mình vẫn đang có học sinh dù chẳng phải là một giáo viên chính thức của bất kỳ trường học nào. Cho đến khi khoác balo đến thành phố xin việc, bế tắc khi bị chê “quá trẻ” và bị loại từ vòng gửi xe tất cả các trường học, không muốn trở về nhà, và bám trụ lại thành phố bằng nghề gia sư….tất cả giống như lặp lại những gì đã đọc được từ Brad Cohen. Tôi lật dở lại từng trang và đọc ngấu nghiến, đọc đi đọc lại những chi tiết ông ta khóc, ông ta cười và lấy động lực đi tiếp con người trồng người này, thắc mắc tới cả tỷ lần với bản thân lại sao cứ đâm đầu vào nghề này. …Cuốn sách đáng để đọc, đáng để suy ngẫm, đáng được nhận nhiều sự yêu mến của tất cả mọi người, nhất là những người đã đang và sẽ là “thầy”, những người khao khát, yêu thích được làm “thầy” mà không được làm vì bất cứ lý do nào, với tất cả học sinh sinh viên để hiểu về “người thầy” để biết về sức mạnh của sự nỗ lực và bản chất của thành công. Thông điệp của cuốn sách mỗi người tìm được khác nhau, và có một thông điệp mà tôi tìm được từ đó rằng “tình yêu là một điều vô cùng kỳ diệu” (Sương Sớm – Tiki, 2015)
Xem thông tin chi tiết sách trên TikiXem thông tin chi tiết về sách trên Shopee
Cuốn sách Người gieo hy vọng là tổng hợp những câu chuyện kể về giáo dục của tác giả Erin Grunwell cùng các giáo viên thuộc trong tổ chức Freedom Writers Foundation. Những người giáo viên này vẫn làm các công việc giáo dục bình thường tuy nhiên học sinh của của họ không ít các em học sinh cá biệt. Theo triết lý giáo dục của tổ chức Freedom Writers Foundation thì các giáo viên cần có lòng khoan dung, nhân hậu, giao tiếp với học sinh nhiều hơn để thúc đẩy các giá trị, chấp nhận tính đa dạng, từ đó làm cho cuộc sống của học sinh tiêu cực kia thay đổi theo chiều hướng tích cực. Và cũng nhờ môi trường đó, bản thân và cuộc sống của các giáo viên cũng thay đổi. Thông qua cuốn sách viết về thầy cô giáo này, chúng ta càng hiểu hơn những vất vả, sự hy sinh thầm lặng của thầy cô để chúng ta khôn lớn thành người như hôm nay.
‘’Trong mỗi con người chúng ta từ lúc sinh thành cho đến lúc trưởng thành, sự thành đạt trong cuộc sống của ta ít nhiều bị ảnh hưởng bởi những người, những người tuy không theo ta suốt trong cuộc sống nhưng khi ta có một thành quả hay một thất bại nào đó trong công việc, những người ấy như là một sự cổ vũ – như là một nguồn động lực giúp ta tiếp tục tồn tại trong cuộc sống. Cuốn sách “Người gieo hy vọng” gồm nhiều phần. Mỗi phần viết thể hiện một giai đoạn tâm lý trong một năm dạy học của người giáo viên, với dự báo từ ngày đầu tiên của năm học, làm việc cùng với những khó khăn thách thức trong việc thu hút học sinh, sự vỡ mộng và việc khơi dậy khả năng của học sinh vào cuối năm học. Những câu chuyện kể lại chặng đường mà một người giáo viên đã làm để giúp đỡ bạn nhận ra bạn muốn trở thành người như thế nào.’’ (Nguyễn Quỳnh Nga – Fahasa, 2019)
‘’Hôm nay là ngày 20/11 tôi muốn cảm ơn tới một người thầy của tôi. ông ấy từng được tôi nhắc tới qua một bài viết review trên group này. ông ko những là một người thầy mà còn là một người anh trai của tôi. “cảm ơn anh Trần Hữu Nghĩa, ko có anh em đã ko được như thế này.”Erin Gruwell là một giáo viên. Sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu như cô không cùng các học sinh (đã từng là “cá biệt”) của mình lập ra nhóm Những nhà văn Tự do (Freedom Writers) và cho ra đời cuốn Nhật ký của Những nhà văn Tự do (Freedom Writers Diary). Cuốn sách tập hợp 150 câu chuyện do chính các em viết. Tuy đâu đó trong sách có những lời tục tĩu, sự thực phũ phàng về tệ phân biệt chủng tộc và sự chia cắt làm tan vỡ những trái tim do nạn lạm dụng tình dục, nhưng một thông điệp xuyên suốt về niềm hy vọng của con người đã được vang lên. Cuốn sách trở thành một hiện tượng gây chấn động dư luận Mỹ với những tác động mạnh mẽ đối với nền giáo dục nước này. Sau thành công của cuốn sách, Erin Gruwell và các Nhà văn Tự do của mình đã tập hợp 150 giáo viên và thành lập tổ chức Freedom Writers Foundation. Họ làm công việc thường ngày như một nhà giáo, nhưng học sinh của họ không ít những em bị coi là cá biệt – là nạn nhân của việc bị đối xử bất công hoặc thất vọng với mọi người xung quanh… Triết lý giáo dục của nhóm giáo viên này là phát huy giá trị cá nhân và thúc đẩy việc chấp nhận tính đa dạng, lòng nhân hậu, sự khoan dung và tinh thần giao tiếp giữa thầy trò. Trong quá trình đó, các giáo viên khiến cuộc sống của những học sinh thuộc nhóm tiêu cực kia thay đổi, và bản thân cuộc sống của họ cũng thay đổi nhờ tinh thần giáo dục hết lòng vì học trò Người gieo hy vọng là cuốn sách tập hợp các câu chuyện của những giáo viên này. Họ đã để ngỏ cuộc sống của mình, thể hiện sự sợ hãi của bản thân, và bày tỏ những sự thật đau lòng đằng sau việc dạy học. Các giáo viên của Những nhà văn Tự do đã hội tụ lại để chia sẻ những câu chuyện chân thực từ lớp học của họ: những thăng trầm, những thảm kịch, những niềm vui, tất cả được thể hiện để tạo dựng một phạm vi hiểu biết mới về ý nghĩa của việc trở thành một người giáo viên. Về cuốn sách này, Erin Gruwell đã viết: “Tôi rất hy vọng cuốn sách này sẽ đến được với người giáo viên mà bạn yêu quý nhất, rằng mỗi cá nhân sẽ tìm thấy một phần cuộc đời mình qua những trang sách này. Tôi hi vọng bạn sẽ cảm thấy cảm thông và yêu kính các nhà giáo dục. Và tôi hi vọng những người đang làm thầy sẽ nhìn thấy mình trên gương mặt những đồng nghiệp dũng cảm đã chia sẻ những điều không yên ổn trong lớp học và những chiến thắng nhỏ nhoi họ dành được.” (Ốc – Fahasa, 2020)
‘’Người gieo hy vọng là một trong những cuốn sách hay bạn có thể lựa chọn như một quà tặng dành cho thầy cô giáo mà bạn yêu quý.Hành trình vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân. Và hành trình của cô giáo Erin Gruwell cùng 150 Nhà văn Tự do – những học sinh của cô tại trường Trung học Wilson, Long Beach, California thực sự là một hành trình kỳ diệu. Cuốn sách Người gieo hy vọng là tập hợp nhật ký của cô Gruwell cùng Những Nhà văn Tự do trong suốt hành trình 4 năm thay đổi cuộc sống của mình. Đây là cuốn sách tràn đầy cảm hứng, tiếp thêm niềm tin và lòng yêu nghề cho những ai đã, đang và sắp trở thành giáo viên.Điều kỳ diệu ở cuốn sách này là đã khiến chúng ta cảm thấy có thêm niềm tin vào những điều tốt đẹp, tin tưởng vào niềm tin sẽ đạt được ước mơ khi thực sự kiên trì và tiếp tục cố gắng. Dường như vũ trụ luôn có cách nào đó để hỗ trợ cho mỗi người để đạt được những gì mà họ mong đợi.’’ (Luân Thái – Fahasa, 2018)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết về sách trên ShopeeMai Hà Linh