Huyền ảo và hiện thực trong kiệt tác “Nghệ nhân và Margarita” của Bulgakov
Mikhail Bulgakov là một trong những nhà văn tài năng và độc đáo nhất của văn học Nga thế kỷ 20. Ông nổi tiếng với…
Mục lục
“Việt Nam phong tục” là một nghiên cứu khá kĩ lưỡng, bức tranh toàn diện về phong tục, tập quán của người Việt, từ phong tục trong gia đình, làng xã đến phong tục quốc gia, xã hội được viết với văn phong hiện đại dù vẫn chịu ảnh hưởng của lối viết biền ngẫu đăng đối trong văn học cổ. Mỗi chương, mục đều được tác giả trình bày và diễn giải khúc chiết, ngắn gọn, rõ ràng với quan điểm khá tân tiến so với những người cùng thời.
Ấn bản “Việt Nam phong tục” của NXB Kim Đồng được in bìa cứng với gần 100 minh hoạ sống động của hoạ sĩ Bùi Ngọc Thuỷ.
“Ta ngoảnh lại mà xem những tục cũ thì tỏ ra nhiều điều ngày trước là hay mà bây giờ hóa ra hủ bại lắm rồi.
Đó cũng không phải là tổ tiên ta khi trước có vụng dại gì, chỉ là thời thế mỗi lúc một khác, mà mỗi lần biến cải thì cái trình độ khai hóa lại tấn tới thêm lên một tầng. Ấy cũng là cái lẽ tự nhiên của tạo hóa như thế.
Tuy vậy cái tục cũ truyền nhiễm đã lâu, không dễ mà một mai đổi ngay được. Muốn đổi thì phải lựa dần dần, trước hết phải xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay mà bổ hết cho các tục dở. Còn tục gì hay mà là quốc túy của ta thì cứ giữ lấy.”
“Cuốn này được cụ Phan Kế Bính viết năm 1915 nhưng so ra thì rất nhiều nét văn hóa cơ bản vẫn được lưu giữ đến hiện nay, một số điểm rườm rà thì được lược bỏ để phù hợp với thời đại . Tên sách là Việt Nam phong tục nhưng chủ yếu viết về văn hóa vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi mà cụ sống, sự so sánh, đối chiếu với miền trong cũng khá ít. Sách được viết theo lối kể nên đôi khi sẽ hơi khó nắm bắt, lê thê và gây nhàm chán. Tuy vậy, nó vẫn rất hấp dẫn và lý thú vì mô tả bao quát về hệ thống tập tục trong gia đình, làng xã, hương đảng và xã hội phong kiến thời bấy giờ, kèm theo các điển tích, điển cố liên quan. Không đi quá sâu và chi tiết vào từng tập tục nhưng nếu bạn muốn hiểu phổ quát về văn hóa miền Bắc thì cuốn này rất phù hợp.
Mình thích nhất là đoạn bình phía sau mỗi mục của cụ, như về văn hóa hiếu thảo của người Việt, tâm lý trọng nam khinh nữ, sự ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc… so với đương thời thì tư tưởng rất phóng khoáng, hiện đại và có giá trị đến tận bây giờ, đọc thấy tâm đắc vô cùng. Cụ so sánh văn hóa của ta với các nước khác, công nhận cái đẹp của mình nhưng cũng phê phán những điểm chưa hay và cổ hủ trong nếp sống. Vì sự hạn chế của thời đại (cách đây hơn 100 năm) nên dù đánh giá có tính phản biện nhưng vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục vì có phần quá đề cao văn hóa châu Âu và coi đó làm chuẩn mực.
“Văn hoá, phong tục Việt Nam có lẽ không thể viết hết trên vài trăm trang giấy được. Cụ Phan Kế Bính viết cuốn này đã từ rất lâu rồi, năm 1915 (nguồn: Wikipedia Vietnam) nên mình chấm 4 sao dưới góc nhìn nhận từ một người con Việt Nam đọc cuốn sách này trong những năm đầu thế kỉ 20 ấy. Từ thời ấy mà cụ đã có những suy nghĩ sắc sảo đi trước thời đại về lề thói của người Việt trong làm ăn cày cấy, vui chơi lễ hội rồi.
Có điều quá nhiều thông tin nên đọc xong mà không nhớ được nhiều … với cả cách hành văn và dùng từ cũng theo lối cũ ngày xưa, sử dụng từ Hàn Việt và chơi chữ nhiều, thành ra mình, 1 đứa đọc cuốn sách 100 năm sau ngày nó được phát hành thực sự hơi challenging.
Sau này Mĩ đánh Pháp đô hộ nên văn hoá vùng miền trở nên khác nhiều rồi mà trước năm 1915 đương nhiên không thể nào kể về chúng được. Đọc sẽ thấy hầu hết những gì sách viết đều mang đậm bản sắc văn hoá miền Bắc nhiều hơn.
Nhưng đáng để đọc nhân dịp Tết đến xuân về, để biết được nguồn gốc của cái Tết và các thể loại lễ hội mà người mình tổ chức, phong tục trong các ngày trọng đại, và dịp lễ lớn ngày xưa.” (Tiểu Anh -goodreads.com, 2019)
Dù sao thì cuốn này cũng là một trải nghiệm khá thú vị với mình, giúp mình mở mang thêm về nét đẹp và sự phong phú của văn hóa Việt Nam. Nó cũng cho mình một góc nhìn rõ hơn về các học giả xưa, về tầm vóc trí tuệ cũng như tư tưởng sâu sắc của các cụ.” (Thu Thao Nguyen – goodreads.com, 2020)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee.
Một cuốn sách về phong tục Việt Nam khá đầy đủ và sâu sắc. Cuốn sách bao gồm 12 chương, mỗi chương gồm nhiều mục nhỏ. Cách phân chương rất mạch lạc và tiện cho người đọc khi cần tham chiếu, nhưng điều đáng giá của cuốn sách là ở chỗ những vấn đề văn hoá được đề cập một cách tự nhiên, lời văn duyên dáng mà vẫn mộc mạc. Tác giả còn làm sống lại kho tàng ca dao, tục ngữ, thơ, vè…, và cũng chính những câu ca dao, tục ngữ, thơ, vè….lại làm người đọc dễ nhớ, dễ thuộc.
Được viết vào những năm 60 của thế kỷ trước, Đất lề quê thói xứng đáng được xem như một bách khoa toàn thư thu nhỏ về văn hóa và phong tục cổ truyền Việt Nam. Qua từng trang sách, độc giả như được mời thả bước trong một bảo tàng dân tộc học mà tác giả là người hướng dẫn tận tình, sâu sắc, vừa duyên dáng, hóm hỉnh, để cùng trở về một không gian sống tuy gần gụi thân quen lại như đã thành quá khứ xa xôi tự thuở nào. Đâu chỉ là những câu chuyện về tâm tính người Việt, tục ma chay, cưới hỏi, cúng giỗ cỗ bàn hay nguồn gốc những kiêng khem mê tín… mà cả một thế giới tinh thần người Việt với những gìn giữ và thích nghi, thay đổi qua bao nhiêu thế hệ, lạc hậu mà phong phú, và vẫn giàu thành kính được tái hiện đầy đủ trong Đất lề quê thói.
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, trong bối cảnh cuộc sống vật chất và các giá trị đã thay đổi quá nhanh, quá nhiều qua mấy chục năm qua, hơn bao giờ hết, tác phẩm cảu Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu càng cho thấy đất lề, quê thói vẫn ăn sâu vào tiềm thức người Việt.
“Cuốn sách về văn hoá phong tục Việt Nam có sử dụng nhiều tư liệu tham khảo của các học giả, nhà nghiên cứu từ những thời kỳ trước (chủ yếu là các cuốn Sử từ thời Lê, Nguyễn, các nhà nghiên cứu thời kỳ thực dân).
Nhiều phong tục đến thời của tác giả (những năm 60 của thế kỷ XX) đã không còn tồn tại nên đến thời điểm hiện tại lại càng lùi sâu vào dĩ vãng. Tuy nhiên đó là tư liệu quý cho các thế hệ sau, đặc biệt là qua cách diễn giải bằng ca dao, tục ngữ vốn có vần điệu và dễ nhớ.
Điểm đáng tiếc là tác giả viết và sống tại Sài Gòn trong thời kỳ đất nước chưa thống nhất nên ông đã không có cơ hội quan sát và nghiên cứu từ thực tế để có cái nhìn tổng quát hơn về tiền trình văn hoá sau cách mạng 1945.” (Alicia V- goodreads.com, 2020)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết sách trên shopee.Sơn Nam là nhà văn Nam bộ hiếm hoi được nhiều nhà nghiên cứu sinh chọn để làm đề tài nghiên cứu khoa học. Tạp chí Xưa & Nay có may mắn còn lưu giữ hơn 80 bài báo của ông, chủ yếu đăng trên Tạp chí Xưa & Nay và một số báo trước và sau năm 1975.
Đi và ghi nhớ là tựa một bài báo khá tiêu biểu của nhà văn Sơn Nam đă đăng trên tạp chí Xưa & Nay năm 1997 được chọn làm tựa cho cuốn sách này, là tập hợp các bài về văn hoá, lịch sử, tập quán của con người Sài Gòn – Nam bộ xưa và nay. Ở đó có ‘nét văn hoá dân tộc qua lễ Kỳ Yên ở đình làng Nam bộ”, có “Cù lao phố – Cảng biển đầu tiên của ở Nam bộ”, những ngôi chùa như “chùa Bà Đen đường Trương Định”, chùa Tôn Thạnh ở Cần Giuộc mà it ai biết chiều sâu lịch sử của nó v.v…
“Một quyển sách xứng đáng được làm “sách gối đầu giường” cho những ai yêu thích và muốn tìm hiểu thêm về lịch sử – văn hóa của vùng đất phương Nam nói chung, và Sài Gòn – Gia Định nói riêng. Với một giọng văn hết sức “Nam bộ”, tác giả đã có những ghi chép rất thú vị về sự hình thành, phát triển của vùng đất Sài Gòn – Gia Định.” ( Liêu Phúc – tiki.vn, 2017)
Sách là tập hợp các bài viết của nhà văn Sơn Nam rải rác trên các báo, tạp chí, đề tài xoay quanh về sự hình thành và phát triển của Sài Gòn – Chợ Lớn.
Khi bờ cõi được mở mang về phía Nam, những người lưu dân từ miền Bắc và miền Trung tìm cơ hội ở vùng đất mới, trước lạ sau quen. Họ có thể là những tù nhân, người trốn thuế, người nghèo và cả những người Hoa trung thành với nhà Minh, muốn “phản Thanh phục Minh”.
Những người Hoa đã tới làm ăn buôn bán trước tiên tại Cù Lao Phố, sau đó mới chuyển xuống Chợ Lớn do ảnh hưởng của chiến tranh giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh và để gần vựa lúa miền Tây hơn. Người Hoa sang Việt Nam thường không mang theo phụ nữ, họ kết hôn với người Việt, Khmer và con cháu lai gọi là người Minh Hương.
Tới năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh mới theo lệnh chúa Nguyễn vào Sài Gòn thiết lập hệ thống quản lý hành chính, thu thuế và đăng ký đất đai. Năm này đã trở thành cột mốc đánh dấu sự ra đời của Sài Gòn.
Sài Gòn phồn thịnh nhờ cảng Sài Gòn, nơi trung chuyển hàng hóa đi và từ nước ngoài. Ngoài người Việt, Hoa, Khmer, còn có người Pháp cai trị, người Ấn làm cảnh sát, mua bán cari, cho vay, người Malaysia, Indonesia làm nghề đánh xe ngựa, giúp cho văn hóa, món ăn Sài Gòn trở nên phong phú, đa dạng hơn.
Có câu sau trong sách đã nói lên được tinh thần cốt lõi của những người đi khai phá đất mới:
“Thụ động, không lo phát triển là tụt hậu. Có tích cực mới thấy lạc quan, trong cuộc sống.” ( Don Thai – Goodreads, 2019)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki.
Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee.Ở Việt Nam, trong vòng một thế kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc biến động, đổi thay, xáo trộn và đấu tranh văn hóa. Ngày nay, trong quá trình hội nhập và phát triển, trước cơn lốc xoáy về tư tưởng, lối sống và hệ giá trị, chúng ta lại đang đứng giữa giao lộ của những ngã rẽ chưa có biển chỉ đường rõ ràng. Chúng ta đang được động viên, khích lệ, mà cũng đồng thời đang bị đe dọa, dối lừa bởi văn hóa.
Trong một hoàn cảnh, tình huống đặc biệt như vậy, có lẽ một sự quay về, nhận diện và suy ngẫm nghiêm túc về nền văn hóa Việt Nam truyền thống sẽ là một điều bổ ích không thừa, nếu không muốn nói là cần thiết. Nền văn hóa truyền thống đã từng ngự trị hàng thiên niên kỷ trong một xã hội hầu như rất ít thay đổi, sau đó lại chịu những va đập và biến động lớn trong hơn một thế kỷ qua, đã có bộ mặt đích thực như thế nào, xu thế chuyển biến ra sao? Nó đã để lại cho chúng ta những giá trị gì cần phải kế thừa và những hệ lụy gì cần phải gạt bỏ?
Cuốn sách “Văn hóa Việt Nam truyền thống: một góc nhìn” sẽ là một tài liệu rất có giá trị trong công cuộc học tập, nghiên cứu và quảng bá lịch sử văn hóa Việt Nam. Do đó, đối tượng của cuốn sách là vô cùng rộng rãi, bao gồm các tầng lớp học sinh, sinh viên, những nhà nghiên cứu cùng tất cả những ai yêu mến và nhiệt huyết với nền văn hóa nước nhà.
“Đây thực sự là một cuốn sách rất hay và bổ ích được viết ra từ tâm huyết và công phu nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ, đặc biệt ai trong ngành Văn hóa học hoặc đang nghiên cứu và Văn hóa nhân loại và Việt Nam thì nên tìm đọc cuốn sách này để cùng chiêm nghiệm và suy nghĩ về những vấn đề văn hóa với vị tác giả uyên thâm này. Tôi được các thầy cô giới thiệu và đọc gần 600 trang sách ấy cảm thấy vô cùng giá trị và rất xứng đáng với giá cả mình bỏ ra. Sách dày, gáy đóng dẻo khó gãy, giấy trắng mịn, chữ rõ, khá chuẩn.” (Vu Ngan- Tiki.vn, 2015)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki.
Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee.Việt Nam văn hoá sử cương là một trong những công trình quan trọng nhất của học giả Đào Duy Anh. Trên quan niệm súc tích “văn hóa là sinh hoạt”, Đào Duy Anh đã bao quát tất cả các mảng sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt chính trị – xã hội, và sinh hoạt trí thức, do đó đã tóm tắt, phác họa và minh định được ở chừng mực nào đó lược sử văn hóa của người Việt như một dân tộc, một văn hóa. Nhưng còn hơn thế, ông chỉ ra cả những biến đổi của văn hóa Việt Nam ở thời đoạn Âu hóa, với sự rạn vỡ, hoặc biến đổi của những giá trị cũ và sự lên ngôi của những giá trị mới.
Học giả Đào Duy Anh đã rất khiêm nhường khi coi cuốn sách chỉ là thu thập tài liệu và sắp xếp thành hệ thống cho những ai muốn “ôn lại cái vốn văn hóa nước nhà”. Trên thực tế, việc trình bày cuốn sách đầy khoa học, khái quát mà cụ thể, việc tham khảo rộng rãi sách vở liên quan đã cho thấy khả năng xuất chúng của ông, cũng như thái độ nghiêm cẩn trong công việc. Bởi vậy, Việt Nam văn hóa sử cương luôn được đánh giá là một trong những công trình đặt nền tảng cho sự hình thành ngành văn hóa học Việt Nam hiện đại.
“Với một người yêu thích văn hóa lịch sử thì đây là một cuốn sách bổ ích. Giúp bản thân khám phá được những giá trị lịch sử đã tồn tại. Đồng thời khiến bản thân thêm thích thú với lịch sử hơn. Nó rất hay. Hay ở cách diễn giải, nội dung và rất logic. Làn người đọc như sống lại trong thời lịch sử xa xưa.” (Danh Ngoc – tiki.vn, 2017)
“Kết cấu cuốn sách được trình bày hết sức chặt chẽ và khoa học. Trước khi trình bày nội dung chính gồm từ Thiên thứ hai đến Thiên thứ tư, tác giả đã trình bày tổng quát (Thiên thứ nhất: Tự luận), lý luận chung về văn hoá và bối cảnh địa lý, tự nhiên xã hội của Việt Nam được đặt trong môi trường của hai nền văn hoá ấn Độ – Trung Quốc, mà Việt Nam ít nhiều chịu sư ảnh hưởng.” (Lan Hoa – Google.vn)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki.
Xem thông tin chi tiết sách trên Shoppe.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hóa làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên đi lợi ích riêng. Văn hóa làm thế nào cho mỗi người dân Việt nam từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên được hưởng.”
Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam góp phần xây dựng một ngành khoa học đang trên đà hình thành là văn hóa học, nhằm cung cấp một số khái niệm để nghiên cứu bản sắc văn hóa Việt Nam.
“Mình chọn đọc quyển này vì có ham muốn tìm hiểu về văn hóa và nguồn cội của mình. Mình mong biết được sự bao quát và những khía cạnh trong nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên quyển sách này cung cấp nội dung theo một chiều hướng khác, đó là phân tích nền văn hóa trong sự khúc xạ, vượt gộp và biểu hiện trong quân sự, văn học, chữ viết, tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, đời sống và tư tưởng.
Mình biết được nguyên nhân của sự hình thành và quá trình phát triển của những yếu tố văn hóa được đề cập. Tác giả cũng phân tích về điểm mạnh và chỉ ra những điểm yếu cần khắc phúc để phát triển và đưa văn hóa của nước ta ra toàn thế giới. Mình thấy tự hào về giá trị của nền VH nước ta và yêu bản sắc dân tộc của mình nhiều hơn sau khi đọc quyển sách này.” (Thuy Trang – goodreads.com, 2020)
“Tác giả là người cao tuổi viết về vấn đề khoa học nhưng cách nhìn chủ qua nhất là về xã hội hiện thời. Lên wiki thì thấy ông tác giả là người bị nhìn với góc nhìn không tích cực, có nhiều tranh cãi về đề tài của ông. Nội dung tầm thường và quá đề cao vai trò lãnh tụ và xã hội hiện nay.” (Bình Nguyễn – Tiki, 2019)
“Một tác phẩm giá trị của Phan Ngọc, rất xứng đáng có trên kệ sách của mỗi nhà. Tiếc là bản in này chưa đẹp mắt lắm. Nếu đầu tư hơn nữa thì sẽ tuyệt hơn.” (Nguyễn Võ Lâm – Tiki, 2021)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki.
Xem thông tin chi tiết sách trên Shoppe.
Trong tâm trí của nhiều người đương thời, tên tuổi Hà Văn Tấn được ghi nhận như một nhà khoa học đầu đàn trong lĩnh vực khảo cổ học, một trong những ngành khoa học đòi hỏi trình độ chính xác cao; và ở đó ông đã thu được những thành tựu khả quan.
Song bên cạnh khảo cổ học, Hà Văn Tấn cũng đã viết nhiều về lịch sử trung đại Việt Nam, và đi vào một số hiện tượng văn hóa tiêu biểu như đình, chùa, văn hóa Phật giá Rồi ông mở rộng ra một số vấn đề trọng yếu như bản sắc dân tộc, giao lưu văn hóa cổ, hoặc thử đề nghị một cách nhìn biện chứng đối với truyền thống.
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết sách trên Shoppe.
Giới thiệu tổng thể lịch sử, di sản văn hóa Việt Nam và một số trung tâm văn hóa Thăng Long – Hà Nội, trung tâm văn hóa Phú Xuân – Huế, những trung tâm quyền lực thời Bắc thuộc, trung tâm văn hóa thời Trần và một số vùng văn hóa như xứ Thanh, xứ Nghệ Tĩnh, vùng đất Nam bộ.
“Giáo sư Phan Huy Lê là cây đại thụ của lĩnh vực lịch sử khảo cổ Việt Nam. Lịch sử là cái xem lại, xét đoán người xưa, có thể đúng, có thể sai. Gs Phan Huy Lê với những lập luận khoa học đã phác họa nên một nền văn hóa Việt Nam rõ nét qua những chứng cứ lịch sử” (Lâm Chi Linh – tiki.vn, 2018)
“Cuốn sách vô cùng giá trị của giáo sư Phan Huy Lê. Nội dung phong phú, những nghiên cứu quý giá về văn hóa Việt Nam.” (Hoàng Nguyễn – tiki.vn, 2019)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki.
Xem thông tin chi tiết sách trên shopee
Cuốn sách Văn minh vật chất của người Việt của Phan Cẩm Thượng cung cấp cho ta một lịch sử của dân tộc và đất nước mình, qua các đồ vật do con người từng sống, từng lao động để có thể sống, tồn tại, phát triển, thịnh vượng, suy vong, trầm luân, đau khổ và hạnh phúc… từ ngày trên đất này có con người cho đến hôm nay.
“Theo như giới thiệu: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/cultu… thì phương pháp luận của bác Thượng được hình thành (lấy cảm hứng) từ cuốn The Structures of Everyday Life: Civilization and Capitalism 15th-18th Century, Volume 1 của Fernand Braudel – một sử gia theo quan điểm Marxist nhưng đã chối bỏ cách nhìn materialism (mà nhiều vị trong đó có Engels Friedrich luôn gán cho Karl Marx) để đi đến một quan điểm trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng ngang nhau của cấu trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng. (https://en.wikipedia.org/wiki/Fernand… – đáng buồn (cười) là khi tìm thông tin về Fernand Braudel, kết quả Vietnamese khả dĩ duy nhất tôi có được lại nằm trên trang suckhoedoisong.vn – một minh chứng cho năng lực viết và nhận thức thế giới tệ hại của giới nghiên cứu Việt).
Đi từ Braudel sang Phan Cẩm Thượng là một chiến lược đọc an toàn cho những ai không muốn bị cuốn theo những quan điểm, mà dù nhân văn, đẹp, mang nặng tâm tư ưu thời mẫn thế nhưng đôi khi không tránh khỏi có phần phiến diện của tác giả họ Phan (quan điểm này, tôi rút ra sau khi đọc Nghệ thuật ngày thường của tác giả – một cuốn sách mà tôi tin sẽ là món khai vị phù hợp trước khi đến với món chính “dày 664 trang, với gần 1000 ảnh chụp và 500 hình vẽ minh họa, là một tác phẩm rất công phu, kết quả của hơn 20 năm dày công sưu tầm và nghiên cứu” (Tuan – goodreads.com, 2013)
“Một cuốn sách tuyệt vời cho những người tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và thiết kế !!! Chủ đề phong phú, văn phong sâu sắc, trình bày khoa học, minh họa sinh động, chú giải rõ ràng …” (Nguyễn Phương – Tiki, 2022)
“Theo mình đây là cả một công trình sưu tầm đồ sộ tất tần tật những dụng cụ sinh hoạt của người Việt Nam từ xưa tới nay. Nhiều tư liệu, hình ảnh vật dụng cũ rất đáng quý giúp ta cảm nhận được cuộc sống của người xưa theo thời gian. Cảm ơn tác giả đã viết cuốn sách này.” (Hoàng Thị Thủy – Tiki, 2018)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết sách trên ShopeeCác kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực địa chí, văn hóa học và lịch sử – văn hóa Việt Nam đã đưa ra nhiều phương án nhận thức và phân loại đối với từng vùng miền văn hóa cấu thành tổng thể không gian văn hóa Việt Nam. Trong đó, phác thảo phân vùng văn hóa ở Việt Nam thành hai cấp độ là vùng văn hóa và tiểu vùng văn hóa của Giáo sư Ngô Đức Thịnh (Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cùng các đồng nghiệp nhận được nhiều ý kiến tán đồng, nhất trí. Theo cách phân chia này, tổng thể không gian văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, được tạo thành từ 7 vùng văn hóa (Đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ, Duyên hải Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung và NamTrung Bộ, Trường Sơn – Tây Nguyên, Nam Bộ) và 23 tiểu vùng văn hóa (Đất Tổ – Phú Thọ, xứ Bắc, Thăng Long – Hà Nội, xứ Đông, xứ Nam, xứ Lạng, rẻo cao Việt Bắc, Tây Bắc, miền núi Thanh – Nghệ, hỗn hợp Thái – Mường, xứ Thanh, xứ Nghệ, xứ Huế, xứ Quảng, Bình Định – Phú Yên, cực nam Trung Bộ, Trường Sơn, Bắc Tây Nguyên, Trung Tây Nguyên, Nam Tây Nguyên, sông Đồng Nai, Sài Gòn – Gia Định, đồng bằng sông Cửu Long).
Các vùng và tiểu vùng văn hóa này có quy mô, sắc thái khác nhau, hòa hợp và đan cài vào nhau trong sự đa dạng và thống nhất. Song, trong phạm vi cuốn sách về văn hóa này, tác giả chỉ lựa chọn phác họa một vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên và 16 tiểu vùng văn hóa khác đã được đầu tư khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu từ lâu, có những kết quả rõ rệt, để tạo thành 17 sắc màu văn hóa rõ nét, độc đáo và có vị trí quan trọng hơn cả trong tổng thể không gian văn hóa Việt Nam.
Cuốn sách là kết quả của một quá trình dày công so sánh, lọc chọn những nét đặc sắc trong biển tri thức văn hóa mênh mông, ngút ngàn, đa dạng của các miền, vùng, nhằm giới thiệu đến độc giả những giá trị văn hóa riêng biệt, tạo nên bản sắc của từng vùng, miền đất nước.
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki Xem thông tin chi tiết sách trên ShopeeHai tác giả Hà Nguyễn và Phùng Nguyên đã thể hiện những sự kiện, văn hoá lịch sử của đất nước dưới hình thức những câu hỏi – đáp ngắn gọn – một xu hướng biên soạn sách phù hợp với độc giả ngày nay, đặc biệt là lớp trẻ lớn lên dưới ảnh hưởng của những cuốn truyện tranh kiệm lời thoại. Độc giả sẽ không mất quá nhiều thời gian tra cứu mà vẫn có thể hiểu những khái niệm, những sự kiện một cách khái quát nhất, cô đọng nhất của đất nước, dân tộc qua cuốn 500 câu Hỏi – Đáp lịch sử-văn hoá Việt Nam.
Sách chia làm 2 phần: Phần 1: Lịch sử-Văn hoá Việt Nam, những vấn đề chung; Phần 2: Theo dòng lịch sử – văn hoá Việt Nam. Chỉ chiếm chừng 30 trang đầu của tác phẩm nhưng phần Một nêu những vấn đề “vĩ mô” rất hấp dẫn, lý thú, chẳng hạn như: Không gian lãnh thổ Việt Nam hiện nay được giới hạn như thế nào? Dân tộc Việt Nam có nguồn gốc từ đâu? Không gian văn hoá Việt Nam hiện nay về cơ bản được xác lập như thế nào? Không gian văn hoá Việt Nam được tạo thành bởi 3 vùng văn hoá lớn. Đó là những vùng nào? Trong lịch sử Việt Nam (từ khởi thuỷ đến 1945) từng có bao nhiêu kinh đô? Sự mở rộng nước ta kéo dài về phía Nam diễn tiến trong lịch sử như thế nào?, v.v.
Phần Hai gồm các câu hỏi-đáp lịch sử chia theo 8 giai đoạn: Từ khởi thuỷ đến trước thế kỷ X; từ thế X đến thế kỷ XV; từ thế kỷ XV đến trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858); từ năm 1858 đến 1930; 1930-1945; 1945-1954; 1954-1975; từ 1975 đến nay. Ở phần này, người đọc có thể tiếp cận một cách nhanh nhất nhiều vấn đề liên quan đến dấu vết đầu tiên của con người trên lãnh thổ Việt Nam, sự hình thành Nhà nước sơ khai của người Việt cổ, người Việt trồng lúa nước và sự ra đời nền văn minh sông Hồng. Những năm tháng tiếp theo được đánh dấu bởi việc lập kinh đô Thăng Long của nhà Lý, các triều đại phong kiến, các cuộc kháng chiến vĩ đại chống ngoại xâm phương Bắc, chống Pháp, chống Mỹ tiến tới thống nhất và tái thiết đất nước. Đặc biệt, phần cuối cuốn sách đề cập đến những vấn đề đương đại lớn của Việt Nam, những chuyển biến mạnh mẽ nhằm hội nhập quốc tế, giải đáp chúng qua cách đặt những câu hỏi như: Toàn lãnh thổ Việt Nam thống nhất dùng giờ Đông Dương theo múi giờ thứ mấy và bắt đầu từ ngày nào? Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc khi nào? Tại sao Việt Nam phải công bố Sách trắng “Sự thật về vấn đề Liên bang Đông Dương? Cuộc Tổng điều tra dân số cả nước tiến hành đầu tiên khi nào? Sự kiện phóng vệ tinh Vinasat-1 có ý nghĩa như thế nào?…
500 câu hỏi – đáp Lịch sử – văn hóa Việt Nam thực sự là một sách hay và là tài liệu bổ ích để tìm hiểu lịch sử, văn hoá của dân tộc theo như câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên trang đầu “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, cần thiết cho mọi người nói chung và cho cả phóng viên, biên tập viên ngành thông tấn nói riêng.
Xem thông tin chi tiết sách trên TikiXem thông tin chi tiết sách trên shopee
Sách giới thiệu, phân tích truyền thống ứng xử của người Việt; các bình diện ứng xử của người Việt như: ứng xử cá nhân, ứng xử gia đình, ứng xử cộng đồng, ứng xử ngoại giao; ứng xử truyền thống và hiện đại,… từ đó giúp kế thừa, phát huy truyền thống ứng xử tốt đẹp, nghệ thuật ứng xử văn hóa của dân tộc.
Đây là một sách về văn hóa tiêu biểu, giới thiệu, phân tích truyền thống ứng xử của người Việt; các bình diện ứng xử của người Việt như: ứng xử cá nhân, ứng xử gia đình, ứng xử cộng đồng, ứng xử ngoại giao; ứng xử truyền thống và hiện đại,… từ đó giúp kế thừa, phát huy truyền thống ứng xử tốt đẹp, nghệ thuật ứng xử văn hóa của dân tộc.
Tác giả đã nghiên cứu về tính thực tiễn, về trật tự trên dưới và quan niệm phúc đức, cũng như lối suy nghĩ, lối sống chịu đựng và vươn lên trong truyền thống ứng xử của người Việt. Tiếp đến đi sâu phân tích văn hóa ứng xử của người Việt ở các bình diện ứng xử cá nhân, gia đình, cộng đồng, ngoại giao. Từ đó chỉ ra những đặc điểm khác nhau của văn hóa ứng xử truyền thống và hiện đại. Cho thấy, chính hoàn cảnh lịch sử và quan niệm ứng xử, tính tự phát và tự giác trong ứng xử đã làm nên những biến đổi cơ bản trong văn hóa ứng xử. Để văn hóa ứng xử phù hợp với sự đi lên của xã hội được vững chắc, cần phải kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lan tỏa tính tự giác, niềm tin vào điều thiện, việc tử tế trong đời thường.
Có thể thấy, ứng xử ngày nay không câu nệ như xưa, cần loại bỏ những hủ tục nhưng cần phải giữ được mực thước, tiêu chuẩn, cốt lõi của ứng xử truyền thống người Việt. Đó là trong phương châm ứng xử người Việt đã đạt tới cao cả. Không chỉ biết hài hòa lợi ích cá nhân và cộng đồng, mà còn biết sống hy sinh vì người khác, biết yêu nước thương nòi. Dân tộc ta có hai nhà văn hóa lớn tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa ứng xử của người Việt là Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh, dù sống ở hai thời đại lịch sử hoàn toàn khác nhau, đều đã gặp nhau ở một điểm, đó là lấy nhân nghĩa làm gốc để ứng xử với người và dùng nó làm chuẩn mực, làm thước đo để làm nên nhân cách của mình. Trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống ứng xử tốt đẹp của dân tộc, sống đạo đức mẫu mực, cống hiến cả cuộc đời mình vì độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân, là người tiêu biểu cho văn hóa ứng xử của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.
Xem thông tin chi tiết sách trên TikiXem thông tin chi tiết sách trên Shoppe
Trương Thị Túy
“Về nội dung thì sách là tập hợp các bài nghiên cứu của giáo sư Hà Văn Tấn một trong những cây đại thụ, tứ trụ của nền sử học Việt Nam đương đại. Những nghiên cứu đó đều là những bài có tính phương pháp luận, xây dựng lý thuyết cho việc tìm hiểu, lịch sử và văn hoá Việt Nam. Người đọc được cung cấp những hiểu biết căn bản, có tính chất nền tảng để có thể nhận thức đúng hơn các vấn đề liên quan. Một cuốn sách rất đáng đọc đối với những ai thích nghiên cứu tìm hiểu lịch sử – văn hoá Việt Nam.” (Nguyen Thanh – Tiki, 2021)