Huyền ảo và hiện thực trong kiệt tác “Nghệ nhân và Margarita” của Bulgakov
Mikhail Bulgakov là một trong những nhà văn tài năng và độc đáo nhất của văn học Nga thế kỷ 20. Ông nổi tiếng với…
Dưới đây là 10 quyển sách hay không thể bỏ lỡ về giáo dục dành cho những bạn đang muốn khai phóng bản thân về quan niệm sự học, hiểu được vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của một đất nước.
Mục lục
Khuyến học không phải là tác phẩm đồ sộ và sâu sắc nhất của ông nhưng lại là tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi mới được in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng ba mươi lăm triệu người. Chỉ riêng điều đó đã cho thấy đây thực sự là cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kỳ Duy Tân. Kể từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà xuất bản Iwanami Bunko cũng đã tái bản đến bảy mươi sáu lần.
Trong cuốn sách này, Fukizawa Yukichi đề cập tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn. Với các chương viết về sự bình đẳng, quyền con người, ý nghĩa của nền văn học mới, trách nhiệm của nhân dân và chính phủ trong một quốc gia pháp trị khuyến học đã làm lay chuyển tâm lý người Nhật Bản dưới thời Minh Trị. Với tuyên ngôn “trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”, Fukuzawa Yukichi đã gây kinh ngạc và bàng hoàng – như “không tin vào tai mình” – cho đa số người Nhật Bản vốn bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc phủ. Ông khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn.
“Không có người trên người, không có người dưới người. Tất cả là do sự học mà ra.” – Tran Ngoc Tien
“Sách được viết bởi một nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng với xã hội Nhật Bản cận đại nên giọng văn mạch lạc, có gì đó khá đanh thép. Nội dung mình mới đọc sơ qua thì chủ yếu nói về tầm quan trọng của việc học và vì thế mà ông muốn khuyến khích người dân Nhật Bản thời bấy giờ.” (Ngô Thùy Dương – Tiki, 2021)
“Một trong các tác phẩm rất rất hay cần phải có trong tủ sách ạ. Nghe đến cả vài lần, nhưng vẫn quyết định mua để có thể nghiền ngẫm nhiều hơn.” (Phạm Trần Nguyệt Anh – Tiki, 2022)
“Nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật Bản cận đại. “Khuyến học” là tác phẩm có ảnh hưởng lớn lao nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi mới được in lần đầu trong thời kỳ Duy Tân, quyển sách đã có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 tr bản trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ 35tr người. Một tác phẩm có ảnh hưởng sâu sắc đến với người Nhật từ đó hình thành nên một đất nước Nhật Bản hùng mạnh ngày nay.” (Trương Việt Anh – Tiki, 2021)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo link tại đây
Bill Gates, vị tỷ phú từng bỏ học (thậm chí chưa được “nửa chừng”) tại ngôi trường danh giá hàng đầu thế giới – Đại học Harvard – cũng đã đọc và tỏ lòng yêu mến cuốn sách với tựa gốc là Educated.
Cuốn hồi ký đến với bạn đọc Việt Nam nhờ sự giới thiệu nồng nhiệt và chuyển ngữ của dịch giả Bích Lan, một người không thể học lên cao vì sức khỏe không cho phép. Và vai chính của cuốn sách, Tara Westover, lại là một phụ nữ phải đấu tranh đến “trầy da tróc vảy” để được tới trường. Cuốn sách này như một giao điểm đầy thú vị. Bạn đọc sẽ biết ngay từ đầu rằng Tara Westover đang kể một câu chuyện có thực, hơn hết lại là câu chuyện cuộc đời cô, nhưng dù ít hay nhiều chúng ta vẫn cảm thấy sao mà nó “như tiểu thuyết”! Tara Westover đã vượt qua cái có thật ấy, dĩ nhiên chẳng hề theo cách thẳng băng, dễ dàng, để được đi học; và mãi về sau, khi trở thành Tiến sĩ tại Đại học Cambridge lừng danh, cô đã buộc phải chấp nhận tình cảnh đứt lìa mối quan hệ với hầu hết người ruột thịt.
Được học, được giáo dục là niềm vui, niềm hạnh phúc, với một số người đó còn là cứu rỗi. Như Tara. Dẫu giá phải trả cực kỳ đắt đỏ, dai dẳng, thấu xương. Nhưng cô đã chọn để được tự do, để trở nên tốt đẹp hơn, dù bao đơn độc.
“Đây là cuốn tự truyện.mà mình rất tâm đắt, nó nói về quá trình tự học và được học của tác giả” (Vương Nhi – Tiki, 2022)
“Đây là một cuốn sách đẹp, chỉ riêng phần hình ảnh đã rất bắt mắt, chưa kể đến nội dung. Sách là một cuốn tự truyện truyền cảm hứng cho người đọc, cũng đưa ra những thông tin về hình ảnh nước Mỹ mà sau cái hào nhoáng ít ai để ý đến. Đây là cuốn sách xứng đáng có một chỗ trên giá sách của mỗi người.” (Nhật Hạ Thiên – Tiki, 2021)
“Educated – tôi nghĩ cụm từ này có ý nghĩa thật mạnh mẽ , educated – được giáo dục, được học tập, được truyền thụ kiến thức. Kiến thức sẽ là gì khi không được truyền lại, sẽ là gì khi không được chia sẻ, bổ sung, hỗ trợ người học và giúp xây dựng nền văn minh. Được giáo dục, thời cổ đại, là một đặc quyền chỉ dành do quý tộc. Nay, khi nền văn minh nhân loại đang hướng tới tính bình đẳng trong mọi khía cạnh xã hội, khi phân biệt giai cấp đã trở thành một tội danh đáng lên án, thì đâu đó tại Mỹ – nơi hiến pháp tuyên bố về bình đẳng, tự do và là một trong những nơi có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới, vẫn còn một số ít người chối bỏ sự phát triển này, chìm đắm mê tín và ngộ nhận của bản thân mình, khiến những đứa trẻ lớn lên dưới mái nhà đó – như tác giả, phải trải qua một cuộc hành trình vô cùng gian nan để Được học” (Huỳnh Bích Ngọc – Tiki, 2022)
“Đây thực sự là một quyển sách truyền cảm hứng. Phải chăng chúng ta đã lãng phí quá nhiều thời gian trong một cuộc sống đầy đủ mà chúng ta có, trong khi đó Tara đã tận dụng mọi cơ hội để vượt lên số phận ngặt nghèo. Khả năng tự học của cô ấy thật phi thường. Thật đáng ngưỡng mộ!” (Hy Vọng – Tiki, 2021)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo link tại đây
Không còn cách nào khác, mẹ đành đưa Totto-chan đến một ngôi trường mới, trường Tomoe. Đấy là một ngôi trường kỳ lạ, lớp học thì ở trong toa xe điện cũ, học sinh thì được thoả thích thay đổi chỗ ngồi mỗi ngày, muốn học môn nào trước cũng được, chẳng những thế, khi đã học hết bài, các bạn còn được cô giáo cho đi dạo. Đặc biệt hơn ở đó còn có một thầy hiệu trưởng có thể chăm chú lắng nghe Totto-chan kể chuyện suốt bốn tiếng đồng hồ! Chính nhờ ngôi trường đó, một Totto-chan hiếu động, cá biệt đã thu nhận được những điều vô cùng quý giá để lớn lên thành một con người hoàn thiện, mạnh mẽ.
Totto-chan bên cửa sổ là cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ trẻ em trên toàn thế giới suốt ba mươi năm nay. Sau khi xuất bản lần đầu vào năm 1981, cuốn sách đã gây được tiếng vang lớn không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Tính đến năm 2001, tổng số bản sách bán ra ở Nhật đã lên đến 9,3 triệu bản, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử ngành xuất bản nước này. Cuốn sách đã được dịch ra 33 thứ tiếng khác nhau, như Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc…Khi bản tiếng Anh của Totto-chan được xuất bản tại Mỹ, tờ New York Times đã đăng liền hai bài giới thiệu trọn trang, một “vinh dự” hầu như không tác phẩm nào có được.
“Một cuốn sách quá nổi tiếng và còn được dùng đặt tên cho các sự kiện nhiều văn hóa của nhiều trường học. Mình đã mượn sách để đọc nhưng vẫn muốn có một quyển cho riêng mình. Oh, sách nhỏ nhắn, đẹp và dễ thương như tên sách.” (Huyen Lee – Tiki, 2021)
“Một cuốn sách kinh điển dành cho thiếu nhi & được phổ cập trong chương trình giáo dục của một số quốc gia. Một hồi ký tuyệt diệu của những ký ức tuổi thơ, nơi những đứa trẻ có những suy nghĩ, hành động thật hài hước, vui nhộn. Đúng là những đứa trẻ thì luôn có khiếu hài hước bẩm sinh, chúng luôn biết thời điểm tạo ra những cuộc vui. Hãy tặng cuốn sách này cho những đứa trẻ của bạn. Cuốn sách thực sự hay & là món quà cực ý nghĩa cho tất cả ai nhận được nó. “ (Phạm Ngọc Hoàng – Tiki, 2022)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo link tại đây
Một tác phẩm có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất Indonesia.
“Thầy Harfan và cô Mus nghèo khổ đã mang đến cho tôi tuổi thơ đẹp nhất, tình bạn đẹp nhất, và tâm hồn phong phú, một thứ gì đó vô giá, thậm chí còn có giá trị hơn những khao khát mơ ước. Có thể tôi lầm, nhưng theo ý tôi, đây thật sự là hơi thở của giáo dục và linh hồn của một chốn được gọi là trường học.” – (Trích tác phẩm)
Chiến binh Cầu vồng có cả tình yêu trong sáng tuổi học trò lẫn những trò đùa tinh quái, cả nước mắt lẫn tiếng cười – một bức tranh chân thực về hố sâu ngăn cách giàu nghèo, một tác phẩm văn học cảm động truyền tải sâu sắc nhất ý nghĩa đích thực của việc làm thầy, việc làm trò và việc học.
Tác phẩm đã bán được trên năm triệu bản, được dịch ra 26 thứ tiếng, là một trong những đại diện xuất sắc nhất của văn học Indonesia hiện đại.
“Tác phẩm cực kỳ hấp dẫn và ý nghĩa. Tác giả gửi gắm những thông điệp đầy tính giáo dục cũng như hiện thực thực dụng. Những câu chuyện học trò. Những hy vọng những bi kịch. Song cuộc sống vẫn tồn tại những điều tốt đẹp nhất.” (Chính Doãn Văn Công – Tiki, 2021)
“Càng đọc càng cuốn hút. Dù dựa trên câu chuyện có thật truyền cảm hứng nhưng giọng văn dí dỏm của tác giả và những quan sát tinh tế không gượng ép vào vai trẻ em. Một quyển truyện rất đời về đảo nghèo những năm trước 90 Nhiều bạn nói thất vọng về cái kết nhưng đây là đời thật. Nó hơi chua chát nhưng nó cũng mang lại rất nhiều cảm xúc và bài học” (Lê Nhi – Tiki, 2021)
“Một câu chuyện cực kỳ hay và rất chân thực. Truyện là hiện thực về đề tài giáo dục, về những đứa trẻ khao khát được đi học dù trường chúng đã xiêu vẹo đến mức chỉ cần một cơn gió mạnh thổi qua cũng đủ tan tành. 10 đứa trẻ – 10 thân phận khác nhau, trong 10 gia đình với đủ mọi ngành nghề nhưng cùng chung một xuất phát điểm là sự nghèo nàn. Belitong, cái đảo đầy ngọc ngà châu báu đối với những người khác, nhưng lại là nơi khắc nghiệt, khó khăn nhất đối với người bản địa. Hay nói cách khác, nơi đó chẳng khác gì một cái kho đầy thóc, mà người dân đảo Belitong lại là những con chuột sắp chết đói trong cái kho thóc đó rồi. Truyện hay ở chỗ cho thấy được hiện thực đôi khi rất khắc nghiệt. Khi nhân vật tôi cầu nguyện Thượng đế cho cậu làm việc gì cũng được, nhưng đừng phải thức dậy vào lúc tờ mờ sáng, vậy mà Thượng đế lại đáp lại lời thỉnh cầu ấy bằng phân cho cậu công việc phân loại thư, phải thức dậy lúc tờ mờ sáng ấy và ăn sáng bằng lời phàn nàn khó chịu từ khách hàng. 12 năm sau của những đứa trẻ ấy, đứa nào cũng đạt được ước mơ của mình theo phương diện nào đó. Chương cuối cùng của truyện là chương khiến người đọc tiếc nuối nhất. Truyện hết nhưng còn phải suy nghĩ và day dứt nhiều “ (Mai Anh – Tiki, 2021)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo link tại đây
Sách “Tôi tự học” của tác giả Nguyễn Duy Cần đề cập đến khái niệm, mục đích của học vấn đối với con người đồng thời nêu lên một số phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả. Tác giả cho rằng giá trị của học vấn nằm ở sự lĩnh hội và mở mang tri thức của con người chứ không đơn thuần thể hiện trên bằng cấp. Trong xã hội ngày nay, không ít người quên đi ý nghĩa đích thực của học vấn, biến việc học của mình thành công cụ để kiếm tiền nhưng thực ra nó chỉ là phương tiện để đưa con người đến thành công mà thôi. Bởi vì học không phải để lấy bằng mà học còn để “biết mình” và để “đối nhân xử thế”.
Cuốn sách này tuy đã được xuất bản từ rất lâu nhưng giá trị của sách vẫn còn nguyên vẹn. Những tư tưởng, chủ đề của sách vẫn phù hợp và có thể áp dụng trong đời sống hiện nay. Thiết nghĩ, cuốn sách này rất cần cho mọi đối tượng bạn đọc vì không có giới hạn nào cho việc truy tầm kiến thức, việc học là sự nghiệp lâu dài của mỗi con người. Đặc biệt, cuốn sách là một tài liệu quý để các bạn học sinh – sinh viên tham khảo, tổ chức lại việc học của mình một cách hợp lý và khoa học. Các bậc phụ huynh cũng cần tham khảo sách này để định hướng và tư vấn cho con em mình trong quá trình học tập.
“Nội Dung tác giả dùng từ gần gũi dễ hiểu, trích dẫn ra những câu nói, những câu chuyện ngụ ngôn của những nhà học thuyết lớn để đưa ra ví dụ thuyết phục người đọc nhằm giúp người đọc thấy được cái tầm quan trọng tính Tự học. Tóm lại sách hay nên đọc.” (Thuan Vo – Tiki, 2021)
“Sách đáng đọc trước khi đọc các cuốn sách khác, đó sẽ định hướng được cho người học, người đọc những cách hay trong học tập, nghiên cứu cũng như xử lý tình huống. Bộ 2 cuốn sách là công phu sưu tầm, đúc kết từ nhiều nguồn tài liệu trên thế giới của tác giả. Thấy được mức độ cần cù nghiên cứu và tâm huyết viết lại cho thế hệ sau của tác giả.” (Trần Duy Thành – Tiki, 2021)
“Tôi tự học bàn về nhiều khía cạnh. Cách sống, cách học, cách đọc và những triết lý quen thuộc mà chúng ta thường không để ý. Người đọc có thể tự chiêm nghiệm để thay đổi tư duy mình. Người trẻ nên đọc ạ.” (Ngọc Minh – Tiki, 2022)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo link tại đây
Vào năm 1994, Erin Gruwell – một giáo viên Ngữ văn mới 23 tuổi và tràn đầy lý tưởng – về dạy tại trường Trung học Wilson, Long Beach, California. Như nhiều giáo viên mới ra trường khác, cô phải đương đầu với một lớp học toàn những học sinh cá biệt, những thành phần “hết thuốc chữa” và vô cùng “nguy hiểm”. Ban đầu, gần như cả lớp đều tỏ thái độ chống đối cô bằng những trò quậy phá, đánh nhau trong lớp, trốn tiết… nhưng cô vẫn không đầu hàng. Cô có niềm tin mạnh mẽ rằng giáo dục có thể chiến thắng cả những nghịch cảnh tồi tệ nhất và cô hạ quyết tâm các học sinh “hết thuốc chữa” của mình phải có được cơ hội giáo dục bình đẳng như tất cả mọi người.
Thành công của Erin Gruwell là một minh chứng vô cùng rõ ràng cho chân lý trong câu nói của Sukhomlinskij. Cô đã nỗ lực hết sức để giành lại cho các em những gì tốt đẹp nhất, bằng cả trái tim và tâm hồn mình. Và không chỉ dừng lại ở phòng học 203, thành công của Erin còn tác động đến cả hệ thống giáo dục của Mỹ. Cô đã thành lập nên Tổ chức phi lợi nhuận mang tên Những Nhà văn Tự do với mục đích đào tạo ra những giáo viên không chỉ biết đến những gì xảy ra trong lớp học mà còn phải có nhiều phương pháp tiếp cận, truyền cảm hứng và trao quyền khác nhau để giúp các em học sinh thành công, không chỉ trong trường học mà còn trong cuộc sống.
Mong sao cuốn sách này cũng sẽ trở thành động lực, trở thành ngọn đuốc soi đường giúp sợi dây liên kết giữa thầy và trò ngày càng bền chặt, thấu hiểu hơn. Và biết đâu, cuốn sách sẽ truyền cảm hứng để thầy trò trên mọi miền nước Việt chúng ta cùng viết nhật ký và tạo nên những điều kỳ diệu như cô Erin Gruwell và các học sinh của mình đã làm được.
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo link tại đây
Krishnamurti là tác giả của rất nhiều cuốn sách. Ở tuổi 90, Krishnamurti đã diễn thuyết tại Liên Hợp Quốc về chủ đề hòa bình và nhận thức. Được trao tặng Huân chương Hòa bình của Liên Hợp Quốc vào năm 1984, ông được xem là một hiền nhân, triết gia và nhà tư tưởng đã tạo ra ý nghĩa căn bản và mới mẻ cho tôn giáo bằng cách chỉ rõ một cách sống vượt khỏi tất cả các tôn giáo. Ông can đảm đối diện với những vấn đề của xã hội và phân tích bằng sự rõ ràng, tính khoa học những hoạt động của tâm trí con người. Ông không trình bày bất kỳ triết thuyết nào, trái lại chỉ nói về những sự việc có liên quan đến tất cả chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.
Khi phát biểu rằng: nếu ta được giáo dục chỉ để trở nên khác biệt, giành lấy một công việc tốt hơn, có nhiều năng lực hơn, thống trị người khác nhiều hơn, thì cuộc sống của ta sẽ trở nên hời hợt và trống rỗng vô cùng, J.Krishnamurti đã tạo nên sự rúng động không chỉ ở Ấn Độ, quê hương ông, mà còn với cả thế giới.
Càng đi sâu vào tác phẩm, càng nhận ra, Giáo Dục Và Ý Nghĩa Cuộc Sống mang đến câu chuyện hoàn toàn mới về giáo dục. Theo đó, con người là một tổng thể hài hòa được tạo thành từ nhiều khía cạnh khác nhau. Nền giáo dục phải mang đến sự hợp nhất các khía cạnh riêng biệt này – vì nếu không có sự hợp nhất ấy, cuộc sống sẽ trở thành một chuỗi những cuộc xung đột và nỗi bất hạnh. Muốn tạo dựng một nền giáo dục đúng đắn, ta phải hiểu rõ ý nghĩa cuộc sống trong tính toàn thể của nó.
“Nội dung cuốn sách rất giá trị với những người làm trong ngành giáo dục.” (Anh Anh – Tiki, 2021)
“Sống ở đời để làm gì? Khi chúng ta còn chưa biết, làm sao có thể dạy dỗ cho con cái, học trò. Khi chúng ta còn hiểu lờ mờ, làm sao có thể dìu dắt con cái, học trò đi đường sáng. Khi chúng ta còn lấy thành công làm thước đo; lấy địa vị, danh vọng, của cải làm chuẩn mực thì làm sao có thể nói với con cái về tự do, công bằng, sáng tạo, chân thật, tử tế… Khi chúng ta còn vất vả vì tranh đua, còn sợ hãi vì thấp kém, còn đau buồn vì thua thiệt thì làm sao có thể chỉ vẽ cho con cái, học trò về HẠNH PHÚC. Krishnamurti nói: Nếu ta được giáo dục chỉ để trở nên khác biệt, giành lấy một công việc tốt hơn, có nhiều năng lực hơn, thống trị người khác nhiều hơn, thì cuộc sống chúng ta sẽ trở nên hời hợt và trống rỗng vô cùng. Thật may mắn, mình đã được gặp một vài giáo viên như Krishnamurti kỳ vọng. Bằng sự tận tâm và trí tuệ, bằng tình yêu thương và mạnh mẽ, họ âm thầm đặt những viên đá đầu tiên cho một ngôi trường đẹp đẽ tưởng chỉ có trong sách. Nên mình nghĩ, bất kỳ ai quan tâm đến giáo dục, trong phạm vi gia đình hoặc nhà trường đều sẽ hân hoan khi được đọc “Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống” – một quyển sách được ví như Thánh Kinh của giáo dục. Thật vui vì đã được đọc 1 cuốn sách hay và ý nghĩa như vầy” (Cherry Lee – Tiki, 2018)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo link tại đây
Khi bạn cầm trên tay quyển sách này, có nghĩa là bạn đã có chiếc chìa khóa đến sự thành công cùng bảng hướng dẫn sử dụng.
Trong chúng ta, bất kỳ ai cũng muốn chính bản thân mình trở thành người tài giỏi, có thể giải quyết mọi vấn đề một cách hiệu quả nhất. Và để có được những điều đó quyển sách này sẽ giúp bạn bằng những hướng dẫn học tập chi tiết nhất.
Tác giả không chỉ đơn thuần giải thích người khác đã thành công như thế nào, mà còn nói làm sao để họ làm được như thế để giúp người đọc khám phá ra tiềm năng của bản thân, và phát huy điều đó. Ngoài ra, sách còn cung cấp những phương pháp học thông minh (như áp dụng các công cụ học bằng cả não bộ như Sơ Đồ Tư Duy, phát triển trí nhớ siêu việt để ghi nhớ các sự kiện, con số một cách dễ dàng, thành thạo việc quản lý thời gian và xác định mục tiêu). Adam Khoo đã cho thấy, tài giỏi mang lại sự tự tin như thế nào và còn hướng dẫn bạn cách thức trở thành người tài giỏi. Qua đó độc giả sẽ lập được kế hoạch cho cuộc đời của chính mình.
Tôi Tài Giỏi – Bạn Cũng Thế sẽ giúp tìm ra giải pháp tốt nhất cho mọi vấn đề, và giúp nhận ra cách thức để thành công. Tuy nhiên để làm một người tài giỏi thì người đọc cần đặt quyển sách xuống và thực thi ngay các kế hoạch. Đương nhiên, không phải chỉ chăm chỉ ngày một, ngày hai mà mỗi người phải thực hiện lâu dài, thậm chí cả đời thì mới đạt được những gì mình muốn.
Thật sự đây là một quyển sách rất tuyệt vời và bổ ích, đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu. Một quyển sách không – thể – thiếu trong tủ sách!
“Sách rất tuyệt, có phương pháp cụ thể rõ ràng, cho tiết. Hơn nữa nó rất thú vị không bị rập khuôn nhàm chán. Lần đầu tiên mình mua một cuốn sách mà đọc nó trong vòng chưa đến một tuần đấy. Sách sẽ khá là phù hợp với những bạn đang bế tắc trong việc học tập. “ (Đình Lâm – Tiki, 2020)
“Đây là cuốn sách rất hữu ích, tạo động lực và cả phương pháp để học tốt hơn . Tôi đang áp dụng những gì sách nói tuy vẫn chưa thay đổi về thành tích nhưng những thứ bên trong tôi đang dần thay đổi” (Nhu Nguyen – Tiki, 2021)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo link tại đây
Tôi Đi Học (Tái Bản) – tự truyện đầu tiên của Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc Ký – đã trở thành cuốn sách nâng đỡ tinh thần cho nhiều thế hệ bạn đọc những lúc gặp khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống. Không đơn thuần là một cuốn tự truyện, Tôi đi học đã trở thành tác phẩm văn học và là cuốn sách mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, tác động mạnh mẽ tới nhận thức, suy nghĩ của hàng triệu bạn đọc cả nước.
“Sách đem tôi về tuổi thơ thời còn cắp sách đến trường. Là lần đầu tiên tôi biết đến thầy Ký. Thực sự ngưỡng mộ và mến phục những gì thầy đã đem đến cho đời. Một tác phẩm ý nghĩa” (Lu Nguyen – Tiki, 2019)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo link tại đây
Giáo dục cho bạn một kỹ năng, còn giáo dục khai phóng cho bạn phẩm giá – Ellen Key
Giáo dục khai phóng là một triết lý giáo dục nhằm tạo ra một con người toàn diện, phát triển nhiều khả năng, tạo nền kiến thức rộng, tạo ý thức về lịch sử, và nhân văn, để làm công dân, làm người văn hóa, hơn là một chuyên gia trong một lĩnh vực chuyên môn. Phạm vi của giáo dục khai phóng bao gồm những môn học không phải thuần kỹ thuật, hay khoa học chuyên môn, mà liên quan đến nghệ thuật, âm nhạc, lịch sử, triết học, văn học, ngôn ngữ, , tức mang tính nhân văn.
“Biện hộ cho một nền giáo dục khai phóng” là cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu chi tiết về triết lý giáo dục khai phóng. Tựa sách được viết dưới lăng kính của một sử gia và nền tảng kiến thức của một nhà khoa học chính trị – Fareed Zakaria. Cuốn sách mang tới cho người đọc cái nhìn toàn diện về mọi khía cạnh của giáo dục khai phóng, đặc biệt là giáo dục khai phóng tại Mỹ, từ lịch sử đến những thay đổi trong cách nó được đón nhận, cùng với đó là những đề xuất để giáo dục khai phóng lấy lại vai trò cùng sức ảnh hưởng của nó trong thế giới hiện nay.
Hơn bao giờ hết, triết lý Giáo dục khai phóng cần được phổ cập rộng rãi ở hệ thống các trường đại học ở Việt Nam trong bối cảnh các trường đại học đào tạo nghề đang chiếm một số lượng lớn. “Biện hộ cho một nền giáo dục khai phóng” – do đó là điểm khởi đầu cho hành trình đầy nhân văn, ý nghĩa này
”Sách rất hay, phù hợp cho những bạn học sinh THPT hoặc những bạn muốn tìm hiểu về giáo dục khai phóng” (Tạ Quang Hưng – Tiki, 2021)
“Sách rất hay, mọi người nên mua đọc để biết thêm về các nền giáo dục khác như thế nào nhé.” (Nguyễn Thùy Linh – Tiki, 2021)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo link tại đây
Émile Hay Là Về Giáo Dục (Émile ou de l’éducation) là sự hoà quyện giữa văn chương và triết lý. Như tiêu đề của nó đã chỉ ra, đó là một chuyên luận về giáo dục, hay đúng hơn là một chuyên luận về “nghệ thuật hình thành con người”. Tuy nhiên, cũng có thể coi đó là một tiểu thuyết xã hội – sư phạm với nhân vật hư cấu là cậu bé Émile. Việc giáo dục Émile chỉ nhằm một mục đích: đào tạo một con người tự do, có khả năng tự bảo vệ chống mọi sự gò ép khiên cưỡng; mà muốn đào tạo một con người tự do thì chỉ có một cách duy nhất là đối xử với họ như một sinh thể tự do, tôn trọng tự do của đứa trẻ. Chính ở chỗ này nảy sinh một sai lầm nghiêm trọng trong cách hiểu tác phẩm, tuy rằng Rousseau đã cẩn thận phân biệt rõ việc tôn trọng các nhu cầu tự nhiên của đứa trẻ (và tự do là nhu cầu đầu tiên trong các nhu cầu đó) với việc thỏa mãn các ham muốn, các ý thích thất thường của trẻ.
“Sực nhớ bài Đi bộ ngao du ở SGK lớp 8 mà tìm xem nó thuộc tác phẩm nào, mình ấn tượng bài đó cực kì luôn, xong thấy review quyển này, những kiến thức mà nó mang lại thì đọc càng sớm càng tốt.” (Ngô Phương Nguyên – Tiki, 2020)
“Một cuốn sách mang tính triết lí cao và sâu sắc. Mặc dù đã có từ rất lâu nhưng vẫn là một trong những quyển mình yêu thích nhất” (Chan Chan – Tiki, 2019)
“Đây chắc chắn sẽ là một trong những cuốn nói về giáo dục mà mình muốn giới thiệu đến bạn bè nhất” (Hoa Phong Linh – Tiki, 2020)
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki theo link tại đây
Xem thông tin chi tiết về sách trên Shopee theo link tại đây
Trà My