Huyền ảo và hiện thực trong kiệt tác “Nghệ nhân và Margarita” của Bulgakov
Mikhail Bulgakov là một trong những nhà văn tài năng và độc đáo nhất của văn học Nga thế kỷ 20. Ông nổi tiếng với…
Mục lục
Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão góa vợ và có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho người con trai của mình. Người con trai lão vì thế đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn kiếm tiền. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. So với những người khác lúc đó, gia cảnh của lão khá đầy đủ, tuy nhiên do ốm yếu hơn hai tháng và cũng vì trận bão mà lão không có việc gì để làm .
Lão có một con chó tên là Vàng – con chó do con trai lão trước khi đi đồn điền cao su đã để lại. Lão vừa coi như con vừa coi như một người thân trong gia đình. Tuy nhiên, vì gia cảnh nghèo khó không nuôi nổi nó nên ông lão đành cắn răng bán con chó đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân mình khi mang một “tội lỗi” là đã nỡ tâm “lừa một con chó”. Lão đã khóc rất nhiều với ông giáo (người hàng xóm thân thiết của lão). Nhưng cũng kể từ đó, lão sống khép kín, lủi thủi một mình. Rồi một hôm, lão quyết định tìm đến cái chết để được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực, đau khổ.
Và sau khi trao gửi hết tài sản cũng như nhờ vả chuyện ma chay sau này cho ông giáo, Lão Hạc đã kết thúc cuộc đời bằng một liều bả chó do xin từ Binh Tư. Cái chết của lão đau đớn và dữ dội, gây cho người đọc nhiều sự xúc động, xót xa. Lão chết để bảo toàn lòng tự trọng của mình, không để cho cái đói, cái nghèo dồn vào con đường tha hóa như Binh Tư.
“Mọi người nên mua cuốn này ạ nó rất đáng tiền bỏ ra.” (Kim Chi – Tiki, 2020)
“sách đẹp, nội dung miễn bàn.” (Vuong Nhuy – Tiki, 2020)
“Sách hay, ý nghĩa.” (m*****n – Shopee, 2021)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee
“Trong sự nghiệp văn chương, Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn xuất sắc của Việt Nam. Các truyện ngắn của ông giản dị và dễ đi vào lòng người. Nó chứa đựng tất cả các yếu tố để làm nên vẻ đẹp cho một câu chuyện: ngôn ngữ đối thoại, cách dựng truyện, lựa chọn nhân vật… Trong các tác phẩm ấy, ông kể câu chuyện xúc động, thật đến mức giống như không phải ông đang viết văn mà là kể cho chúng ta nghe những câu chuyện của chính cuộc đời của ông vậy”. (Nguyễn Quang Thiều)
“Chỉ mãi đến cuối năm 1977, về làm việc ở Tuổi Trẻ, tôi mới bắt đầu “tìm hiểu” nền văn học cách mạng qua những cuốn sách ở thư viện, với những Mẫn và tôi (Phan Tứ), Hòn Đất (Anh Đức), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)… Trong các truyện, tôi thích Chiếc lược ngà nhất, vì lối viết đơn giản như kể chuyện, thật tình, đẫm chất Nam bộ. Nhân vật trong các truyện đều gần gũi, giản dị, sống phóng khoáng, rất anh hùng mà cũng rất đời thường…” (Nguyễn Đông Thức)
“sách gồm các truyện ngắn nhiều chủ đề khác nhau của tác giả Nguyễn Quang Sáng trong đó có truyện chiếc lược ngà. Minh nghĩ tựa truyện ngắn này đc chọn làm tựa sách vì đây là câu chuyện hay nhất, cảm động và lắng đọng, lấy cả nước mắt của mình.Muốn tâm hồn mượt mà hơn hay chọn Chiếc Lược Ngà.” (Phượng Nguyễn – Tiki, 2017)
“Tập truyện bao gồm nhiều chuyện ngắn đề cập đến các khía cạnh của xã hội thời chiến từ những năm 50 đến những năm 90. Từ cuộc sống của những đứa bé đi ở đợ trong nhà giàu những năm 50, đến cuộc sống thời chiến trong rừng già, cuộc sống của giới làm ăn kinh doanh, như buôn bán tranh, đồ cổ, cuộc sống của những cô gái bia ôm chốn thành thị, đến những bài học như trong truyện “bài học tuổi thơ”… và còn nhiều nữa. Có những truyện đọc cảm động cũng có những chuyện bình thường. Với một tập truyện ngắn chỉ độ chừng trăm rưỡi trang mà làm nổi bật lên từng ấy khía cạnh xét nghĩ cũng đã là tuyệt vời, không thể đòi hỏi thêm được nữa.” (Hongnhung Bui – Tiki, 2016)
“Sách này mình mua lâu lắm rồi, nhưng đến giờ mới viết nhận xét, mình mua quyển này ban đầu chỉ biết mỗi Chiếc lược ngà, Mình thích cách kể chuyện giản dị, lời văn mộc mạc và chân thành của tác giả, mỗi câu chuyện mang theo một cảm xúc. Tình cảm gia đình, làng xóm, cả vết thương chiến tranh, có lúc vừa đọc vừa khóc. Mỗi câu chuyện là mỗi bài học riêng. Đọc bao nhiêu thấm lòng bấy nhiêu. Ban đầu chỉ vì Chiếc lược ngà, nhưng sách về rồi lại rất thích tất cả những câu chuyện còn lại.” (Trần Thị Sơn Tiền – Tiki, 2015)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki.
Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee
HAI ĐỨA TRẺ tập hợp những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Thạch Lam: Nắng trong vườn, Gió lạnh đầu mùa, Tiếng chim kêu, Đứa con đầu lòng, Bắt đầu, Nhà mẹ Lê, Một cơn giận, Hai đứa trẻ, Đứa con, Trong bóng tối buổi chiều, Cuốn sách bỏ quên, Dưới bóng hoàng lan,…
Theo Nhà văn Thạch Lam: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thể giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.”
Mời bạn đọc xem một trích đoạn trong truyện ngắn NẮNG TRONG VƯỜN “Những cơn gió mạnh của đồng nội, mùi thơm mát của hoa cỏ và vẻ rộng rãi của khoảng trời mây chiếm cả linh hồn tôi. Những cuộc đi chơi lâu trong các vườn chè nương sắn, hay trên sườn đồi làm cho người tôi bồng bột, hoạt động hơn lên. Những lúc ấy, tôi muốn có một người con gái đi bên cạnh, để chia sẻ bao nhiêu cảm giác say sưa ấy.
Nhưng tôi còn ham muốn những cái thú mà một cô thiếu nữ không đem đến được. Tôi còn thích ngắm cảnh rừng đồi, thích vượt qua những nơi cỏ và lau sậy sắc làm sây sát cả chân tay. Những buổi trưa nắng, tôi tìm chỗ có bóng mát, phanh áo nằm trên cỏ thiu thiu ngủ…”
“Mn nên mua nhé. Ai yêu thích văn học việt nam đọc thấy khá thú vị ạ.” (lethihang607 – Shopee, 2021)
“Là tập hợp của những câu chuyện ngắn, có chuyện vui cũng có chuyện buồn. Vui vì ngại ngùng đôi lần và buồn vì những niềm tin trước cuộc sống. Con người ta sống có biết bao nhiêu nỗi khổ. Nhưng cái buồn, cái khổ dưới văn của Thạch Lam lại rất lạ, nó thắm thiết trong từng câu từng chữ. Nó làm người đọc cứ thơ ngây …..” (Hanh Ho – Goodreads, 2021)
“Tác phẩm thì quá quen rồi. Luôn có giọng văn yêu thích, lãng mạn buồn nhưng không có bi lụy, mang đầy chất thơ và giàu tính nhân văn của Thạch Lam.” (Lan Chi – Goodreads, 2021)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee
Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyên Hồng, bao gồm thiên hồi ký cùng tên “Những ngày thơ ấu” và bốn truyện ngắn khác, được NXB Đời Nay in lần đầu năm 1940. Với lối viết chân thực giản dị mà thắm đượm trữ tình, tác phẩm đã tái hiện những kỷ niệm sâu sắc về thời thơ ấu nhiều cay đắng của tác giả trong một gia đình không hạnh phúc.
Cầm bút khi chưa có nhiều kinh nghiệm sáng tác, lại đúng lúc văn đàn đang bày chật nhiều câu chuyện tả thực, Nguyên Hồng chỉ lựa chọn cách kể lại tường tận câu chuyện gia đình mình mà đã có vị thế của nhà văn tả chân, nhưng Những ngày thơ ấu không bị sa vào thói quen bi kịch hóa những khốn khổ nhân sinh như văn học tả chân hay đề cao. Trái lại, Những ngày thơ ấu lấp lánh niềm vui sống trong những điều nhỏ nhặt.
“Tôi đọc và biết về Nguyên Hồng từ lâu, tôi không có ấn tượng tốt về những tác phẩm của ông. Nhưng tôi đã chọn mua cuốn này và thật đúng đắn. Tự sự dưới vai của một đứa trẻ làm người đọc thấy đau nhói, thấy thấm như chính mình trải qua cảm giác ấy. Thấy cả cuộc đời đen tối phía trước. Thật cảm phục Nguyên Hồng khi ở tuổi 19 đôi mươi đã viết được những dòng này. Xứng đáng là một quyển nên có nếu bạn muốn đọc thêm về văn học Việt Nam. Theo chú thích thì mình thấy bài đăng trên báo “Ngày nay” có phần hay và rõ ý hơn. Ở cuối có một số hình ảnh ấn bản “Những ngày thơ ấu” của “Đời nay” xuất bản năm 1940. Mình thấy mục lục không ghi rõ các mục chuyện nhỏ của các phần.” (Minh Hải – Tiki, 2021)
“NHỮNG NGÀY THƠ ẤU” có thể coi là một tác phẩm xuất sắc. Đây là tập hồi ký về tuổi thơ ghi lại những “Rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”. Cuốn sách bao gồm những phần chính sau: I: Tiếng kèn II: Chúa thương xót chúng con III: Truỵ lạc IV: Trong lòng mẹ V: Đêm noel VI: Trong đêm đông VII: Đồng xu cái VIII: Sa ngã IX: Một bước ngắn.” (Bất Hối – Tiki, 2021)
“Nội dung hay cực, giúp mình hiểu thêm về hoàn cảnh ngày xưa, xã hội phong kiến, định kiến trong xã hội cũ.” (Lyly Nguyễn – Tiki, 2022)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee
Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố phản ánh rất chân thực cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chị Dậu và gia đình – một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Trong cơn cùng cực chị Dậu phải bán khoai, bán bầy chó đẻ và bán cả đứa con để lấy tiền nộp sưu thuế cho chồng nhưng cuộc sống vẫn đi vào bế tắc, không lối thoát.
Trong tác phẩm, cảnh đời tràn nước mắt của gia đình chị Dậu đã được tái hiện một cách sống động trong từng câu chữ, chi tiết văn học với nhiều cung bậc cảm xúc của tác giả khiến người đọc không khỏi xúc động. Tác phẩm không chỉ kích thích niềm đam mê văn học ở thanh thiếu niên, mà còn bồi đắp cho lớp trẻ những tìm cảm tốt đẹp và khơi dậy lòng trắc ẩn ở các em.
“Cuốn Tắt Đèn này chắc hẳn là 1 tác phẩm văn học nổi tiếng với các bạn nên mình khuyên các bạn nên mua về đọc thử và trải nghiệm nhé!” (Nhan Duong – Tiki, 2021)
“Nội dung hay.” (Ngọc Tú – Tiki, 2021)
“Hình như ngày ấy người ta chưa phát minh ra bóng đèn nên cuộc đời con người sao đen quá. Đây là cuốn tiểu thuyết văn học Việt Nam lần đầu tiên tôi đọc và đã luồn trong lòng đủ cung bậc cảm xúc. Tôi thấy buồn. Cuộc sống của chị Dậu nó làm sao ấy, hết chuyện này đến chuyện khác, cứ như bảo hiểm ngỏ cùng xới tối cho người ta đẩy chị vào. Trong tác phẩm có lời nói ” Sông có khúc, người có lúc, mình cứ ăn ở hiền lành rồi cũng có ngày trời mở cửa cho…” (Thu Minh – Goodreads, 2017)
Xem thông tin chi tiết sách trên Tiki
Xem thông tin chi tiết sách trên Shopee
Oanh Tran