Review bộ sách DẾ CHESTER VÀ CÁC BẠN
“Thật dễ dàng để yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình quả là rất khó khăn”…
Viktor Emil Frankl (26 tháng 3 năm 1905 – ngày 2 tháng 9 năm 1997) là một nhà thần kinh học và bác sĩ tâm thần người Áo và là một người sống sót sau nạn Holocaust. Frankl là người sáng lập của liệu pháp ý nghĩa, đó là một hình thức phân tích hiện sinh, các “Trường phái tâm lý thứ va Viên”. Cuốn sách bán chạy nhất của ông Đi tìm lẽ sống (được xuất bản dưới một tựa khác vào năm 1959: From Death-Camp to Existentialism, và được xuất bản lần đầu năm 1946 với tựa Trotzdem Ja Zum Leben Sagen: Ein Psychologe erlebt das Konzentrationslager, tiếng Ang Nevertheless, Say “Yes” to Life: A Psychologist Experiences the Concentration Camp) ghi lại trải nghiệm của ông khi là tù nhân ở trại tập trung, đã khiến ông khám phá ra tầm quan trọng của việc tìm kiếm ý nghĩa trong tất cả các dạng sự sống, thậm chí cả những dạng tàn bạo nhất, và do đó, là một lý do để tiếp tục sống. Frankl đã trở thành một trong những nhân vật chính trong liệu pháp hiện sinh và là một nguồn cảm hứng nổi bật cho các nhà tâm lý học nhân bản.
Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”.
Báo chí viết về Viktor Emil Frankl
Sách của Viktor Emil Frankl
“Đúng như những gì mình đã nghe về cuốn sách, Đi tìm lẽ sống là một trong những cuốn sách nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua với khả năng truyền cảm hứng và thay đổi cuộc đời của nhiều người trong đó có mình. Câu chuyện là khoảng thời gian dài vô tận của tác giả khi bị nhốt trong trại tập trung của Đức quốc xã vào thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai. Bằng những miêu tả chi tiết nhất cuộc sống trong đó sẽ là dẫn chứng cho bạn thấy tội ác lịch sử của phát xít Đức. Mình đã nghe nói nhiều về tội ác của phát xít Đức nhưng khi trực tiếp đọc về nó, mình thực sự đã rùng mình với cách phát xít Đức đã cướp đi hàng triệu sinh mạng của biết bao người Do Thái trong những phòng hơi ngạt và lò hỏa thiêu. Đọc Đi tìm lẽ sống bạn không chỉ học được một bài học lớn về bản lĩnh sinh tồn và ý chí mạnh mẽ của tác giả mà còn biết cách trân trọng sự sống hơn nữa. Đặc biệt tác giả cũng muốn đưa đến bạn một thông điệp giản đơn là “ Đôi khi điều giản đơn nhất trong cuộc sống chính là tự do…” Cuốn sách còn có những trích dẫn rất hay ho như “Đừng nhắm vào thành công” – vì các em càng nhắm vào nó, và muốn đạt tới nó, thì các em càng dễ trượt qua nó. Vì thành công, cũng giống như hạnh phúc, không thể tìm kiếm mà có; nó phải tự sản sinh ra, và chỉ có thể xuất hiện khi một người cống hiến hết mình, hoặc sống vì người khác hơn là vì bản thân mình. Hạnh phúc sẽ đến, và thành công cũng sẽ xuất hiện: các em phải để nó diễn ra bằng cách đừng quan tâm đến nó. Tôi muốn các em lắng nghe những gì mà lương tâm của các em ra lệnh phải làm và tiếp tục thực hiện hết mình. Và các em sẽ thấy rằng về lâu dài – tôi nhấn mạnh là về lâu dài – thành công sẽ đến với các em bởi vì các em đã quên nghĩ về nó!”
Bùi Như Nguyệt – Fahasa, 10/2020
“Đây là một cuốn sách có 2 phần chính, nửa quyển đầu nói về cuộc sống trong trại tập trung của Đức vào thế chiến thứ 2. Nếu bạn nào đã coi qua những bộ phim khai thác đề tài này thì cũng biết về nó. Đặc biệt hơn ở đây nó còn được viết bởi chính con người trong cuộc, nên chân thật gấp bội lần. Qua thời gian ở trại, Frankl đã đúc kết ra nhiều nhìn nhận, kết hợp cùng kiến thức uyên bác về phân tâm học của mình khi qua trường lớp bài bản thì đã viết nửa cuốn sau về vấn đề ý nghĩa sự sống và nhiều loại tâm bệnh khác. Thật sự rất hay! Có nhiều từ chuyên môn và khó hiểu nhưng rất đáng để tìm tòi!”
Nguyễn Thị Thu Phương – Tiki, 11/2021
“Những tác giả từng, là bác sĩ không viết những thứ quá xa sự thật, ai cũng thừa nhận những gì họ từng suy nghĩ dưới vai trò bác sĩ, dù sự thật ấy khiến chúng ta khiếp sợ. Con người vốn không thể che dấu bản thân trước tiền, những người họ thân yêu, hóa ra trước “cái chết” cũng vậy.“Dù vậy, một bác sĩ vốn cho vai trò của mình chủ yếu là vai trò của một nhà kỹ thuật đã thú nhận rằng ông chỉ xem bệnh nhân như một cỗ máy, thay vì nhìn thấy phía sau căn bệnh đó là một con người.”Trong những năm tháng vừa cố gắng tốn tại trước đau khổ triền miên không thể trốn tránh, vừa làm việc với vai trò bác sĩ trong các trại tập trung của Đức quốc xã, Viktor chứng kiến cái chết nhiều hơn bất cứ ai, và ông cũng chứng kiến khả năng phi thường của con người nhiều hơn bất cứ ai. Thử thách ấy cho ông cơ hội suy ngẫm về tâm lý, bản chất thiện ác của con người, hay bản chất của sự sống cũng như ý nghĩa cuộc sống. Thế nhưng vốn tất cả suy nghĩ ấy đều là rất chủ quan, có thể đúng với phương châm sống của người này, người kia, nhưng câu kết luận này thì mình đồng ý hoàn toàn. “Xét cho cùng, con người không nên cứ hỏi rằng điều gì là có ý nghĩa cho cuộc sống của mình, mà bản thân anh ta phải là người trả lời câu hỏi đó. Nói cách khác, cuộc sống luôn đặt câu hỏi cho mỗi người, và con người chỉ có thể trả lời cuộc sống thông qua chính cuộc sống riêng của mình; trả lời cuộc sống bằng thái độ sống có trách nhiệm của bản thân.Dù không phải là trích dẫn yêu thích nhất của tác giả, nhưng đây là câu tạo động lực mình thích nhât trong cuốn tự truyện này: “Hãy sống như thể bạn đang sống lần thứ hai và đang sắp phạm phải sai lầm như đã từng phạm phải lần đầu tiên.”
hồng nhung – Fahasa, 09/2020
“Đi Tìm Lẽ Sống là một trong những cuốn sách kinh điển của mọi thời đại. Cuốn sách viết về sự sinh tồn trong cuộc sống. Và Frankl cũng giống như rất nhiều người Do Thái khác sinh sống tại Đức và Đông Âu từng nghĩ rằng mình sẽ được an toàn, được bảo vệ trong những năm 1930. Ấy thế nhưng, thực tế lại khác xa những gì ông nghĩ, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều tổn thương, nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và hủy diệt của Đức quốc xã. “Đi Tìm Lẽ Sống” là những nguồn sống, sức mạnh giúp ông tồn tại. Nếu như ông chua xót khi nhắc tới những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, chấp nhận hiện tại và từ bỏ tương lai thì ông vẫn nuôi hy vọng sống mạnh mẽ, mong muốn trở về với người vợ của mình. Trong tác phẩm, thay vì tác giả giải thích câu hỏi vì sao phần lớn tù binh không trở về thì ông giúp độc giả hiểu nguyên nhân vì sao có nhiều người sống sót trong môi trường khắc nghiệt, tù binh của phát xít Đức. Qua “Đi tìm lẽ sống” tác giả mong muốn chúng ta có thể tìm và nhận ra được ý nghĩa cuộc sống cho chính mình. Và Frankl đã chỉ ra ý nghĩa cơ bản của đời người đó là: thành tựu trong công việc, tình yêu thương chăm sóc của những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với khó khăn gian khổ.”
Như – Fahasa, 08/2020
“Đây thực sự là một cuốn sách quá hay và có nhiều điều để chúng ta phải suy ngẫm. Chính chúng ta phải tự trả lời câu hỏi mà cuộc sống hỏi ta, rằng ta sống với ý nghĩa gì? Và trước những câu hỏi đó, chúng ta chỉ có thể trả lời bằng cách chịu trách nhiệm cho chính sự tồn tại của mình,chịu trách nhiệm biến các ý nghĩa tiềm tàng trong tiềm thức của mình thành hiện thực . Chúng ta không thể kiểm soát điều gì sẽ xảy ra trong đời mình, nhưng chúng ta luôn có thể kiểm soát cách đón nhận cũng như cách phản ứng trước mọi tình huống của cuộc sống. Và rằng:” Người nào có lí do để sống thì có thể tồn tại trong mọi nghịch cảnh “. Cuốn sách này rất hay khi bạn đang lạc lõng và bâng quơ về cuộc đời.”
Vương Trang – Fahasa, 05/2020
“Bìa sách màu xanh, đẹp, cảm giác dễ chịu.Cuốn sách thuật lại một giai đoạn khắc nghiệt rùng rợn của Phát xít Đức diệt chủng người Do Thái. Khi chứng kiến cái chết chóc, bạo lực man rợ hàng ngày , người tù rồi cả lính canh, quản ngục trở nên vô cảm, tuy vậy, bác sỹ tâm lý, là tác giả đã chiến đấu trong tâm lý để hy vọng vào tự do, một ngày ra tù được ăn ,được hít thở bầu trời tự do, gặp lại người thân yêu, tìm sự vui vẻ và hài hước trong bối cảnh ngày ngày đi lao động cực khổ dưới tuyết, tranh đấu với cơn đói khi được ăn có chút nước súp nước loãng và mẩu bánh mì con con. Bạo bệnh đã cướp nhiều mạng sống của tù nhân, đặc biệt là dịp lễ Giáng Sinh khi hi vọng được phóng thích khỏi tù vụt tắt. Họ không có gì cả ngoài ý chí, chỉ có ý chí và hi vọng , tình yêu tâm tưởng cho người thân đoàn tụ, hình dung về ngày giảng giải chuyên môn của mình cho nhiều người đã giúp bác sĩ có hi vọng sống. Một cuốn sách trên cả sự tuyệt vời, nhờ cuốn sách này mà tôi biết được ý chí con người mạnh mẽ như thế nào trong cảnh ngục tù thảm khốc của Đức quốc xã nhờ vậy mà mỗi khi gục ngã tôi lại nghĩ đến hình ảnh tác giả trong sách, và cảm nhận được thâm trầm của cuộc sống trong mọi hoàn cảnh.”
Nguyễn Quỳnh Nga – Tiki, 05/2019
Xem thông tin chi tiết về sách trên Tiki hoặc Shopee
Nguyễn Nhàn